Thạc sĩ là gì? Phân loại & điều kiện học Thạc sĩ

Thạc sĩ là gì? Phân loại & điều kiện học Thạc sĩ

Job ngon – Lương 16Tr + Hoa hồng không giới hạn – Mời bạn ứng tuyển

Những người sở hữu tấm bằng Thạc sĩ có kiến thức, năng lực sâu rộng. Đây cũng được coi là tấm vé giúp bạn mở ra nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn và chưa rõ ràng về ý nghĩa, cũng như giá trị của việc học Thạc sĩ là gì. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm và những lợi ích mà tấm bằng Thạc sĩ mang lại cho người học.

Thạc sĩ là gì?

thạc sĩ là gì
Thạc sĩ là gì?

Thạc sĩ là gì? Thạc sĩ là bằng cấp được trao cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học trong lĩnh vực cụ thể. Thạc sĩ là học vị dưới học vị tiến sĩ và học vị tiến sĩ chính là học vị cao nhất với chương trình đào tạo sau Đại học.

Theo nghĩa đen, thạc là rộng lớn, sĩ là người học hay người nghiên cứu. Như vậy, có thể nói những người có bằng Thạc sĩ là những người có học vấn sâu rộng, trình độ chuyên ngành vững chắc.

Các loại bằng Thạc sĩ

Bằng Thạc sĩ học thuật

Bằng Thạc sĩ học thuật là một bằng cấp cao hơn bằng Cử nhân; được cấp cho những người đã hoàn thành chương trình học thuật sau đại học và đạt được một số yêu cầu về nghiên cứu, cũng như có đóng góp tri thức trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

  • Thạc sĩ khoa học xã hội (Master of Art – MA) là bằng cấp được trao cho học viên theo học các lĩnh vực như truyền thông, giáo dục, ngôn ngữ, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học, lịch sử, văn hóa học, nghệ thuật,…
  • Thạc sĩ khoa học tự nhiên (Master of Science – MS,MSc) là bằng Thạc sĩ học thuật được trao cho học viên theo học các chương trình Thạc sĩ khoa học tự nhiên bao gồm: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học máy tính, kỹ thuật điện, kỹ thuật hạt nhân, kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật môi trường,…

Bằng Thạc sĩ nghiên cứu

Tại nước ngoài, bằng Thạc sĩ nghiên cứu thường được chia thành 3 nhóm: Master of Research (MRes), Master by Research (MPhil) và Master of Studies (MSt).

  • Master of Research (MRes): Người học sẽ nhận được bằng Master of Research (MRes) khi theo học khóa Master of Research (MRes). Khóa học này tập trung vào việc đào tạo học viên trở thành những nghiên cứu sinh. Chương trình học cung cấp cho học viên kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu hoặc tiếp tục học tiến sĩ. Yêu cầu kiến ​​thức đối với học viên theo học MRes cao hơn so với khóa học Master of Arts (MA) và Master of Science (MSc).
  • Master by Research (MPhil): Master by Research (MPhil) là bằng thạc sĩ mà một người sẽ nhận được khi hoàn thành khóa học Master by Research. Đây là một chương trình đào tạo cho phép sinh viên tập trung vào một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể để hoàn thành một dự án của riêng mình. Bằng này là một bước đệm quan trọng cho những ai muốn tiếp tục học lên tiến sĩ. Tại một số trường học, khóa học MPhil cũng được xem như là một trải nghiệm để các sinh viên thử sức và khám phá bản thân trước khi chính thức theo đuổi con đường học lên tiến sĩ. Thời gian để hoàn thành chương trình MPhil thường kéo dài hơn so với những chương trình đào tạo khác.
  • Master of Studies (MSt): Chương trình học để lấy bằng Master of Studies (MSt) được giảng dạy tại một số trường đại học danh tiếng như Oxford, Cambridge, Canberra và Dublin. Để đạt được bằng này, sinh viên phải tham gia các giờ học trên lớp và hoàn tất một luận văn hoặc bài kiểm tra giống như trong các khóa học MA và MSc. Bằng MSt có thể cho phép sinh viên theo học tạm thời chương trình tiến sĩ trong một số trường hợp.
Tham Khảo Thêm:  GREECE LÀ NƯỚC NÀO? KHÁM PHÁ XỨ SỞ CỦA CÁC VỊ THẦN TRÊN ĐỈNH OLYMPUS

Bằng Thạc sĩ chuyên môn

Professional Master’s Degrees (Bằng Thạc sĩ chuyên môn) là bằng cấp mà bạn có thể nhận được khi theo học các chương trình giáo dục cao cấp. Người theo học khóa học này thường là những người đã có kinh nghiệm làm việc và mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành để phát triển sự nghiệp. Các chương trình này thường liên quan đến các lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ, y tế, luật pháp, giáo dục,…

Người sở hữu tấm bằng Professional Master’s Degree thường có nhiều cơ hội hơn khi tìm việc làm và có thu nhập tốt hơn.

Dưới đây là một số chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên môn thường thấy:

  • Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration – MBA): Chương trình học cao cấp giúp phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho các chuyên gia và giám đốc doanh nghiệp. Chương trình thường bao gồm các môn học liên quan đến quản lý chiến lược, tài chính, marketing, quản lý nhân sự và kinh doanh quốc tế.
  • Thạc sĩ Quản trị Công (Master of Public Administration – MPA): Chương trình đào tạo các chuyên gia quản lý và lãnh đạo trong lĩnh vực công. Chương trình tập trung vào việc cung cấp cho học viên các kỹ năng, kiến ​​thức quản lý công và năng lực phân tích chính sách.
  • Thạc sĩ Tổng hợp (Master of Arts in Liberal Studies – MA, MALS, MLA/ALM, MLS): Chương trình đào tạo đa ngành, cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức và kỹ năng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nhân văn, xã hội học, khoa học xã hội,…; giúp phát triển kỹ năng tư duy phản biện, đàm phán và giải quyết vấn đề.
  • Thạc sĩ Nghệ thuật (Master of Fine Arts – MFA): Chương trình sau đại học chuyên sâu trong lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, văn học, truyền thông và các lĩnh vực sáng tạo khác. Chương trình thường bao gồm thực hành sáng tạo, nghiên cứu và phát triển các kỹ năng nghệ thuật.
  • Thạc sĩ âm nhạc (Master of Music – MM/MMus): Chương trình học cao cấp về âm nhạc, giúp sinh viên có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hơn trong các lĩnh vực như biểu diễn, sáng tác, giảng dạy và nghiên cứu âm nhạc.
  • Thạc sĩ Giáo dục (Master of Education – MEd, MSEd, MIT, MAEd, MAT): Chương trình học dành cho những người muốn trở thành nhà giáo, các chuyên gia giáo dục hoặc những người mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục. Một số bằng MEd được coi như giấy chứng nhận để trở thành giáo viên. Trong khi một số bằng khác dành cho các giáo viên đã có kinh nghiệm muốn theo học kiến thức chuyên sâu như giáo dục đặc biệt hay quản trị.
  • Thạc sĩ Kỹ thuật (Master of Engineering – MEng): Chương trình học sau đại học trong lĩnh vực kỹ thuật, tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành cần thiết để trở thành một chuyên gia trong ngành kỹ thuật.
  • Thạc sĩ Kiến trúc (Master of Architecture – MArch): Chương trình học chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng kiến trúc. Chương trình đào tạo MArch tập trung vào việc trang bị cho sinh viên kiến thức về thiết kế kiến trúc, xây dựng và kỹ thuật, cũng như kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án xây dựng.
Tham Khảo Thêm:  Ngành Khoa học dữ liệu (Mã ngành: 7480109)
bằng thạc sĩ
Bạn có thể theo học nhiều chương trình đào tạo Thạc sĩ khác nhau

Làm sao để có bằng Thạc sĩ?

Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT, người dự tuyển Thạc sĩ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • (1) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
  • (2) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • (3) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

Lợi ích khi học Thạc sĩ

Học Thạc sĩ mang lại nhiều lợi ích cho học viên, bao gồm cải thiện khả năng nghiên cứu, phát triển kỹ năng lãnh đạo, mở rộng mối quan hệ và có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn,… Chương trình đào tạo Thạc sĩ giúp người học trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình và tăng khả năng kiếm được thu nhập cao hơn trong tương lai.

  • Mở rộng kiến thức: Chương trình đào tạo Thạc sĩ thường tập trung vào việc nghiên cứu, thực hành và trang bị cho học viên các kỹ năng phân tích, đánh giá, suy luận và đưa ra quyết định thông minh hơn. Ngoài ra, khóa học Thạc sĩ còn cung cấp cho người học cơ hội mở rộng mạng lưới xã hội, gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực và phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác.
  • Nâng cao cơ hội việc làm: Sở hữu tấm bằng Thạc sĩ thường đồng nghĩa với việc bạn có kiến thức, kỹ năng sâu rộng hơn trong lĩnh vực của mình. Đây là điều được nhiều Nhà tuyển dụng đánh giá cao.
  • Cơ hội thăng tiến: Khóa học Thạc sĩ mang lại cho bạn những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghiên cứu, giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điều này giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, bởi nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có trình độ cao.
Tham Khảo Thêm:  New Zealand là thủ đô của nước nào – đáp án chuẩn xác nhất
làm sao để có bằng thạc sĩ
Sở hữu tấm bằng Thạc sĩ mở ra cho bạn nhiều cơ hội

Nhược điểm khi học Thạc sĩ

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng việc học Thạc sĩ cũng có một số nhược điểm nhất định:

  • Yêu cầu người học đầu tư thêm chi phí, thời gian và công sức.
  • Các khóa học Thạc sĩ có thể đòi hỏi mức độ nghiên cứu, tập trung và tìm kiếm thông tin cao hơn, điều này có thể đòi hỏi sự kiên trì, tập trung và khả năng tự học tốt hơn.
  • Có thể không phù hợp với những người không muốn tiếp tục học hỏi và tìm kiếm kiến thức mới.

Các câu hỏi liên quan chủ đề “thạc sĩ là gì?”

Cao học và Thạc sĩ khác gì nhau?

Trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam, học vị sau đại học được gọi là “Cao học”. Trong khi lúc đó, Thạc sĩ lại là một học vị chuyên môn dưới tiến sĩ, dành cho những người muốn trở thành giáo sư đại học.

Tuy nhiên, hiện nay, khi nói đến Cao học là chúng ta đang nhắc đến chương trình sau Đại học. Và bằng cấp mà những người tham gia chương trình học sau Đại học (cao học) là Thạc sĩ.

Thạc sĩ học mấy năm?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ (Ban hành kèm Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT), thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ từ 1 – 2 năm học. Cụ thể như sau:

  • Tối thiểu 1 năm với những ngành, chuyên ngành có thời gian đào tạo đại học trên 5 năm và 150 tín chỉ trở lên.
  • Từ 1,5 – 2 năm với những chuyên ngành không thuộc trường hợp trên.

Thời gian học Thạc sĩ được quy định bởi thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định sao cho phù hợp với từng chuyên ngành; tuy nhiên không được dài quá 2 năm.

thạc sĩ học mấy năm
Thời gian đào tạo Thạc sĩ từ 1 – 2 năm

Kết luận

Thạc sĩ là gì? Thạc sĩ là bằng cấp mà một người có thể nhận được khi học Cao học (chương trình học sau Đại học). Với những lợi ích về việc nâng cao kiến thức, kỹ năng; học Thạc sĩ là một sự lựa chọn hấp dẫn đối với những người muốn tiếp tục học tập và nâng cao năng lực bản thân.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP