Chân gà bao nhiêu calo? Ăn chân gà có tốt không?

Các món ăn chế biến từ chân gà như chân gà luộc, chân gà ngâm sả ớt, chân gà tàu xì, chân gà sốt thái,… là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người. Ăn chân gà có béo không, chân gà bao nhiêu calo là băn khoăn của rất nhiều chị em, nhất là những người đang giảm cân.

1. Ăn chân gà có tác dụng gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chân gà không những là món ăn thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, chân gà có những tác dụng sau:

– Hỗ trợ xương chắc khỏe: Trong thành phần của chân gà có chứa các chất như chondroitin, proteoglycan và glucoprotein. Những chất này có tác dụng hỗ trợ bổ sung protein tốt cho cơ thể, giúp sụn giữ nước và xương chắc khoẻ, góp phần hỗ trợ điều trị các căn bệnh về xương khớp. Không những vậy, chân gà có chứa nguồn canxi khá dồi dào, giúp tăng cường cấu trúc xương và phòng ngừa loãng xương từ sớm.

– Cung cấp nguồn collagen dồi dào: Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong chân gà có đến 80% collagen và elastin, rất có lợi cho sự phát triển của da, tóc, gan và hệ miễn dịch.

– Làm đẹp da: Axit hyaluronic và chondroitin sulfate có trong chân gà có tác dụng duy trì độ ẩm và ngăn ngừa lão hóa cho làn da. Không những vậy, 2 chất này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

– Cải thiện hệ miễn dịch: Các khoáng chất có trong chân gà như kẽm, đồng, magie, canxi…có tác dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tham Khảo Thêm:  Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? Giá triệt lông hiện nay

– Hỗ trợ chữa lành chấn thương: Các chất như protein và canxi có trong thành phần của chân gà có tác dụng chữa lành vết thương, giúp tái tạo các dây thần kinh, cơ bắp và xương trong cơ thể.

– Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất dinh dưỡng như protein, collagen, chondroitin và glocosamine có trong nước dùng chân gà giúp ruột khỏe hơn, tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.

– Hỗ trợ chữa bệnh nha chu: Ăn chân gà giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, các mô liên kết và sụn có chứa collagen, axit amin và một số chất tạo gelatin, từ đó hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến răng nướu.

Chân gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe – Ảnh Internet.

Đọc thêm:

+ Cơm nếp bao nhiêu calo? Giải đáp những thắc mắc liên quan đến cơm nếp không phải ai cũng biết

+ 8 thực phẩm ăn vặt ít calo: Cứ yên tâm ăn mà chẳng sợ béo!

2. Chân gà bao nhiêu calo?

Chân gà và các món ăn từ chân gà không những thơm ngon, hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn chân gà có béo không?

Để biết được ăn chân gà có béo không, cần phải nắm được chân gà bao nhiêu calo. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lượng calo có trong chân gà ít hay nhiều còn tùy thuộc vào cách chế biến. Lượng calo có trong chân gà nướng khác với lượng calo trong chân gà luộc hay chân gà ngâm.

2.1. Một cái chân gà bao nhiêu calo?

Theo cách tính calo trong thực phẩm của các chuyên gia dinh dưỡng, trong một cái chân gà sẽ cung cấp khoảng 73 calo. Như vậy, so với các thực phẩm khác, lượng calo có trong một cái chân gà không quá cao. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng, mức calo trong một cái chân gà là tương đối cao.

2.2. 100g chân gà bao nhiêu calo?

Theo số liệu của trang fatsecret.com, trong 100g chân gà cung cấp khoảng 215 calo. Như vậy, 1 kg chân gà cung cấp khoảng 2150 calo.

Tham Khảo Thêm:  Người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Những lưu ý khi bổ sung

2.3. Chân gà ngâm sả tắc bao nhiêu calo?

Các nghiên cứu cho biết, 1 chân gà ngâm sả tắc cung cấp 137 calo. Như vậy, 1 đĩa chân gà sả tắc, tương đương 1kg chân gà ngâm sả tắc chứa khoảng 1370 calo.

Một đĩa chân gà ngâm sả tắc chứa khoảng 1370 calo – Ảnh Internet.

2.4. Chân gà luộc bao nhiêu calo?

Lượng calo trong chân gà luộc thấp hơn các cách chế biến khác do luộc là cách chế biến đơn giản nhất, không sử dụng gia vị khi chế biến, Cụ thể, 1 chân gà luộc cung cấp khoảng 61 kcal, trong 100g chân gà luộc có khoảng 215 kcal.

2.5. Chân gà nướng bao nhiêu calo?

So với các cách chế biến khác, mức calo trong chân gà nướng sẽ cao hơn do tẩm ướp nhiều hương vị. Cụ thể, một cái chân gà nướng cung cấp khoảng 100 kcal. Còn lượng calo trong chân gà nướng muối ớt khoảng 123 kcal/chân.

2.6. Chân gà hấp hành bao nhiêu calo?

Chân gà hấp hành là món ăn không sử dụng quá nhiều dầu mỡ hay các loại gia vị để chế biến. Theo các chuyên gia, rrong 100g chân gà hấp hành, mức năng lượng cung cấp là khoảng 75 kcal.

2.7. Chân gà sả ớt bao nhiêu calo?

Mức calo trong chân gà sẽ ớt cũng khá cao do khi chế biến sử dụng nhiều loại nguyên liệu như sả, ớt và các loại gia vị như đường, muối… Cụ thể, 1 chân gà ngâm sả ớt cung cấp khoảng 130 kcal. Như vậy, đĩa chân gà ngâm sả ớt khoảng 10 cái sẽ chứa khoảng 1300 kcal.

2.8. Chân gà rút xương bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia, chân gà rút xương ngâm sả tắc chứa khoảng 130kcal/chân, còn chân gà rút xương ngâm muối khoảng 137 kcal/chân.

2.9. Chân gà sốt thái bao nhiêu calo?

Chân gà sốt thái có lượng calo khá cao do sử dụng rất nhiều đường, muối, ớt và các loại gia vị. Đặc biệt là phần nước sốt, đây là yếu tố khiến món ăn này có rất nhiều năng lượng. Cụ thể, mức năng lượng có trong một chân gà sốt thái khoảng 150-175 kcal.

Tham Khảo Thêm:  Cách thử thai bằng baking soda thế nào? Lúc mấy tuần mới chuẩn?

Như vậy, chân gà bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào cách chế biến. Mỗi cách chế biến khác nhau, lượng calo sẽ khác nhau do lượng gia vị sử dụng. Chân gà và các món ăn chế biến từ chân gà cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý phải ăn chân gà đúng cách.

3. Những lưu ý khi ăn chân gà

Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, dù chân gà có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Chỉ nên ăn số lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều chân gà. Các chuyên gia cho biết không nên ăn quá 900g chân gà/ngày để đảm bảo rằng lượng calo không vượt quá mức so với lượng calo cơ thể cần.

Không nên ăn quá nhiều chân gà để lượng calo không vượt mức cơ thể cần thiết – Ảnh Internet.

– Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn chân gà vì chân gà có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác ốm nghén, ngăn ngừa loãng xương, tốt cho da…Tuy nhiên, nên ăn chân gà luộc hay hấp thay vì các cách chế biến nhiều dầu mỡ và các gia vị cay, nóng.

– Chân gà nhiều chất dinh dưỡng nhưng lượng tinh bột rất thấp. Vì vậy, khi ăn cần kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều tinh bột để cân bằng dinh dưỡng.

– Tránh kết hợp chân gà với các thực phẩm chứa nhiều chất đạm và chất béo vì chân gà rất giàu chất béo và đạm.

– Nên ăn chân gà luộc thay vì các món chân gà nướng, chiên, rang…

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi chân gà bao nhiêu calo và ăn chân gà có tốt không. Chị em cần lưu ý ăn chân gà không béo nếu ăn đúng cách và ăn với số lượng vừa đủ. Để kiểm soát cân nặng cũng như đảm bảo sức khỏe, tốt nhất khi có vấn đề thắc mắc về dinh dưỡng, nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP