Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau nhức răng như nhiễm trùng răng, sâu răng,… . Nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa thì chung quy lại vẫn gây ra các cơn đau khó chịu, cản trở việc ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hi vọng với bài viết Nhức răng và 10 cách trị nhức răng nhanh hết ngay tại nhà mà Nha Khoa Kim chia sẻ sau đây sẽ giúp ích đến bạn phần nào trong những lần bất chợt bị nhức răng, nhưng lại chưa hẹn lịch trước với nha sĩ.
Nhức răng là gì?
Nhức răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và từ mức độ nặng đến nhẹ. Đây là tình trạng đau buốt bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng. Tình trạng này có thể kéo dài liên tục hoặc cũng có thể xuất hiện từng cơn.
Cảm giác đi kèm theo cơn đau nhức răng phụ thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có một chút khác biệt. Sau đây là một số cảm giác điển hình mà người bệnh thường gặp phải:
- Đau vùng nướu xung quanh răng
- Sốt
- Đau nhói khi cắn xuống hoặc chạm vào răng
- Khó chịu khi ăn thức ăn, uống nước nóng/lạnh
Trong đó, nếu triệu chứng nhức răng đi kèm với sốt, đau và sưng (không há miệng to được), bạn nên đến ngay các phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện có chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra, theo dõi và tiến hành điều trị nhé!
Nguyên nhân gây nhức răng
Có nhiều nguyên nhân gây nhức răng, bao gồm:
Sâu răng: Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính gây đau răng. Khi vi khuẩn hoạt động trên mảng bám, chúng phát triển thành sâu răng, ảnh hưởng đến lõi răng và gây đau nhức.
Nhiễm trùng lợi: Nhiễm trùng lợi có thể gây ra viêm nhiễm, làm cho lợi bị sưng đau và nhạy cảm.
Chấn thương răng: Chấn thương răng có thể xảy ra trong các hoạt động như chơi thể thao, tai nạn xe cộ, hoặc bất kỳ hoạt động nào gây ra va chạm trực tiếp với răng.
Cạo lưỡi: Thói quen cạo lưỡi có thể gây ra những vết xước trên răng và lợi, gây ra cảm giác đau nhức.
Mòn men răng: Mòn men răng xảy ra khi men răng bị mất, gây ra những vùng nhạy cảm và đau nhức.
Mọc răng khôn: Mọc răng khôn có thể gây ra đau và sưng ở khu vực xung quanh răng. Nếu răng khôn không mọc đúng hướng hoặc không có đủ không gian để mọc, nó có thể gây ra nhiễm trùng và viêm nhiễm. Đồng thời, nếu răng khôn mọc chồng lên các răng khác, nó có thể tấn công và làm hư hại các răng kế bên hoặc gây ra sự chèn ép lên các răng khác.
Do đó, người bệnh cần phải nhổ răng khôn để khắc phục tình trạng nhức răng do răng khôn gây ra.
10 Cách trị nhức răng nhanh hết ngay tại nhà
Nhức răng là tình trạng không quá hiếm gặp. Đây được xem là cơn “ác mộng” đối với nhiều người, nhất là khi chưa thu xếp được thời gian thăm khám. Vì vậy, để có thể ức chế được cơn đau nhức khó chịu này, bạn có thể áp dụng ngay 10 cách sau đây:
Chườm lạnh
Chườm lạnh với khăn vải là cách trị nhức răng ngay tại nhà vô cùng hiệu quả. Bạn có thể áp dụng chúng trong trường hợp cơn đau nhức xuất phát từ nguyên nhân chấn thương hoặc bị sưng nướu. Khi chườm lạnh, lượng máu lưu thông đến chỗ đau sẽ bị hạn chế, từ đó làm giảm sưng và viêm.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản, trước tiên bạn chuẩn bị một ít đá lạnh rồi dùng khăn vải bọc lại. Ưu tiên sử dụng khăn vải có độ dày vừa phải, khăn vải quá mỏng sẽ gây ê buốt răng. Sau đó, dùng khăn chườm lên vùng răng bị đau nhức trong vòng 15-20 phút.
Đặt tỏi gần răng đau
Tỏi là nguyên liệu dược sử dụng phổ biến trong y học. Hoạt chất allicin trong tỏi các tác dụng kháng khuẩn và xoa dịu các cơn đau nhức răng.
Việc bạn cần làm là chuẩn bị một tép tỏi tươi. Sau đó nghiền nát và pha loãng với nước để làm giảm nồng độ và tránh tình trạng kích ứng. Tiếp đến, bạn lấy tỏi vừa pha loãng trộn đều với một ít muối. Cuối cùng, dùng hỗn hợp này đắp lên răng bị đau trong vòng 10-15 phút.
Ngậm mật ong
Từ lâu mật ong được biết đến là một loại dược liệu có thể đẩy lùi tình trạng sưng lợi và đau răng. Trước tiên, bạn cần xác định vùng răng bị đau nhức. Sau đó, lấy 1 thìa mật ong đắp lên rồi ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Thực hiện như vậy vài lần là sẽ tạm thời khắc phục được cơn đau.
Uống trà bạc hà
Trước tiên, bạn cần đun sôi nước trong vòng 20 phút. Sau đó, lấy lá bạc hà khô ngâm vào nước đã đun sôi. Đợi nước nguội là bạc đã có thể sử dụng để uống hoặc súc miệng. Hoạt chất tanin trong lá bạc hà có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê vết thương và làm giảm nhanh cơn đau nhức một cách hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối
Hòa tan 1 thìa cà phê muối với 500ml nước lọc hoặc nước ấm. Bạn ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 10-15 phút. Sau đó, bạn súc miệng lại lần nữa bằng nước sạch. Nước muối sẽ giúp bạn giảm sưng viêm, làm dịu các cơn đau nhức đồng thời loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng.
Sử dụng thuốc giảm đau
Tylenol và Ibuprofen là 2 loại thuốc giảm đau an toàn. Bạn có thể sử dụng chúng khi cảm thấy đau nhức răng. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng khắc phục triệt để mà chỉ tạm thời cắt giảm nhanh cơn đau nhức.
Do đó, bạn không nên lạm dụng quá nhiều thuốc. Cách tốt nhất bạn vẫn nên tìm đến các bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Tại bệnh viện hoặc nha khoa, họ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, đưa ra cách điều trị thích hợp cho bạn.
Sử dụng gel nha đam
Nha đam có chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất cần thiết, như: Ca, Ma, P, … . Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm và giảm đau hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị một lá nha đam. Sau đó, cắt ra để lấy phần gel nha đam. Và bạn dùng gel này nhỏ vào răng bị đau. Đợi từ 10-15 phút rồi dùng nước ấm để súc miệng. Lúc này, cơn đau nhức răng của bạn đã có thể khắc phục được phần nào.
Sử dụng nước gừng tươi
Một trong những cách làm hết nhức răng nhanh nhất tại nhà được rất nhiều người áp dụng chính là sử dụng nước gừng tươi.
Các hoạt chất tecpen, oleoresin và men zingibain có trong gừng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, xoa dịu cơn đau nhức tức thì, giảm hôi miệng. Cách thực hiện khá đơn giản, đầu tiên bạn cần cạo sạch vỏ gừng, đem đi giã nhẹ. Và dùng nó đắp lên răng đau nhức từ 10-15 phút.
Sử dụng tinh dầu lá chanh
Tinh dầu được chiết xuất từ lá chanh từ lâu đã được biết đến là có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ê buốt, đau nhức răng hiệu quả.
Để có được tinh dầu lá chanh, trước hết bạn đem lá chanh đi rửa sạch. Sau đó, đem chúng đun sôi cùng một lít nước và 1 thìa muối, nhớ để lửa nhỏ. Sau 10-15 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau khi nguội, bạn cho tinh dầu vào chai sạch để sử dụng dần. Mỗi lần vệ sinh răng miệng xong, bạn cho tinh dầu vào tăm bông rồi chấm lên chỗ răng bị đau.
Kê gối cao khi ngủ
Bạn có thể dùng 1 đến 2 chiếc gối mềm để kê cao đầu khi nằm ngủ. Việc làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng máu tụ ở chân răng, làm giảm bớt các cơn đau nhức. Nhờ đó, bạn có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn không nên kê gối quá cao hoặc quá cứng. Vì khi ngủ với tư thế này sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống.
Những lưu ý khi trị đau nhức răng tại nhà
Đau nhức răng là tình trạng gặp phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi, được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau kéo dài khiến người bệnh khó chịu và mệt mõi, vì vậy hãy lưu ý những điều sau để nâng cao hiệu quả giảm đau răng nhé!
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm quá lạnh, quá nóng hoặc quá cay. Vì chúng có thể kích thích và tác động lên vết thương, làm tăng cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu tinh bột và đường, vì hầu hết chúng là nguyên nhân hình thành và gây nên các mảng bám trên răng. Nếu răng miệng không được vệ sinh kỹ sau khi ăn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn.
- Vệ sinh răng miệng thật kỹ trước và sau khi đi ngủ bằng kem đánh răng và nước súc miệng chuyên dụng. Súc miệng lại bằng nước sau khi ăn xong, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu axit.
- Nên sử dụng các loại bàn chải mềm và hạn chế chà xát mạnh khi đánh răng, vì điều này có thể gây hại và tổn thương men răng.
- Cơn đau kéo dài liên tục và không có dấu hiệu giảm thì hãy đến ngay cơ sở nha khoa gần nhất để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Đau nhức răng như thế nào thì nên đến nha khoa?
Đau nhức răng là tình trạng thường gặp và khá phổ biến, vì vậy nhiều người cho răng đây là điều bình thường nên tự điều trị bằng thuốc ngoài. Một số khác sẽ tìm đến các phương pháp trị đau răng dân gian hoặc các mẹo được chia sẽ trên các cộng đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách trị đau nhức răng tạm thời và chúng có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Vì vậy, người bệnh nên cố gắng tìm kiếm được nguyên nhân chính, từ đó có thể điều trị dứt điểm tình trạng răng đau nhức.
Đặc biệt, nếu tình trạng răng đau nhức kéo dài đi kèm với những triệu chứng sau thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị:
- Tình trạng đau nhức răng kéo dài liên tục từ 2-4 tuần và không có dấu hiệu giảm đau.
- Đau răng liên tục kèm theo đau đầu, khó chịu trong người.
- Đau nhức răng nghiêm trọng, nướu có mủ và sưng lớn gây lệch mặt.
- Răng sâu lau ngày có triệu chứng đau nhức trở lại.
- Dù đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng răng càng lúc càng đau.
Trên đây là bài viết Nhức răng và 10 cách trị nhức răng nhanh hết ngay tại nhà mà Nha Khoa Kim đã tổng hợp và muốn gửi đến bạn. Chúc bạn áp dụng thành công! Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân cũng như có cách điều trị kịp thời nhé!