Ghẻ chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Cách trị ghẻ nước tại nhà

Con ghẻ chết ở nhiệt độ bao nhiêu

Con cái ghẻ chết ở nhiệt độ bao nhiêu là những chia sẻ nhằm giúp cho người dân, đặc biệt là người đang nhiễm bệnh. Có các biện pháp tiêu diệt và phòng ngừa cái ghẻ gây bệnh ở nơi sinh hoạt được hiệu quả nhất. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc quan tâm theo dõi chi tiết trong bài viết sau.

Ghẻ nước là bệnh gì?

Ghẻ nước là một bệnh da truyền nhiễm tương đối phổ biến do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây nên, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và tình trạng kinh tế xã hội.

Ghẻ nước ở tay hay ở chân là một bệnh da liễu có biểu hiện cụ thể là nổi mụn nước và gây ngứa cho vùng da bị nhiễm bệnh. Ngoài ngón tay và chân thì ghẻ nước có thể nổi bất cứ đâu trên cơ thể, đặc biệt là ở các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân hay ở vùng kín.

Con cái ghẻ chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Cái ghẻ có thể sống trong da người lên đến 60 ngày. Tuy nhiên, chúng sẽ chết sau từ 3 đến 4 ngày nếu rời khỏi cơ thể do không được cung cấp thức ăn. Cái ghẻ sẽ chết sau 10 phút khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 50 độ C trở lên.

Thông thường người bệnh sẽ được kê đơn các loại thuốc dùng để bôi ngoài để tiêu diệt cái ghẻ lẫn trứng như Crotamiton 10%; Benzyl benzoate 25%; Permethrin 5%; Lindane 1% hoặc các thuốc chứa thành phần lưu huỳnh 10%.

Người bệnh sẽ có cảm giác rát và ngứa tiếp diễn trong nhiều tuần trong quá trình dùng thuốc điều trị bởi vì trứng và xác của cái ghẻ vẫn còn giữ trên da kể cả khi chúng đã bị tiêu diệt, tình trạng ngứa sẽ kéo dài cho đến khi mọc da mới.

Dấu hiệu bệnh ghẻ nước như thế nào?

Biểu hiện của bệnh ghẻ nước cổ điển thường gặp đầu tiên xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị lây nhiễm. Ba dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh ghẻ nước là:

  • Rất ngứa, tồi tệ hơn vào ban đêm, có tính gia đình, tập thể. Ngứa có thể ở khắp nơi trên cơ thể trừ đầu, cổ và mặt. Ngứa thường bắt đầu từ 3 đến 6 tuần sau khi nhiễm còn nếu đã nhiễm trước đó thì chỉ cần 1-3 ngày.
  • Đường hầm hay còn gọi là các rãnh ghẻ hơi gồ, dài từ 2 đến 15 mm, mỏng, xám, đỏ hoặc nâu, ngoằn ngoèo đặc trưng, nhưng thường khó thấy do bệnh nhân cào gãi hoặc bội nhiễm. Vị trí: nhiều vùng cơ thể, thường gặp ở mặt bên và kẽ ngón tay, mặt gấp cổ tay, mặt duỗi đầu gối, nách, quanh rốn, quanh núm vú, vùng eo, cơ quan sinh dục nam (bìu, dương vật, quy đầu), mông, đầu gối, mặt trong đùi, mặt bên và sau bàn chân.
  • Sẩn ngứa, mụn nước, hồng ban, vết cào gãi, mụn mủ, bóng nước đôi khi cũng có thể xuất hiện ở các kẽ ngón tay.
Tham Khảo Thêm:  Giải đáp: Dùng Megaduo có đẩy mụn không?
Dấu hiệu bệnh ghẻ nước như thế nào
Dấu hiệu bệnh ghẻ nước như thế nào

Riêng đôi với ghẻ nước ở trẻ em có thể có sang thương khắp thân, đặc biệt khác với người lớn, sang thương ghẻ có thể có ở mặt, đầu, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Bệnh ghẻ có lây không?

Tuy không có khả năng bay trong không khí như vi khuẩn nhưng cái ghẻ lại là một loại ký sinh trùng khá đặc biệt. Bản chất rất dễ lây lan từ vật chủ ký sinh đến các bề mặt xung quanh qua 2 đường:

– Lây trực tiếp giữa người với người: cái ghẻ sẽ có cơ hội di chuyển và ký sinh trên cơ thể của người kia khi người nhiễm cái ghẻ tiếp xúc lâu qua bề mặt da với người khác như nắm tay hay quan hệ tình dục, đồng thời họ trở thành một nguồn bệnh mới có khả năng lây nhiễm bệnh ghẻ.

– Truyền gián tiếp qua vật dụng tiếp xúc với da người bệnh: Khi người mắc bệnh cái ghẻ không biết vệ sinh đúng cách, những đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm hay ga giường sẽ trở thành nơi cư ngụ của các cái ghẻ. Thời gian chúng tồn tại có thể kéo dài lên đến từ 3 – 4 ngày kể từ khi rời khỏi nơi ký sinh tìm đến một vật chủ mới tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Nguyên nhân bị ghẻ nước

Ghẻ nước do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei giống Hominis, còn gọi là bọ ve hoặc mạt ngứa gây nên có thể gặp ở mọi lứa tuổi và tình trạng kinh tế xã hội. Đặc điểm sinh học của cái ghẻ:

  • Có 8 chân, màu nâu trắng, hơi vàng, hình bầu dục;
  • Con cái lớn hơn con đực, khi trưởng thành dài khoảng 400 micromet;
  • Sau khi giao phối, con đực chết, con cái đào hầm dưới da giới hạn trong lớp sừng của thượng bì (gọi là rãnh/hang ghẻ), bằng cách tiết ra các enzyme phân giải protein lớp tế bào sừng rồi tiếp tục mở rộng rãnh, chúng đào khoảng 2 – 3 mm và đẻ 2 đến 3 trứng mỗi ngày, thường hoạt động mạnh vào ban đêm trước khi chết sau 4 đến 6 tuần;
  • Ấu trùng nở trong 3 đến 4 ngày và lột xác 3 lần trong hang để đến tuổi trưởng thành;
  • Tất cả các giai đoạn phát triển của cái ghẻ đều có khả năng lây nhiễm;
  • Cái ghẻ chết khi ra khỏi ký chủ 24-36h. Nếu nhiệt độ lạnh và độ ẩm cao có thể sống lâu hơn.

Do sự sinh sản phát triển nhanh chóng của ký sinh trùng nên số lượng con ghẻ trên da tăng cao, tạo điều kiện lây lan ra các vùng da xung quanh. Biểu hiện rõ ràng nhất của bị ghẻ nước là nổi mụn nước và rất ngứa và khó chịu. Ngứa bởi vị sự chuyển động nhanh chóng của ký sinh trùng và vì chất dịch mà chúng tiết ra.

Tham Khảo Thêm:  Cakey là gì? Bí quyết tránh tình trạng cakey

Mà khi ngứa, một cách tự nhiên chúng ta sẽ gãi. Hành động gãi không chỉ không hết ngứa mà còn giúp cho sự lây lan diễn ra nhanh hơn. Nếu chúng ta gãi mạnh, mụn nước có thể vỡ ra, ký sinh trùng cũng theo hành động gãi đó mà lan sang những vị trí khác làm nghiêm trọng vấn đề hơn.

Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh ghẻ nước là:

Môi trường sống bị ô nhiễm:

Khi môi trường sống của chúng ta ko được vệ sinh sạch sẽ, nhiều khói bụi, có nấm mốc, hay có nguồn nước bị ô nhiễm,… khi đó chúng ta rất dễ mắc phải ghẻ nước.

Môi trường sống ô nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến bị ghẻ nước
Môi trường sống ô nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến bị ghẻ nước

Vệ sinh cá nhân chưa tốt:

Khi tắm rửa hay vệ sinh tay chân chưa tốt sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của con ghẻ vào da mình.

Tiếp xúc với người đang bị ghẻ nước:

Nếu vô ý có thể chạm vào vùng da đang bị ghẻ nước thì bệnh có thể lây sang mình. Có thể là bạn bè ở trường học, đồng nghiệp nơi làm việc hay có thể là người lạ bên đường,… đều có thể trở thành nguồn lây ghẻ nước.

Thời tiết thất thường

Mùa mưa, thời tiết se lạnh, hanh khô là điều kiện tất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

Cách chữa ghẻ nước như thế nào ?

Điều trị đồng thời bệnh nhân và cả gia đình nếu có bất cứ thành viên nào mắc bệnh. Nên liên hệ các bác sĩ da liễu để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày: rửa sạch tay, nhất là ở kẽ tay và các nếp, khử trùng quần áo, chăn màng, giường chiếu, … bằng:

  • Cái ghẻ chết khi ra khỏi ký chủ 24-36h chính vì vậy nên để quần áo sạch trong tủ 1 tuần sau mới mặc lại.
  • Cái ghẻ chết ở nhiệt độ 60 độ C, do đó quần áo sau khi mặc nên được đun sôi ở 80-90 độ C trong 5 phút.

Có thể dùng thuốc uống Ivermectin hoặc thuốc thoa permethrine theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị triệu chứng:

  • Ngứa: dùng kháng histamine, cort thoa, cort uống ngắn ngày
  • Nhiễm trùng thứ phát thì dùng kháng sinh

Khi thoa thuốc, thoa trên bề mặt da từ đỉnh đầu đến bàn chân đối với ghẻ nước ở trẻ em.

Thoa thuốc từ cổ đến bàn chân cho các trường hợp ghẻ nước ở người lớn và để yên thuốc tác dụng trong 8 – 12 giờ. Nếu còn mầm bệnh, người bệnh sẽ lặp lại điều trị sau 1 tuần.

Tránh tiếp xúc người xung quanh: dùng đồ đạc riêng, ngủ riêng để tránh lây lan bệnh và đi khám ngay để trị sớm và tránh biến chứng, tránh lây cho cộng đồng.

Ngoài việc sử dụng thuốc tây y để điều trị ghẻ nước thì ông bà ta xưa nay cũng có cách trị ghẻ nước dân gian đó là sử dụng lá trầu không. Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, đồng thời cũng giúp kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tham Khảo Thêm:  Top 10 kem dưỡng trắng da mặt hiệu quả được yêu thích
Lá trầu có tác dụng trị ghẻ nước tốt
Lá trầu có tác dụng trị ghẻ nước tốt

Cách đơn giản và dễ thực hiện với lá trầu không là ngâm rửa vết thương với nước sắc lá trầu. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi (5-8 lá) đem đi rửa sạch;
  • Sau đó vò cho nát nhẹ;
  • Đun khoảng 1 lít nước sôi, cho nắm lá trầu vô, đun thêm 5 đến 7 phút nữa;
  • Đổ nước đun sôi ra thau, thêm nước lã vào cho ấm;
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị ghẻ nước khoảng 5 đến 10 phút;
  • Duy trì đều đặn 2 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt.

Lưu ý, nếu vùng da bị ghẻ nước ở nhiều vị trí khác nhau thì nấu nhiều nước sắc, tận dụng phần bã lá chà nhẹ nhàng lên vùng da bị ghẻ nước.

Nếu sau khi rửa, tình trạng ko bớt mà còn lây lan sang vị trí khác thì bạn cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để hỗ trợ kịp thời, trình bày đầy đủ tình trạng của mình cũng như việc mình sử dụng lá trầu không mà ko hết để bác bác sĩ đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Lưu ý để phòng và hạn chế lây bệnh ghẻ

Vì dễ lây lan qua trung gian và cả trực tiếp, cái ghẻ sẽ nhanh chóng trở thành mối nguy hại cho tất cả thành viên trong gia đình. Do đó, người bệnh phải tránh sinh hoạt ở nơi đông người, đồng thời nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện theo những lưu ý như sau trong quá trình điều trị:

⇨ Không được tiếp xúc trực tiếp cũng như ngủ cùng với người mắc bệnh, dùng đồ chung.

⇨ Trong thời gian điều trị, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Tích cực mang tất cả ga giường, khăn mặt, chăn gối, quần áo ra giặt giũ với xà phòng. Rồi sau đó ngâm với nước nóng để diệt ghẻ được triệt để hơn. Cuối cùng là phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao khoảng 30 phút để chắc chắc tiêu diệt tận gốc mần mống ghẻ.

⇨ Người bệnh có thể cất vào túi nilon những món không thể giặt và đóng kín để gọn trong thời gian ít nhất là 5 ngày. Khi đó, các cái ghẻ sẽ chết đi vì không còn nguồn cung cấp dinh dưỡng.

⇨ Ngoài ra, nên kỹ lưỡng vệ sinh lau dọn mọi bề mặt trong nhà để đảm bảo không còn cái ghẻ hay trứng của nó còn tồn tại trên đó.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến mọi người hy vọng bạn đọc sẽ có phương pháp tiêu diệt cái ghẻ hiệu quả. Đồng thời phòng ngừa chúng tái diễn trở lại một cách hữu hiệu nhất. Mọi người hãy nhấp vào khung chat hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline để nhận được hỗ trợ thêm nếu có nhu cầu điều trị cái ghẻ hay các vấn đề bệnh về da.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP