Nhiệt kế là một trong những đồ dùng cho bé cần có để chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa biết cách đo nhiệt kế cũng như cách xem kết quả chính xác. Cùng AVAKids tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1Các loại nhiệt kế phổ biến
Hiện nay, có 3 loại nhiệt kế được sử dụng phổ biến:
1.1. Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân được phát minh vào năm 1714 bởi ông Daniel Gabriel Fahrenheit và sử dụng phổ biến đến nay. Nhiệt kế này gồm 3 bộ phận: Phần cảm nhận nhiệt độ, ống dẫn và phần hiển thị kết quả. Nó hoạt động dựa trên sự giãn nở của thủy ngân.
Ưu điểm:
- Cho kết quả chính xác cao.
- Giá rẻ nhất trong các loại nhiệt kế.
Nhược điểm:
- Khá nguy hiểm nếu xảy ra vỡ nhiệt kế vì thủy ngân rất độc hại.
- Mất nhiều thời gian để có kết quả.
Nhiệt kế thủy ngân
1.2. Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế điện tử là loại nhiệt kế rất được ưa chuộng hiện nay bởi độ chính xác và tốc độ đo nhanh. Thiết bị sử dụng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại để đo nhiệt độ. Thao tác sử dụng rất đơn giản, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
Ưu điểm:
- Có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn.
- Độ an toàn cao.
- Dễ dàng sử dụng.
Nhược điểm:
- Kết quả có độ ít chính xác hơn so với những loại khác.
Nhiệt kế điện tử
1.3. Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại có thể đo được ở trán, tai và tích hợp đo cả trán và tai dựa trên nguyên lý đo lượng hồng ngoại cơ thể tỏa ra mà không cần chạm vào người hoặc vật thể cần đo. Ngoài ra, nhiệt kế hồng ngoại còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
Ưu điểm:
- Thời gian đo nhanh chóng chỉ trong vài giây.
- Dùng được cho mọi đối tượng ngay cả với trẻ 6 tháng tuổi.
- Độ an toàn tuyệt đối vì không cần tiếp xúc với cơ thể khi đo.
Nhược điểm:
- Giá thành cao.
Nhiệt kế hồng ngoại Gluck Care FC-IR100
2Ý nghĩa việc đo thân nhiệt và chỉ số nhiệt độ cơ thể
2.1. Tầm quan trọng của việc đo nhiệt độ
Nhiệt kế là một thiết bị y tế không thể thiếu trong mỗi gia đình, vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian. Với nhiệt kế, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng biết được nhiệt độ cơ thể để được cách chữa trị nhanh nhất và tốt nhất, đặc biệt là những gia đình có trẻ em.
2.2. Phân loại nhiệt độ cơ thể
Nhiệt độ cơ thể gồm có 3 loại chính:
Nhiệt độ bình thường: Nhiệt độ cơ thể trung bình của người bình thường 37 độ C, được đo bằng miệng. Tuy nhiên, mức nhiệt này có thể thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào hoạt động và thời gian làm việc trong ngày.
Sốt:
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, khi sốt nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C hoặc nhiệt độ nách là từ 37.3 độ C.
- Ở trẻ em, nhiệt độ sốt ở trực tràng từ 38 độ C, nhiệt độ nách là từ 37.6 độ C.
- Ở người bình thường, nhiệt độ sốt miệng hoặc nách là 37.6 độ C, nhiệt độ trực tràng hoặc tai từ 38.1 độ C.
Hạ nhiệt độ: Nhiệt độ cơ thể thấp thường gặp khi trong thời tiết lạnh, hoặc do sử dụng các chất kích thích, tinh thần bị sốc hoặc cơ thể đang bị các bệnh về tiểu đường, tuyến giáp. Khi bị hạ thân nhiệt, bạn sẽ cảm thấy ớn lạnh, run rẩy, khó thở,…
Hạ thân nhiệt rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân thường gặp như:
- Do tác động của các yếu tố môi trường như: Thời tiết, cơ thể tiếp xúc với nước lạnh mà không được bảo vệ,…
- Mặc quần áo ẩm ướt, ngâm mình trong nước lạnh quá lâu,…
- Mẹ sinh bé ở nơi có nhiệt độ môi trường thấp hơn mức khuyến nghị.
- Mẹ sinh bé bằng phương pháp sinh mổ hoặc mẹ bị mắc bệnh tăng huyết áp.
Nhiệt độ cơ thể sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe
3Hướng dẫn cách đo và đọc nhiệt kế thủy ngân chính xác
Để đảm bảo an toàn và tránh bị nhiễm khuẩn trước khi dùng, bạn cần vệ sinh nhiệt kế bằng miếng bông gòn có thấm cồn, lau sạch phần đầu nhiệt kế – khu vực tiếp xúc với cơ thể khi đo.
3.1. Cách đo nhiệt kế thủy ngân
- Bước 1: Trước khi đo nhiệt độ, bạn dùng tay nắm chặt phần đuôi nhiệt kế sau đó, dùng lực cổ tay vẩy mạnh phía đầu đo sao cho nhiệt độ giảm xuống dưới mức 35 độ C.
- Bước 2: Đặt nhiệt kế thủy ngân vào vị trí đo và giữ nguyên ở vị trí đó ít nhất khoảng 5 – 7 phút.
- Bước 3: Rút nhiệt kế ra và đọc kết quả đã được hiển thị trên nhiệt kế.
- Bước 4: Sau khi sử dụng xong, bạn cần lắc cây nhiệt kế để cột thủy ngân quay lại mức thấp nhất, vệ sinh và cất nhiệt kế ở nơi thoáng đãng và an toàn. Nếu có nhu cầu đo ở hậu môn, bạn nên mua thêm một nhiệt kế khác để đo các vùng còn lại giúp giảm thiểu nhiễm khuẩn.
3.2. Những vị trí đặt nhiệt kế cho kết quả tốt nhất
- Ở trực tràng (hậu môn): Đây là cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người không thể giữ nhiệt kế an toàn trong miệng.
Đo nhiệt độ trực tràng là phương pháp cho kết quả chính xác nhất
- Dưới lưỡi: Đây là phương pháp phổ biến cho kết quả đo tốt nhất, có thể áp dụng được cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Để cho kết quả chính xác nhất, bạn phải thở bằng mũi và đặt nhiệt kế dưới lưỡi sang một bên. Kết quả thường thấp hơn 0.3 – 0.8 độ C so với khi đo ở trực tràng.
Đo nhiệt kế miệng khá đơn giản
- Dưới nách: Đây là vị trí lấy nhiệt độ đơn giản nhất, chỉ cần kẹp nhiệt kế thủy ngân vào nách là được. Tuy nhiên, lấy nhiệt độ ở nách có thể cho kết quả thấp hơn từ 0.5 – 1.5 độ C.
Đo nhiệt độ ở nách khá an toàn với trẻ em và người lớn tuổi
3.3. Cách đọc kết quả nhiệt kế thủy ngân
Tùy vào từng vùng cần đo nhiệt độ mà thời gian giữ nhiệt kế cũng có sự khác biệt. Theo đó, bạn cần giữ nhiệt kế khoảng 2 – 3 phút đối với vị trí hậu môn, khoảng 3 – 5 phút nếu đo nhiệt độ ở nách hoặc miệng. Khi rút nhiệt kế để xem kết quả, bạn tránh lắc dụng cụ sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả.
Để xem được kết quả chính xác nhất, đầu tiên bạn phải giữ nhiệt kế theo phương ngang, sau đó nâng nhiệt kế ngang tầm mắt. Mỗi vạch chia ứng với 0.1 độ C, kết quả đo được chính là con số gần nhất tại vị trí cuối cùng của cây thủy ngân.
Kết quả đo sẽ là phần cuối cùng của cột thủy ngân
3.4. Những lưu ý nếu nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
- Nhiệt kế thủy ngân khi bị vỡ rất dễ bay vào không khí. Do đó, không nên làm sạch mảnh vỡ thủy ngân bằng các loại máy hút bụi.
- Tắt tất cả điều hòa và quạt để hạn chế tối đa lượng thủy ngân bay hơi.
- Phải mang găng tay khi dọn dẹp thủy ngân.
- Để hạn chế sự phát tán thủy ngân, không nên dùng chổi để quét. Bạn nên sử dụng bột diêm sinh (lưu huỳnh) rắc vào nơi thủy ngân bị vỡ để hạn chế bay hơi trước rồi mới dùng chổi để quét.
- Cách tốt nhất là dùng bông gòn đã thấm nước để gạt hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín lại.
- Tuyệt đối không đổ mảnh vỡ nhiệt kế thủy ngân vào ống cống. Vì thủy ngân rất độc hại, có thể gây hư hỏng hệ thống ống nước và gây ô nhiễm nguồn nước.
- Sau khi dọn dẹp nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, bạn cần thay quần áo mới và vệ sinh hai tay sạch sẽ bằng nước rửa tay.
- Khi mảnh vỡ nhiệt kế thủy ngân dính lên quần áo thì nên tách chúng khỏi những quần áo khác để tránh lây lan. Đồng thời cũng không nên giẫm lên hoặc dùng vải chạm vào thủy ngân sẽ làm lây lan rộng hơn.
- Nếu xuất hiện những dấu hiệu liên quan đến ngộ độc thủy ngân, bạn cần đưa người đó đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dùng nước rửa tay Lifebuoy sữa dưỡng ẩm hương dịu nhẹ 444 ml sau khi dọn nhiệt kế bị vỡ
Cách đo nhiệt kế cũng như cách xem kết quả chính xác nhất sẽ giúp cho quá trình chăm sóc sức khỏe gia đình trở nên dễ dàng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn nhé!