Khi nhắc đến khả năng cảm thụ âm nhạc là nhắc đến cái chất đặc trưng nhất của người nghệ sĩ – ca sĩ. Thứ làm nên sự đa dạng và khác biệt của mỗi người. Một lĩnh vực hết sức quan trọng nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức.
Thật vậy, dường như đa số mọi người nghĩ rằng việc cảm âm, cảm nhạc là yếu tố bẩm sinh, rất khó để cải tạo cũng như luyện tập. Và vì di chứng của sự phát triển phong trào nhạc cổ điển cách đây mấy mươi năm trước mà cho tới nay, nhiều trường nhạc, lớp nhạc vẫn quá chú trọng đến việc đào tạo kỹ thuật thanh nhạc. Tức là chỉ đơn thuần muốn học viên ra trường phải có đủ kỹ năng về thanh nhạc để hát cho hay. Nhưng… suy nghĩ đó đã lỗi thời.
- Nếu bạn không thể cảm thấy xúc động trước 1 bài hát nào đó, làm sao có thể làm cho khán giả nghe bài hát đó xúc động ?
- Nếu bạn không cảm âm tốt, làm sao có thể feel tự do và phá cách bài hát theo cách của mình ?
- Và hơn tất cả, nếu bạn không cảm được bài hát mình đang hát, thì liệu bạn có cảm thấy vui vì đã chia sẻ, được an ủi với chính những khán giả của mình ?
==> Để làm được những điều đó, chúng ta phải có hai khả năng rất quan trọng đối với một người ca sĩ đó chính là: CẢM ÂM và CẢM NHẠC
A) CẢM NHẠC:
- Chính là khả năng cảm thụ, thấu hiểu những tác phẩm âm nhạc thông qua việc tưởng tượng ra những hình ảnh, tình huống, cảm giác mà bài hát mang lại, hơn nữa còn là khả năng đặt mình vào tình huống đó để cùng vui cùng buồn, cảm nhận chân thực tình cảm của tác giả thông qua từng note nhạc.
- Nói nôm na: CẢM NHẠC là khi người ca sĩ nghe 1 giai điệu, họ phải nảy ra trong đầu những sự kiện, những hình ảnh mà đoạn nhạc đó gợi lên, sau đó còn phải đặt mình vào vị trí đó để thể hiện bài hát cho chân thực.
- CẢM NHẠC là khả năng tưởng tượng, trong khi CẢM ÂM là khả năng đơn thuần của thính giác.
- Trong dòng nhạc nhẹ, chúng tôi chia CẢM NHẠC làm 3 kỹ năng để luyện tập là: NGHE NHẠC GỢI TÌNH TIẾT, HÌNH ẢNH – và HÒA MÌNH VÀO KHÔNG GIAN
Cách CẢM NHẠC và luyện tập khả năng CẢM NHẠC:
- Để cảm nhạc cho tốt, điều đầu tiên là bạn phải đọc kỹ lời bài hát để hiểu rõ lời bài hát cũng như nội dung bài hát
- Trong lúc đọc lời bài hát, phải tìm cách đặt mình vào vị trí của tác giả, cảm nhận tất cả những hình ảnh, tình huống cảm xúc càng nhiều càng tốt. Và hãy ghi chú ngắn gọn tình tiết đó hoặc ghi nhớ hình ảnh đó trong đầu.
- Trước khi biểu diễn, hãy đọc lại những ghi chú của bạn, nhớ lại tình tiết, hoàn cảnh, hình ảnh đó để lấy lại tất cả cảm xúc.
- Trong khi biểu diễn, hãy nhập tâm vào từng câu từng chữ bạn đang hát ra và đặt mình vào cái tình huống bạn vừa nhớ lại lúc nãy.
===> Bài tập 1 : Hãy tự chọn 1 bài nhạc nhẹ (chọn những bài có cảm xúc mạnh: vui thì thật vui, buồn thì thật buồn để dễ luyện tập) và làm đúng theo 2 bước đầu tiên cho thuần thục, sau đó thực hành bước 3 và bước 4 vào buổi học trực tuyến với huấn luyện viên để được sửa lỗi.
===> Bài tập 2: Nghe các bài hát sau đây và tưởng tượng, sáng tạo ra hình ảnh, bối cảnh của từng bài hát càng chi tiết càng tốt và nhớ đặt mình vào bối cảnh đó để cảm nhận bài hát:
Bài hát 1: