Phương pháp tránh thai bằng cách tính vòng kinh này chỉ áp dụng cho những người có chu kỳ kinh nguyệt đều và vòng kinh không quá dài (chỉ khoảng từ 28 -30 ngày). Nếu kỳ kinh không đều và quá dài sẽ khiến phương pháp này có nguy cơ bị phá sản cao.
Đối tượng chỉ định
Phương pháp tránh thai bằng cách tính vòng kinh này chỉ áp dụng cho những người có chu kỳ kinh nguyệt đều và vòng kinh không quá dài (chỉ khoảng từ 28 -30 ngày). Nếu kỳ kinh không đều và quá dài sẽ khiến phương pháp này có nguy cơ bị phá sản cao.
Nguyên lý tránh thai bằng cách tính ngày trong chu kỳ kinh nguyệt
– Noãn (trứng sau khi rụng) chỉ sống được 12 giờ nếu không thụ tinh sẽ chết. Do đó tính từ ngày phóng noãn lùi về sau 1 ngày và để chắc chắn hơn, lùi về sau 2 ngày sẽ không có khả năng thụ thai.
– Tinh trùng chỉ sống được 48 giờ: Quá ngày phóng noãn 3 ngày sẽ không có khả năng thụ thai.
– Điều quan trọng là phải xác định được ngày phóng noãn: Theo Knaaus và Ogino, ở người phụ nữ vòng kinh 28 ngày, noãn có thể rụng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 sau ngày đầu có kinh của chu kỳ trước; hay nói khác đi là vào ngày thứ 17 đến ngày thứ 12 của chu kỳ sau, 6 ngày ấy cộng thêm 3ngày về trước, và cộng thêm 2 ngày về sau gồm 11 ngày có khả năng thụ tinh, gọi là ngày không an toàn.
– Như vậy tính từ ngày đầu có kinh thì thời gian không an toàn được tính từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 và tính ngược lại là ngày thứ 20 đến ngày thứ 10 trước khi có kinh lại.
Về ý nghĩa tránh thai, vòng kinh 28 ngày được chia làm ba phần:
– Phần trước (từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7): an toàn tương đối
– Phần giữa (từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18): Ngày không an toàn
– Phần cuối (từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28): An toàn tuyệt đối
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hoàn toàn tán thành nhận định của 2 tác giả này vì cho rằng có thể phóng noãn mà không có kinh nguyệt, hoặc có những vòng kinh không phóng noãn; hoặc noãn có thể rụng bất cứ lúc nào; hoặc một chu kỳ có thể có nhiều noãn rụng. Nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng 75% trường hợp thì phát biểu của Knaaus va Oginolà đúng.
Áp dụng phương pháp tránh thai bằng cách tính ngày như thế nào?
– Với nguyên tắc là nửa thời kỳ sau của phóng noãn thời gian ít thay đổi so với nửa trước nên có thể lập một bảng tính sẵn theo các chu kỳ dài ngắn.
– Nếu vòng kinh có số ngày không đổi thì chỉ cần tra theo một dòng ngang ví dụ nếu vòng kinh của bạn đều đặn là 30 ngày thì ngày có khả năng rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 10 đến ngày thứ 20.
– Nếu trong trường hợp vòng kinh có xê xích trong năm thì bạn có thể lấy chu kỳ ngắn nhất và chu kỳ dài nhất để tính như sau:
Ví dụ: Chu kỳ ngắn nhất 26 ngày trừ đi 20 được 6, chu kỳ dài nhất là 30 ngày trừ đi 10 được 20 như vậy khoảng thời gian không an toàn sẽ rơi vào khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 20.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tránh thai bằng cách tính ngày
Ưu điểm
Dễ phổ biến, dễ áp dụng, không cần phương tiện, không tốn kém, có thể áp dụng lâu dài, không hạn chế thời gian và không ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản.
Nhược điểm
– Chỉ áp dụng cho người có vòng kinh đều hoặc xê xích không đáng kể.
– Tác dụng tránh thai không cao vì noãn có thể rụng bất thường.
– Không thích hợp với những vợ chồng có tần xuất giao hợp cao.
– Không thể coi là biện pháp tránh thai trên diện rộng. Nếu bạn không thấy chắc chắn thì hãy dùng viên tránh thai hằng ngày hoặc dùng bao cao su.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/