Lá bạc hà là một trong những loại lá được ứng dụng rất nhiều trong rất nhiều trong món ăn và thức uống của con người. Với hương vị thanh mát, cay nhẹ và mùi hương dễ chịu, bạc hà được rất nhiều người ưa thích. Không chỉ dừng lại ở hương vị, bạc hà còn có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu những thông tin chi tiết về loại thảo dược này trong bài viết dưới đây!

Đặc điểm của lá bạc hà

Rau bạc hà là một loại cây thân thảo và sống lâu năm có nguồn gốc từ Châu Âu và Trung Đông, nhưng hiện nay chúng đã được gieo trồng khắp nơi trên thế giới. Rau bạc hà thường sẽ mọc ở những nơi có vùng bóng râm và ẩm ước. Bên trong cây bạc hà có chứa rất nhiều tinh dầu thơm, nên người ta thường sẽ dùng lá và ngọn hoa tươi để làm thuốc bởi vì có chứa nhiều menthol. Hiện nay, người ta còn áp dụng tinh chất có trong lá bạc hà để làm chất tạo gia vị cho nhiều dòng sản phẩm từ ăn uống, đến nhiều loại mỹ phẩm khác nhau.

Rau bạc hà là một loại cây thân thảo sống lâu năm có nguồn gốc từ Châu Âu và Trung Đông
Rau bạc hà là một loại cây thân thảo sống lâu năm Nguồn: Internet)

Công dụng của lá bạc hà đối với sức khỏe

Bên trong lá bạc hà có rất nhiều chất dinh dưỡng như các chất chống oxy hóa, Vitamin A, Vitamin B1, B2, B3, Kali, Magie, Canxi, Sắt, chất xơ, Vitamin C,… Tất cả những chất dinh dưỡng này sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và giúp bổ sung đề kháng, chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường thị lực.

Không những thế, bạc hà lại có lượng calories rất thấp, trong 100 gram chỉ chứa khoảng 16 Kcal. Ngoài ra bên trong bạc hà chứa rất ít protein, ít carbohydrate (100 gram bạc hà chỉ chứa khoảng 4 gram carbohydrate, trong đó bao gồm cả 2 gram chất xơ) và lượng chất béo cũng không đáng kể cho nên bạc hà rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là công dụng làm giảm mức cholesterol trong máu và ngăn ngừa bị mắc bệnh béo phì.

Trị bệnh cảm lạnh

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong tinh dầu bạc hà có các chất có tác dụng làm tan đờm, chất dịch nhầy và làm thông mũi bằng cách tống đờm ra khỏi cơ thể. Do đó, bạc hà giúp tạo cho người dùng cảm giác thở dễ dàng, trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hiệu quả cho việc loại bỏ tắc nghẽn ở mũi và cải thiện hơi thở.

Tham Khảo Thêm: 
Rau bạc hà giúp điều trị bệnh cảm lạnh thông thường
Rau bạc hà giúp điều trị bệnh cảm lạnh thông thường (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu, lá bạc hà hỗ trợ người dùng việc giảm lượng đường có trong máu. Điều này chứng minh rằng, bạc hà có tác động tích cực trong việc hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường.

Kháng viêm

Trong bạc hà có chưa các loại tinh dầu giúp kháng viêm, chống viêm khớp hay các vấn đề liên quan đến đường ruột như: Eugenol, Linalool, Citronellol. Ngoài ra acid rosmarinic có trong cũng đã được nghiên cứu giúp làm giảm các triệu chứng bị dị ứng theo mùa. Do đó, tinh dầu bạc hà thường được dùng để điều chế dầu gió, thuốc xoa bóp,…

Giảm đau dạ dày và chứng khó tiêu

Ngoài ra, bạc hà còn có hiệu quả trong việc giúp giảm đau dạ dày và chứng khó tiêu cũng như các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Thông thường, chứng khó tiêu xảy ra là do thức ăn nằm trong dạ dày quá lâu và nếu dùng kết hợp thêm rau bạc hà trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng này. Hơn thế nữa, các bác sĩ cũng đã kết hợp tinh dầu bạc hà trong số một loại thuốc chuyên điều trị bệnh khó tiêu và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh dạ dày.

Làm sạch, giảm hôi miệng

Hiện nay, tinh dầu bạc hà là thành phần chính của một số loại kem đánh răng, kẹo cao su, kẹo ngậm,… vì chúng có công dụng giúp giảm hôi miệng trong vài giờ sau khi sử dụng. Thế nhưng, bạc hà lại không giúp làm giảm vi khuẩn hoặc hợp chất gây hôi miệng, nên nó chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn có thể kết hợp thêm uống trà bạc hà hoặc nhai lá bạc hà tươi để làm sạch và giảm vi khuẩn gây hôi miệng.

Bạc hà giúp làm sạch và giảm hôi miệng
Bạc hà giúp làm sạch và giảm hôi miệng (Nguồn: Internet)

Giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tâm thần

Bạc hà có hương thơm dễ ngửi, thanh mát, đặc biệt là ngửi tinh dầu bạc hà rất có lợi cho sức khỏe như cải thiện chức năng não, giảm căng thẳng và giúp tỉnh táo. Một số người cho rằng, sau khi ngửi mùi thơm của bạc hà trước khi làm bài kiểm tra 5 phút đã giúp họ cải thiện trí nhớ đáng kể. Hơn thế nữa, đối với những người lái xe, việc dùng kẹo cao su có hương bạc hà hoặc ngửi dầu bạc hà khiến họ tập trung lái xe, tăng cường tỉnh táo, giảm lo lắng, căng thẳng.

Ngoài ra, một nghiên cứu đã chứng minh rằng hương thơm từ bạc hà còn giúp con người tăng thêm sinh lực, giảm mệt mỏi, tuy nhiên lại không gây ảnh hưởng đến não bộ như các chất kích thích khác.

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch

Hơn thế nữa, việc sử dụng bạc hà có thể giúp phòng chống các liên quan đến bệnh tim mạch. Ngoài ra, carvone có trong bạc hà là một hợp chất giúp làm giảm sự co thắt của mạch máu nên làm hạ đường huyết rất hiệu quả.

Chống nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh lành

Kháng khuẩn và kháng viêm là đặc tính của tinh dầu bạc hà, do đó nếu dùng bạc hà bạn sẽ giúp làm giảm một số loại vi khuẩn trong miệng và hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn sinh ra từ một số loại thực phẩm như: vi khuẩn E.coli, Listeria, Salmonella. Đặc biệt nhờ tính kháng viêm và giảm đau hiệu quả nên chiết xuất từ lá bạc hà có thể sẽ giúp phục hồi và chữa lành vết thương một cách nhanh chóng.

Tham Khảo Thêm:  Lẩu thập cẩm gồm những gì - Nguyên liệu cần có để nấu lẩu thập cẩm

Phòng ngừa loét dạ dày

Tinh dầu bạc hà giúp bảo vệ thành dạ dày hiệu quả khỏi những tác động tiêu cực của indomethacin và ethanol. Vậy nên, nó có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày do thường xuyên dùng thuốc giảm đau hoặc do uống nhiều bia rượu, chất kích thích.

Bạc hà còn giúp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày
Bạc hà còn giúp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày (Nguồn: Internet)

Ngăn ngừa hội chứng đa nang buồng trứng

Bạc hà có công dụng giúp cân bằng hormone trong cơ thể. Theo nghiên cứu, nếu bạn nữ uống 2 tách trà bạc hà mỗi ngày, thì cơ thể sẽ giảm nội tiết tố nam testosterone và tăng các loại nội tiết tố nữ cần thiết cho sự rụng trứng như hormone luteinizing (LH), hormone giúp kích thích nang trứng (FSH) và estradiol. Do đó, bạc hà có công dụng rất tốt giúp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở nữ giới.

Trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Trong nhiều nghiên cứu, sử dụng bạc hà kết hợp với dầu chanh và rau mùi sẽ giảm được triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) như tiêu chảy, hoặc táo bón.

Giảm buồn nôn và nôn sau điều trị ung thư

Ngoài ra, việc bổ sung bạc hà sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng đau bụng, đầy hơi và khó chịu. Hơn nữa, bạc hà còn giúp làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn sau khi điều trị ung thư.

Bạc hà có công dụng giúp giảm buồn nôn và nôn sau điều trị ung thư
Bạc hà có công dụng giúp giảm buồn nôn và nôn sau điều trị ung thư (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng lá bạc hà

Vậy làm sao để sử dụng lá bạc hà một cách hiệu quả? Mỗi loại bệnh sẽ có cách sử dụng và liều lượng phù hợp khác nhau để hiệu quả nhất có thể.

  • Lá và nguyên cây bạc hà: Nếu bạn dùng toàn phần của cây bạc hà thì chỉ nên uống uống từ 4 gram – 8 gram/ ngày dưới dạng thuốc hãm.
  • Tinh dầu và menthol: Nếu bạn dùng dạng tinh dầu và menthol thì chỉ nên dùng 0,02ml – 0,20ml/lần và tối đa 3 lần/ ngày.
  • Dưới hình thức cồn: Bạn có thể kết hợp 50g bạc hà và 50g tinh dầu bạc hà 50g và 1 lít cồn vừa đủ, thì bạn có thể dùng khoảng từ 5 – 15 giọt/ lần và pha chung với nước nóng để uống.
  • Sử dụng bạc hà làm bài thuốc trị nôn, thông mật, giảm các bệnh về tiêu hoá: Bạn sẽ pha lá hoặc 5g cây bạc hà đã bỏ rễ pha cùng 200ml nước sôi. Cứ cách 3 giờ, bạn nên uống một lần và nếu dùng cồn bạc hà thay thế thì mỗi lần chỉ nên uống 5 -10 giọt.
  • Bài thuốc chữa cảm lạnh và bệnh nhức đầu: 6g lá bạc hà + 6g kinh giới, 5g phòng phong + 4g bạch chỉ + 6g hành hoa pha cùng với nước sôi vào và hãm trong vòng 20 phút, nên uống lúc hỗn hợp còn nóng.
  • Dược liệu giúp trị cảm sốt: Bạn có thể dùng 10g – 20g lá hoặc cả cây tươi cho vào cùng 100ml nước sôi và đậy kín, hãm 10 phút. Sau đó, bạn lấy hơi của hỗn hợp để xông, phần nước sẽ dùng để uống nóng, sau đó bạn đắp chăn kín để cho cơ thể ra mồ hôi.
  • Chữa bệnh chảy máu cam: Giã nhỏ 10g bạc hà tươi và vắt lấy nước, sau đó bạn thấm bông gòn rồi cho vào lỗ mũi giúp trị bệnh chảy máu cam.
  • Chữa tưa bệnh lưỡi trẻ em: Bạn dùng lá bạc hà sau đó cuộn vào đầu ngón tay, rồi rà lên lưỡi vài lần trước khi cho bé bú.
  • Chữa các vết cắn do côn trùng như ong, kiến: Giã bạc hà tươi cùng với vài hạt muối ăn, sau đó bạn đắp lên chỗ bị đốt sẽ giúp cải thiện sưng, viêm hiệu quả.
  • Chữa bệnh đầy bụng, đau bụng, khó tiêu: Bạn dùng 50g lá bạc hà khô cùng với 50g tinh dầu bạc hà và 1 lít rượu nặng 90 độ, sau đó mỗi ngày pha với 5 – 10 giọt cùng nước ấm để uống.
Tham Khảo Thêm:  Cách làm củ cải muối xào chay thơm ngon, đậm vị
Sử dụng bạc hà đúng liều lượng, đúng cách
Sử dụng bạc hà đúng liều lượng, đúng cách (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi sử dụng lá bạc hà

  • Không dùng cho người bị triệu chứng trào ngược dạ dày: Theo nghiên cứu, bạc hà hoạt động như các tác nhân gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản (GERD). Do đó, bạn không nên dùng dạ dày trong việc giải quyết các vấn đề tiêu hóa.
  • Dùng với liều lượng lớn có thể độc hại: Việc dùng quá nhiều bạc hà có thể gây độc hại, do đó bạn nên tuân thủ theo đúng liều lượng, khuyến cáo của nhãn hàng và bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không thoa lên mặt của trẻ sơ sinh: Việc xoa trực tiếp lên da của bé có thể khiến bé bị co thắt và làm ức chế hô hấp.
  • Không khuyến khích cho người bị bệnh sỏi thận: Mặc dù bạc hà giúp thúc đẩy chức năng của thận nhưng lại không thích hợp cho người bị sỏi thận.
Lưu ý không bôi trực tiếp lá bạc hà lên da trẻ sơ sinh
Lưu ý không bôi trực tiếp lá bạc hà lên da trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ khi sử dụng lá bạc hà

Mặc dù lành tính và dễ sử dụng, nhưng dùng lá bạc hà cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nhìn chung việc sử dụng bạc hà và tinh dầu bạc hà thông qua đường uống, đường thoa hoặc đường hít hầu như đều không thành vấn đề và an toàn với sức khỏe. Theo nghiên cứu, thì trong vòng 8 tuần sử dụngbạc hà thì hầu như vẫn an toàn, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng sau hơn 8 tuần. Một số tác dụng phụ thường thấy như: khô miệng, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn,…

Nôn hoặc buồn nôn là tác dụng phụ khi dùng bạc hà
Nôn hoặc buồn nôn là tác dụng phụ khi dùng bạc hà (Nguồn: Internet)

Trên đây là các thông tin liên quan đến lá bạc hà và tác dụng thực sự của nó đối với cơ thể. Nhìn chung, bạc hà là một loại thảo dược lành tính có thể dùng trong ăn uống, mỹ phẩm, đồng thời giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Để tìm hiểu thêm các kiến thức y học về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khác, bạn có thể truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Câu hỏi liên quan:

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP