Challenge-Based Learning (Học tập dựa trên thử thách): Định nghĩa, quy trình và ví dụ chi tiết

Challenge-Based Learning (Học tập dựa trên thử thách): Định nghĩa, quy trình và ví dụ chi tiết

Challenge-Based Learning (Học tập dựa trên thử thách), viết tắt là CBL, đang nổi lên như một phương pháp học tập tiến bộ và phù hợp với thế kỷ 21. Với sự cam kết, sáng tạo của giáo viên và học sinh, phương pháp này có thể trở thành một phần quan trọng trong tương lai ngành giáo dục. Trong bài viết sau đây, FLYER xin gửi đến quý thầy cô kiến thức về CBL, cũng như quy trình ứng dụng và ví dụ chi tiết. Mời quý thầy cô cùng đón xem.

1. Định nghĩa Challenge-Based Learning

Challenge-Based Learning (Học tập dựa trên thử thách) là một phương pháp học tập tích cực tập trung vào phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh thông qua một thử thách hoặc vấn đề lớn. Phương pháp này khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm, trau dồi kiến thức, kỹ năng tư duy phản biện và tham gia tích cực vào quá trình học tập. Quá trình thực hiện CBL đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định, không chỉ gói gọn trong 1-2 tiết học, để học sinh nghiên cứu và giải quyết vấn đề lớn được đặt ra.

CBL hoạt động dựa trên nền tảng tạo ra một vấn đề thực tế (như giải quyết một vấn đề trong cộng đồng, thiết kế một sản phẩm, hoặc tham gia vào chiến dịch về công lý xã hội) mà có thể được giải quyết thông qua sự hợp tác. Đây là lý do mà CBL rất thích hợp để khuyến khích học sinh làm việc nhóm.

Hơn nữa, thay vì nhận hướng dẫn chi tiết về cách hoàn thành một thử thách, mỗi học sinh có thể khám phá các hoạt động này từ nhiều góc độ dựa trên kiến thức đã học trước đây. Các em được tận dụng khả năng và thế mạnh của bản thân mình để giải quyết vấn đề. Nói cách khác, đây là một phương pháp học tập tùy chỉnh cho từng học sinh, cách các em học và hiểu, cũng như bối cảnh của mỗi người.

Challenge-Based Learning
Challenge-Based Learning (học tập dựa trên thử thách)

Quá trình học tập CBL có thể được mô tả như sau:

  • Bắt đầu bằng một câu hỏi mở về các vấn đề thực tế.
  • Học sinh phân tích, lên kế hoạch và áp dụng giải pháp tốt nhất. Giáo viên hướng dẫn các em thông qua câu hỏi và gợi ý trong suốt quá trình học tập.
  • Giải pháp trở thành hiện thực thông qua một hành động cụ thể.

CBL không phải là một khái niệm hoàn toàn mới. Trong thực tế, phương pháp này đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, nhưng ngày càng thu hút sự quan tâm lớn hơn trong cộng đồng giáo dục. Tuy nhiên, nhiều người thường dễ bị nhầm lẫn với Project-based Learning (PBL) và Problem-based Learning (PBL). Sự khác biệt này sẽ được giải đáp ở cuối bài trong phần FAQs.

Ai là người tạo ra CBL?

CBL được tạo ra bởi Apple Inc. Khung chương trình học tập dựa trên thử thách phát sinh từ sáng kiến “Apple Classrooms of Tomorrow, Today” của Apple Inc. vào năm 2008. Mục tiêu của chương trình này là khám phá các yếu tố chính của môi trường học tập thế kỷ 21.

Khái niệm này lần đầu tiên được nhắc đến trong một bài báo do Apple Inc. phát hành vào năm 2008. Kể từ đó, nhiều trường học trên khắp thế giới đã sử dụng khung chương trình CBL để cải thiện quá trình giảng dạy và học tập. Năm 2009, một nghiên cứu toàn diện về ứng dụng CBL trong lớp học đã được công bố bởi New Media Consortium.

Tham Khảo Thêm:  Micro Karaoke Không Dây

2. Lợi ích của việc áp dụng Challenge-Based Learning vào lớp học

Challenge-Based Learning
Lợi ích của việc áp dụng Challenge-Based Learning vào lớp học

Có một số lý do mà CBL đang ngày càng trở nên phổ biến:

  • Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và những kỹ năng quan trọng khác trong thế kỷ 21: Có được lợi ích này là bởi CBL hoạt động dựa trên cơ chế để cho học sinh tự giải quyết các thách thức trong thực tế, từ đó các em biết cách xác định và giải quyết vấn đề – một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hiện đại.
  • Khuyến khích học sinh làm việc nhóm: Với CBL, mỗi học sinh trong nhóm đóng góp kiến thức và kỹ năng riêng của mình vào các bài thảo luận. Từng đơn vị kiến thức này đều được gắn với mục tiêu chung của cả nhóm. Kết quả là quá trình học tập trở nên có giá trị hơn. Bên cạnh đó, nếu thầy cô giúp từng học sinh nhận thức về sức mạnh của bản thân, các em sẽ có khả năng nhận biết giá trị độc đáo của mình trong nhóm.
  • CBL linh hoạt và có thể tùy chỉnh: Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh và cách các em tiếp thu bài học. Khi áp dụng CBL, thầy cô đưa ra những thách thức thực tế nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với trình độ của học sinh.
  • Xây dựng sự tự tin cho học sinh: Khi học sinh giải quyết được một thử thách thực tế, các em sẽ cảm thấy tự tin và tự hào về khả năng của bản thân. Điều này thúc đẩy học sinh không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng của mình.
  • Động viên học sinh tham gia tích cực hơn trong lớp học: Với CBL, vai trò của mỗi học sinh không còn là một người thụ động nghe giảng. Giờ đây các em phải liên tục đóng góp ý kiến trong nhóm. Khi nhận thấy ý kiến của mình đưa ra là quan trọng, các em sẽ có động lực học tập, đóng góp chăm chỉ hơn để giải quyết được vấn đề chung của nhóm.
  • Quan trọng hơn, học tập thông qua thử thách cũng rất thú vị. Việc học sinh cảm nhận được niềm vui học tập cho thấy thầy cô đã đạt đến mục tiêu hoàn hảo của giáo dục.

3. Làm thế nào để bắt đầu Challenge-Based Learning?

Mặc dù CBL mang đến vô số lợi ích cho cả thầy lẫn trò, song không ít thầy cô vẫn do dự về việc áp dụng bởi phương pháp này còn khá mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, CBL không hề khó thực hiện với quy trình vô cùng đơn giản sau đây:

Challenge-Based Learning
Quy trình áp dụng Challenge-Based Learning vào lớp học

3.1. Chọn chủ đề của thử thách

Chìa khóa để CBL thành công là bước đầu xác định được vấn đề mà học sinh có thể giải quyết theo nhóm. Thầy cô hãy tìm hiểu những vấn đề trong thực tiễn có thể khơi dậy sự quan tâm của học sinh, buộc các em phải suy nghĩ và thảo luận cùng nhau để tìm ra giải pháp. Khi lựa chọn chủ đề, thầy cô cần tính đến một số khía cạnh và phương pháp nhất định. Quan trọng hơn cả, những yếu tố trên đều phải phù hợp với lứa tuổi học sinh và thuận tiện để các em tra khảo thông tin.

3.2. Lên kế hoạch để học sinh “chinh phục” thử thách

Sau khi xác định được vấn đề (thử thách), thầy cô tiến hành đặt ra các mục tiêu học tập và những tiêu chí đánh giá liên quan. Mục tiêu học tập cần có cả mục tiêu tổng quan lẫn cụ thể (cho từng nhóm hoặc từng cá nhân học sinh – nếu có thể). Điều này đảm bảo các em nhận biết được vai trò của mình trong mỗi thử thách, điều mà thầy cô mong đợi, và cách các em có thể làm để đóng góp cho sự thành công của nhóm mình.

Tham Khảo Thêm:  Piano Digital YAMAHA CLP 745 | New Fullbox
Challenge-Based Learning
Challenge-Based Learning quy trình thực hiện

3.3. Lựa chọn tài liệu thích hợp

Trước khi trình bày vấn đề trước lớp và áp dụng kế hoạch đã thiết lập, thầy cô cần làm rõ những khía cạnh sau:

  • Vấn đề chính (chủ đạo) là gì?
  • Làm thế nào để thầy cô có thể tác động đến học sinh ngay từ đầu?
  • Làm thế nào để thầy cô liên kết thử thách với bối cảnh cuộc sống thực của học sinh?

Lúc này, việc chọn tài liệu tham khảo một cách kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh tài liệu hướng dẫn học sinh tìm ra giải pháp cho vấn đề, thầy cô cần lựa chọn phương tiện thích hợp để trình bày vấn đề đến học sinh. Ví dụ, trình chiếu một video, hình ảnh, kể một câu chuyện,…

3.4. Hỗ trợ học sinh trong quá trình “chinh phục” thử thách

Một trong những mục tiêu chính của CBL là thúc đẩy khả năng tự quản lý việc học của học sinh. Trong CBL, thầy cô đóng vai trò người hướng dẫn/ hỗ trợ, thay vì người giảng dạy cho học sinh lắng nghe thụ động như những phương pháp học tập truyền thống.

Trường hợp muốn tạo động lực cho sự sáng tạo của học sinh hoặc nhận thấy các em đang gặp khó khăn, thầy cô có thể đặt ra một số, nhưng không nên quá nhiều, những câu hỏi gợi ý để “dẫn đường” cho học sinh, giúp các em tự mình tìm ra giải pháp phù hợp.

Challenge-Based Learning
Hướng dẫn áp dụng Challenge-Based Learning (học tập dựa trên thử thách)

3.5. Đánh giá một cách công bằng

Bước cuối cùng khi thực hiện CBL, hay bất kỳ phương pháp học tập nào khác, chính là đánh giá kết quả. Với CBL, thầy cô không cần phải đợi đến khi học sinh đưa ra giải pháp cuối cùng để đánh giá, mà có thể thực hiện việc này xuyên suốt quá trình áp dụng phương pháp nhằm đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau của học sinh trong học tập. Với vai trò là người hướng dẫn, thầy cô đã nắm được đôi phần về giải pháp mà học sinh đưa ra, bên cạnh đó là cách mà các em sẽ trình bày về giải pháp.

Hoạt động đánh giá cũng cần dựa trên kết quả làm việc nhóm và hiệu suất cá nhân của từng học sinh trong nhóm. Thầy cô có thể sử dụng bảng đánh giá mẫu và điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với thử thách đã đặt ra cho học sinh.

4. Quá trình “chinh phục” thử thách của học sinh có thể diễn ra thế nào?

Challenge-Based Learning
Khung chương trình Challenge-Based Learning

Quá trình “chinh phục” thử thách CBL của học sinh có thể trải qua ba giai đoạn chính:

4.1. Engage (Tham gia)

Trước khi nghiên cứu giải pháp cho vấn đề lớn, học sinh tiến hành tìm hiểu các khái niệm liên quan, qua đó có thể lựa chọn được những khía cạnh cụ thể để nghiên cứu. Thông thường, một vấn đề hoặc khía cạnh được đặt ra cần có những câu hỏi sâu để quá trình nghiên cứu diễn ra thuận tiện hơn. Trong khi phát triển bảng câu hỏi, cả giáo viên, học sinh và những người hỗ trợ khác (nếu có) sẽ hợp tác nhằm chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo một cách kỹ lưỡng.

4.2. Investigate (Nghiên cứu)

Học sinh được yêu cầu thực hiện nghiên cứu để xây dựng nền tảng của các giải pháp cho vấn đề mà các em đã làm việc trước đó. Một số hoạt động có thể bao gồm trong quá trình nghiên cứu này: Mô phỏng, thử nghiệm, dự án, bài viết, nghiên cứu và trò chơi.

4.3. Act (Hành động)

Khi học sinh thiết kế các giải pháp dựa trên những thông tin thu thập được, các em sẽ áp dụng chúng với một đối tượng thực tế, sau đó đánh giá kết quả. Đây là giai đoạn mà các em tiến hành tạo bản nháp ban đầu của giải pháp trước khi hoàn thiện. Cả nhóm tiếp tục tạo một bản thử nghiệm và kiểm tra giải pháp đó.

Trong quá trình này thường xuất hiện các câu hỏi hướng dẫn mới, có thể dẫn đến việc nghiên cứu thêm, quay trở lại giai đoạn hai. Các giai đoạn này có thể chứa các giai đoạn “con”, trong đó học sinh cần thực hiện thêm nghiên cứu nhỏ về đề tài lớn. Nếu cần, các em sẽ phải quay lại một bước trước đó, hoặc trong một số trường hợp phải quay lại một giai đoạn trước đó để kết quả đưa ra được chính xác và chi tiết nhất.

Tham Khảo Thêm:  Review phim Lật mặt 5: 48h – Nhắm mắt thấy bị rượt

5. Ví dụ về phương pháp học tập dựa trên thử thách

Challenge-Based Learning
Ví dụ về phương pháp học tập dựa trên thử thách

Ở phần này, mời thầy cô cùng FLYER tham khảo ví dụ về CBL với bối cảnh học tập như sau: Các thành viên trong lớp hợp tác để giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu. Dưới đây là quy trình cụ thể:

BướcNội dung
Ví dụ về phương pháp học tập dựa trên thử thách

6. Một số câu hỏi thường gặp về CBL

Nhà trường có thể cung cấp những công cụ gì để thực hiện CBL?

Challenge-Based Learning
Nhà trường có thể cung cấp những công cụ gì để thực hiện CBL?

Các công cụ mà nhà trường có thể cung cấp để thực hiện CBL phụ thuộc vào tài nguyên sẵn có của nhà trường cũng như cấp lớp của học sinh tham gia thử thách. Chẳng hạn, tài liệu và ý tưởng về những thử thách dành cho học sinh tiểu học sẽ khác với học sinh THCS.

Một số loại công cụ phổ biến mà nhà thường có thể cung cấp gồm: tài liệu tham khảo, thiết bị điện tử, giáo cụ, hướng dẫn thực hiện phương pháp và cách tổ chức các hoạt động CBL.

Sự khác nhau giữa Problem-based Learning và Challenge-Based Learning?

Challenge-Based Learning
Sự khác nhau giữa Problem-based Learning và Challenge-Based Learning

Thoạt nhìn, Problem-based Learning (học tập dựa trên giải quyết vấn đề) và Challenge-Based Learning (học tập dựa trên thử thách) khá giống nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp này tập trung vào các yếu tố khác nhau để xác định mục tiêu học tập.

Yếu tốProblem-Based LearningChallenge-Based Learning
Sự khác nhau giữa Problem-based Learning và Challenge-Based Learning

Tóm lại, cả hai phương pháp đều dựa trên giải quyết vấn đề thực tế, nhưng CBL tập trung vào quá trình nghiên cứu, yêu cầu viết báo cáo về một lĩnh vực, vấn đề cụ thể. Trong khi đó, PBL tập trung hơn vào các thách thức đa ngành và yêu cầu thảo luận nhiều hơn.

Làm thế nào để chắc chắn học sinh sẽ học được gì đó qua Challenge-Based Learning?

Challenge-Based Learning
Để chắc chắn học sinh sẽ học được gì đó qua Challenge-Based Learning

Để chắc chắn học sinh sẽ học được gì đó qua CBL, thầy cô có thể xem xét các yếu tố sau:

  • Học sinh có kiến thức linh hoạt.
  • Học sinh có kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
  • Học sinh có kỹ năng hợp tác hiệu quả.
  • Học sinh có động lực nội tại.
  • Học sinh học thông qua trải nghiệm giải quyết vấn đề.
  • Học sinh có thể học cả nội dung và chiến lược tư duy.
  • Vấn đề được đưa ra là vấn đề mở, không giới hạn số lượng và nội dung câu trả lời.
  • Học sinh hợp tác với các bạn và làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề.
  • Học sinh nắm vững nội dung kiến thức liên quan.
  • Học sinh hứng thú với nội dung học tập, thể hiện được kỹ năng hợp tác và tư duy phản biện.
  • Học sinh tham gia vào quá trình học tập tự định hướng, sau đó áp dụng kiến thức mới vào quá trình giải quyết vấn đề và suy ngẫm về những gì đã học, cũng như tính hiệu quả của các chiến lược đã sử dụng.

7. Tổng kết

Challenge-Based Learning, có thể nói, là một trong những phương pháp học tập khá khả thi trong bối cảnh giáo dục Việt Nam. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích đáng kể khi tập trung vào việc khuyến khích học sinh “vượt qua” những thử thách thực tế, hỗ trợ các em phát triển kiến thức, trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm. FLYER mong rằng những thông tin trên có thể giúp thầy cô có thêm ý tưởng để áp dụng vào lớp học của mình.

Xem thêm:

  • 10 trò chơi dạy ngữpháp tiếng Anh hiệu quả và hấp dẫn – “Say bye” với những giờ học ngữ pháp khô khan!
  • Kỷ nguyên AI Edtech: Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang thay đổi nền giáo dục Việt Nam như thế nào?
  • Phương pháp học cá nhân hoá (Personalized learning) là gì? 4 mô hình học cá nhân hoá được ưa chuộng trên thế giới

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP