Hướng dẫn cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ và người lớn từ A-Z

Hướng dẫn cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ và người lớn từ A-Z

Vệ sinh tai mũi họng không đúng cách có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan này. Hướng dẫn cách vệ sinh tai mũi họng sau đây có thể hữu ích cho người lớn và trẻ nhỏ.

Tai, mũi, họng thông với nhau bởi các đường dẫn lưu vùng họng mũi và lỗ vòi tai. Một bộ phận bị viêm có thể khiến nhiễm trùng lây lan đến các bộ phận còn lại. Tai mũi họng lại giống như những “cánh cổng” của cơ thể, nơi tiếp xúc với các mầm bệnh từ bên ngoài môi trường sống đầu tiên. Vì vậy đây cũng là nơi dễ tổn thương nhất, đặc biệt là thời ấu thơ, khi các cấu trúc chưa hoàn thiện và miễn dịch còn non nớt.

Vệ sinh tai mũi họng là việc cần thiết và cần duy trì suốt cuộc đời. Tuy nhiên, vệ sinh tai mũi họng đúng cách mới giúp các bộ phận này khỏe mạnh. Ngược lại, nếu làm sai cách có thể gây ra các tổn thương ảnh hưởng đến tai mũi họng và còn có thể để lại di chứng bệnh tật suốt đời như điếc do bị thủng màng nhĩ.

vệ sinh tai mũi họng thế nào?
Vệ sinh tai mũi họng là việc cần thiết và cần duy trì suốt cuộc đời.

Vệ sinh tai mũi họng là gì?

Vệ sinh tai mũi họng là việc làm sạch tai mũi họng, giúp cho các cơ quan này thông thoáng, khỏe mạnh, phòng ngừa nhiễm trùng và mắc các mầm bệnh khác.

Vệ sinh tai mũi họng bao gồm:

  • Vệ sinh tai: Chủ yếu là việc lấy ráy tai và giữ cho tai khô ráo sau khi tắm gội, bơi lội;
  • Vệ sinh mũi: Là việc lấy gỉ mũi, cắt tỉa lông mũi, làm sạch dịch mũi;
  • Vệ sinh họng: Là việc súc họng, sạch đờm và mùi hôi.

Những sai lầm khi vệ sinh tai mũi họng

Vệ sinh tai mũi họng tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm. Những cách vệ sinh tai mũi họng sai thường gặp nhất như:

1. Làm sạch lông mũi

Việc dọn dẹp lông mũi cũng có thể gây hại cho mũi nếu không được thực hiện đúng cách.

    • Sử dụng kem tẩy lông: Kem tẩy lông có thể làm bỏng da và niêm mạc mỏng manh bên trong lỗ mũi. Mùi hóa chất độc hại của loại kem này cũng có thể gây dị ứng mũi khi hít vào.
    • Waxing và nhổ: Waxing hoặc dùng nhíp nhổ lông mũi có thể dẫn đến tình trạng lông mọc ngược và nhiễm trùng. Những phương pháp này cũng có thể làm hỏng các mô nhạy cảm bên trong lỗ mũi.
    • Sử dụng kéo nhọn: Dùng kéo nhọn cắt tỉa lông mũi có thể dễ dàng chọc thủng màng nhầy mỏng manh bên trong lỗ mũi dẫn đến chảy máu mũi hoặc nhiễm trùng mũi.
Tham Khảo Thêm:  TOP 9 iPhone pin trâu nhất hiện nay (2023) mà bạn nên mua
vệ sinh mũi
Dùng nhíp nhổ lông mũi dễ gây tổn thương mũi

2. Xịt rửa mũi nhiều lần

Xịt rửa mũi quá nhiều lần trong ngày khiến mũi mất đi độ ẩm tự nhiên dẫn đến khô, rát mũi, đau mũi. Đặc biệt, việc dùng các loại thuốc xịt mũi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc và khiến cho tình trạng viêm mũi nghiêm trọng hơn.

Thuốc xịt mũi phổ biến nhất là corticosteroid. Thuốc này rất hữu ích trong việc làm dịu chứng viêm xảy ra do phản ứng của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, giúp điều trị các triệu chứng dị ứng mũi, chẳng hạn như hắt hơi và sổ mũi.

Những bình xịt này thường bắt đầu có tác dụng sau vài ngày sử dụng. Nhưng nếu dùng kéo dài nhiều tháng, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như chảy máu cam.

3. Ngoáy tai và lấy ráy tai thường xuyên

Ống tai ngoài có khả năng tự làm sạch nhờ ráy tai. Đây là một chất tự nhiên có tác dụng làm sạch, bảo vệ và bôi trơn ống tai ngoài.

Ráy tai chứa hàm lượng lysosome, glycoprotein, immunoglobulin, lipid và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng diệt khuẩn và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ chế bảo vệ cơ thể. Ráy tai cũng có độ pH cao nên không thuận lợi cho các sinh vật phát triển, nhờ đó có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng trong ống tai.

Vì thế, thông thường việc làm sạch ống tai thường xuyên là không cần thiết. Việc làm sạch quá nhiều sẽ gây tăng độ ẩm và làm mềm da ống tai, có thể dẫn đến nhiễm trùng và kích ứng tai. Khi xảy ra những thay đổi đối với da ống tai sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng bình thường của tai.

vệ sinh tai
Ngoáy tai thường xuyên dễ gây tổn thương tai

4. Lấy ráy tai bằng dụng cụ kim loại

Những dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại hoặc chất liệu cứng đều có thể gây xước và tổn thương tai. Lấy ráy tai ở tiệm không đảm bảo vệ sinh có thể gây lây nhiễm mầm bệnh như vi khuẩn, virus hoặc nấm do dụng cụ sử dụng cho nhiều người và không được tiệt trùng kỹ.

5. Tự pha nước muối súc họng

Mặc dù có thể súc họng bằng nước muối tự pha tại nhà, tuy nhiên nước muối tự pha khó đảm bảo nồng độ natri theo tiêu chuẩn. Nồng độ muối quá đậm đặc sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng họng dẫn đến các tổn thương. Nồng độ muối quá nhạt lại không đủ để sát khuẩn.

Tham Khảo Thêm:  Render là gì? Những kiến thức cơ bản về Render nên biết

6. Lạm dụng dung dịch sát trùng họng

Nhiều người nghĩ rằng sử dụng các dung dịch chứa cồn hoặc có tính axit sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng điều này không đúng. Sử dụng nước súc miệng có chứa cồn hoặc hóa chất có nồng độ không phù hợp có thể gây kích ứng niêm mạc họng, làm tổn thương họng.

Các loại nước súc miệng để khử mùi hôi miệng nếu dùng lâu dài cũng có thể gây hại cho họng. Hôi miệng có thể do nhiễm trùng nhẹ ở mũi, xoang, amidan, nướu hoặc phổi hoặc trào ngược axit dạ dày từ dạ dày. Người bệnh nên kiểm tra nguyên nhân để điều trị tận gốc thay vì dùng nước súc miệng kéo dài để điều trị triệu chứng hôi miệng.

7. Súc họng không hiệu quả

Nếu việc súc họng diễn ra quá nhanh, các dung dịch súc họng sẽ không đủ thời gian để phát huy tác dụng khử khuẩn của nó. Trong khi súc quá lâu lại có thể tổn thương họng.

Hoặc việc đưa dung dịch súc họng không xuống được cổ họng cũng sẽ không phát huy được hiệu quả làm sạch bộ phận này.

8. Ngoáy mũi thường xuyên

Dùng ngón tay ngoáy mũi thường xuyên là một thói quen của nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều này có thể gây xước niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu.

Hơn nữa, việc dùng tay ngoáy mũi khi chưa được sát khuẩn cũng làm tăng nguy cơ đưa vi khuẩn, vi trùng vào mũi, dẫn đến dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền như cảm cúm, Covid-19, đặc biệt trong thời điểm đang có dịch bệnh.

ngoáy mũi
Ngoáy mũi là một thói quen xấu dễ làm lây nhiễm các bệnh về hô hấp

Cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ và người lớn

Để vệ sinh tai mũi họng đúng cách, phát huy hiệu quả, chúng ta cần chú ý như sau.

1. Cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh và trẻ em

1.1 Vệ sinh tai

    • Làm ẩm khăn trong nước ấm rồi vắt ráo nước;
    • Nhẹ nhàng lau sạch ráy tai bên ngoài ống tai của bé, sau đó lau vành tai và sau tai;
    • Hoặc sử dụng tăm bông được thiết kế cho trẻ sơ sinh để loại sạch bụi bẩn có thể nhìn thấy. Tuyệt đối không đưa bông tăm vào ống tai mà nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn và ráy tai có thể nhìn thấy xung quanh bề mặt bên ngoài của tai.

1.2 Vệ sinh mũi

    • Sử dụng một miếng bông tròn ẩm để nhẹ nhàng làm sạch mọi dịch mũi và gỉ mũi xung quanh mũi của bé.
    • Nếu bé bị nghẹt mũi, hãy nhỏ nước muối sinh lý hoặc xịt mũi nhẹ nhàng, hạn chế hút rửa mũi mạnh vì dễ lan lên tai gây viêm tai giữa.

1.3 Vệ sinh miệng họng

    • Sau mỗi lần bé bú sữa công thức xong, phụ huynh có thể cho bé uống vài thìa cà phê nước lọc ấm để tráng miệng họng;
    • Nên vệ sinh miệng họng cho bé vào buổi sáng và trước khi bú bằng cách làm ẩm một miếng gạc mềm trong nước muối sinh lý. Quấn miếng gạc vào đầu ngón tay trỏ của mẹ rồi đưa vào khoang miệng lau thật nhẹ cho bé;
    • Đối với trẻ trên 5 tuổi, có thể hướng dẫn bé ngậm và súc họng bằng nước muối sinh lý. Phụ huynh cần dặn bé không được nuốt khi ngậm, hãy nhổ ra sau khi đã súc họng ít nhất 30 giây.
Tham Khảo Thêm:  Danh sách các trung tâm giao dịch Mobifone tại TP Hà Nội

2. Cách vệ sinh tai mũi họng cho người lớn

2.1 Vệ sinh tai

    • Chỉ nên lau rửa bên ngoài ống tai hàng ngày, không nên đưa xà phòng vào lỗ tai để rửa;
    • Sau khi tắm hay bơi lội có thể dốc tai để nước thoát ra, ngoài ra có thể dùng bông ngoáy tai để thấm nước nhưng không nên ngoáy quá kỹ và không đưa vào sâu.(1)

2.2 Vệ sinh mũi

    • Có thể dùng dung dịch nước muối để rửa mũi hàng ngày;
    • Nếu bị nghẹt mũi, có thể sử dụng thuốc xịt mũi (không kê đơn hoặc kê đơn) nhưng tránh dùng kéo dài;
    • Không nên cắt tỉa lông mũi đặc biệt là sử dụng nhíp để nhổ lông. Trường hợp vẫn muốn cắt thì nên dùng kéo loại nhỏ để đảm bảo không làm xước da mũi;(2)
    • Khi mũi bị chảy máu cam thì sau khi cầm máu, chỉ nên lau bên ngoài mũi cho sạch. Đợi vài tiếng sau khi máu đã ngừng chảy và đông lại, hãy xịt dung dịch nước muối sinh lý, dùng bông tăm thấm ướt bằng dung dịch nước muối và nhẹ nhàng đưa vào lỗ mũi lau.

2.3 Vệ sinh họng

    • Nên dùng nước muối sinh lý bán sẵn để súc họng hàng ngày. Tốt nhất là súc sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ;(3)
    • Mỗi lần vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý nên ngửa cổ ra sau để nước muối có thể chảy xuống họng, ngậm trong ít nhất 30 giây, sau đó khò nhiều lần trước khi nhổ ra ngoài và không cần súc lại bằng nước;
    • Nếu súc họng bằng dung dịch súc họng, nên súc khoảng 15-30 giây trở lên rồi nhổ ra ngoài;
    • Tránh khạc nhổ mạnh vì dễ làm tổn thương họng.
khám tai mũi họng định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường về tai mũi họng

Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Tai mũi họng dễ bị nhiễm bệnh, vì vậy luôn cần được chăm sóc, bảo vệ đúng cách. Việc vệ sinh tai mũi họng rất cần thiết nhưng cần thực hiện đúng cách nếu không sẽ phản tác dụng, gây tổn thương các cơ quan này. Ngoài vệ sinh tai mũi họng, chúng ta cũng nên có các biện pháp bảo vệ tai mũi họng khác như giữ ấm, tránh ăn đá lạnh, đồ cay nóng, uống rượu, hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, tiếng ồn. Ngoài ra, tiêm vaccine phòng các bệnh đường hô hấp (cúm, phế cầu…) và thăm khám sức khỏe định kỳ là những việc nên làm để bảo vệ tai mũi họng.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP