Tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ trong tiếng việt

Tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ trong tiếng việt

Tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ trong tiếng việt

Từ luôn được hiện diện và được nhắc đến trong cuộc sống hằng ngày, hay dùng trong nhiều môn học, các lĩnh vực khác nhau. Những bài viết mà chúng ta đọc thường ngày được xây dựng từ những đoạn, đoạn được hình thành bởi những câu và câu được tạo nên từ những từ, mỗi từ lại được tạo nên từ các tiếng. Từ được nhận định là những viên gạch để tạo nên những bài văn hoàn chỉnh, từ đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và làm việc của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về khái niệm của từ. Cùng Ama tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về từ?

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, được sử dụng để chỉ hiện tượng, sự vật, tính chất, trạng thái… Từ ngữ có nhiều công dụng như để gọi tên của một sự vật hoặc hiện tượng, nó có thể là một danh từ, tính chất là một tính từ hay hoạt động là một động từ.

Ví dụ: “Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi”

Gồm có 8 từ: từ/đấy/nước/ta/chăm/nghề/trồng trọt/chăn nuôi

Tiếng anh của từ nghĩa là gì?

Từ được tạm dịch sang tiếng anh là “word”

Phân biệt giữa từ và tiếng

Tiếng được phát âm tự nhiên có nghĩa hoặc không có nghĩa, là đơn vị phát âm nhỏ nhất, mỗi lần phát âm chúng ta sẽ tạo thành một tiếng.

Tham Khảo Thêm:  Công thức tính thể tích hình lập phương, diện tích hình lập phương

Ví dụ: Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở

Gồm có 12 tiếng: Thần/dạy/dân/cách/trồng/trọt/chăn/nuôi/và/cách/ăn/ở

Có 8 từ: Thần/dậy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/ăn ở

Như vậy từ được tạo nên bởi tiếng, có từ gồm một tiếng, có từ gồm hai tiếng trở lên. Nếu một tiếng không có nghĩa thì sẽ đi kèm với một tiếng khác để tạo thành nghĩa của một từ.

Phân biệt từ và tiếng

Phân biệt giữa từ và tiếng

Các đặc điểm cơ bản của từ

Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt), từ có các đặc điểm sau:

Từ có nghĩa

Ví dụ: Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng

Có 5 từ: nàng/sinh ra/một/cái bọc/trăm trứng. Các từ này đều là những từ có nghĩa

Từ được dùng độc lập để tạo thành câu

Các từ trên được dùng riêng biệt để tạo những câu: Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng

Có thể bạn quan tâm: khái niệm về trường từ vựng

Từ một tiếng và từ nhiều tíếng

Có loại từ chỉ một tiếng và có từ gồm 2 tiếng.

Ví dụ câu: Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở

Từ 1 tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và

Từ 2 tiếng: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở

Cấu tạo của từ trong tiếng việt

Trong tiếng việt từ được chia làm hai loại đó là từ đơn và từ phức. Từ đơn là những từ có một tiếng và từ phức là từ có hai tiếng trở lên.

cấu tạo của từ

Cấu tạo của từ

Tham Khảo Thêm:  14 cách tiết kiệm điện trong gia đình khi làm việc tại nhà

Dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng, từ phức lại được chia thành từ ghép và từ láy.

Từ ghép: Từ ghép thường được tạo nên từ hai tiếng trở lên và chúng đều có nghĩa.

Ví dụ từ “đất nước” cả “đất” và “nước” đứng rời nhau đều có nghĩa riêng.

Từ láy có thể được tạo thành từ 1 từ có nghĩa, hay không có từ nào có nghĩa, là những từ cũng được tạo nên từ 2 tiếng, nhưng những âm đầu hoặc vần của chúng phải giống nhau.

Ví dụ: “Mênh mông” được tạo thành bởi cả hai từ không có nghĩa. Nhưng khi ghép lại được hiểu là sự bao la, rộng lớn.

Trong từ láy ta tiếp tục phân biệt 3 loại từ láy đó là:

Láy tiếng: là kiểu láy hai tiếng hoàn toàn giống nhau được ghép, ví dụ như: xinh xinh, xanh xanh, đẹp đẹp…

Láy âm: Là kiểu từ láy mà trong đó bộ phận phụ âm đầu của các tiếng láy giống nhau. Ví dụ như: rì rào, khó khăn, ríu rít…

Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau được gọi là kiểu láy vần, ví dụ như: lim dim, bồn chồn…

Láy cả âm và vần: Là kiểu từ láy mà trong đó bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại, trong đó nó chỉ khác nhau về âm điệu. Ví dụ như rười rượi, dững dưng…

Cách phân biệt từ láy

Các dạng từ láy

Các dạng từ láy

Cách phân chia ranh giới từ

Để tách các từ trong câu ta phải chia ra từng phần nhỏ nhất sao cho từ đó có nghĩa. Trường hợp không chia câu ra thành từng phần nhỏ nhất thì nó có thể sẽ trở thành một cụm từ. Có nhiều các để phân chia ranh giới các từ nhưng thông thường chúng ta hay sử dụng cách sau:

Tham Khảo Thêm:  7 tác hại của việc ngồi quá lâu trước màn hình máy tính

Khi thêm 1 tiếng khác từ bên ngoài vào từ về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

Ví dụ từ: Tung cánh, khi thêm từ “đôi” vào giữa từ “tung” và từ “cánh” thành từ tung đôi cánh thì nghĩa vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

Ngược lại nếu một từ không thể thêm xen, vì mối quan hệ giữa các tiếng đã chặt chẽ không thể tách rời thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

Ví dụ: chuồn chuồn nước -> chuồn chuồn sống ở nước

Khi thêm từ sống vào rõ ràng ta thấy từ sẽ thay đổi nghĩa ngay

Từ là đơn vị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ của tiếng việt, bởi không có từ chúng ta không thể nào giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói và viết được.

Để nắm chắc về từ và nghĩa của từ chúng ta nên nắm vững lý thuyết kết hợp với thường xuyên làm bài tập. Một trong những yếu tố rất quan trọng khi học đó chính là học phải đi đôi với thực hành, chính vì vậy càng làm nhiều làm thực hành sẽ càng nắm vững hơn và rất nhanh tiến bộ, dễ dàng làm quen, ghi nhớ và hoàn thành bài tập một cách dễ dàng hơn.

Theo dõi ama.edu.vn để có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP