Có 2 nguyên tắc trong cách pha nước chấm bánh cuốn dành cho người mới bắt đầu, đó là sử dụng đồ tươi và tuân thủ đúng công thức. Khi đã thành thạo, bạn có thể linh hoạt trong cách gia giảm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị bản thân, gia đình hoặc thực khách.
1. Nước chấm mang đến hương vị trọn vẹn cho món bánh cuốn
1.1 Hương thơm hấp dẫn
Bạn sẽ cảm thấy cồn cào gan ruột và ứa nước miếng nếu ngửi qua mùi hương siêu hấp dẫn của nước chấm bánh. Chỉ qua sự tương tác về mặt khứu giác mới có thể đọc tên từng loại gia vị góp mặt trong thành phần này mà không cần nếm thử. Đó là chút thanh thanh, dìu dịu của dấm gạo, phảng phất đâu đó mùi the mát của chanh, sự cay nồng của ớt, hương mắm cốt ngào ngạt. Đảm bảo nếu đã “va” phải hương thơm đầy mê hoặc này, hẳn bạn chỉ muốn ngồi lại “đánh chén” ngay và luôn cho thỏa cơn thèm.
1.2 Vị mặn chua ngọt đậm đà
Cùng với mùi hương, tạo hình thì vị nước chấm là 1 trong 3 “chân kiềng” làm nên độ hót hòn họt của thành phẩm. Không đơn độc với một vị duy nhất, nước chấm tạo nét với “tứ trụ”: chua, cay, mặn, ngọt. Điều đáng nói là khi góp mặt, chúng không hề xung đột mà làm thành 1 thể thống nhất. Khiến ai nếm qua cũng đổ “liểng xiểng” trước chất lượng cực VIP của thành phẩm.
1.3 Thêm phần dinh dưỡng
Thành phần chính của mắm cốt là “7749” các loại axit amin – tiểu đơn vị được tạo ra từ quá trình phân giải đạm, cực có lợi cho sức khỏe lại rất dễ hấp thu.
Thêm nữa, các thành phần gia vị còn lại như chanh, ớt,… đều rất giàu vitamin và tích hợp cơ số vi khoáng thiết yếu. Vậy nên, chỉ cần dùng bánh cuốn kèm nước chấm, sau đó “bonus” thêm vài cọng rau ghém là bạn sẽ có full dinh dưỡng cho cả nửa ngày vận động.
✖✖✖ CLICK ĐỌC: Bánh cuốn làm từ gạo gì
2. 3 Cách pha nước chấm bánh cuốn ngon, phổ biến nhất
2.1 Nước mắm bánh cuốn miền Bắc
Điểm đắt giá trong cách làm nước mắm chấm miền Bắc là sử dụng “couple” dấm gạo và chanh để tạo vị chua cho thành phẩm. Ngoài ra, tỉ lệ pha trộn giữa các thành phần là “same same” nhau, không có loại gia vị nào được cho quá nhiều hay quá ít. Nước chấm có vị thanh, thơm nhẹ và cực hợp rơ với phần bánh làm ra.
Nguyên liệu:
- Dấm gạo: 15ml
- Nước cốt chanh: 15ml
- Nước mắm: 10 thìa
- Đường nâu: 10 thìa
- Ớt: 4-5 quả
- Tỏi: 2 củ vừa
- Nước lọc: 30 thìa
Các bước chế biến:
- Sơ chế qua tỏi, ớt rồi rửa lại với nước lọc, tiếp theo lách bỏ hạt ớt và vỏ tỏi, cuối cùng băm nhuyễn hoặc giã nát
- Trộn các nguyên liệu dạng lỏng với nhau, “mix” thêm đường nâu rồi dùng đũa đánh tan
- Cho tỏi, ớt vào dung dịch vừa tạo ra, khuấy đều là xong
2.2 Nước chấm bánh cuốn miền Nam
Nếu đã “thẩm” qua nước chấm miền Nam, bạn sẽ thấy hương vị của thành phẩm có phần đậm đà hơn so với phương Bắc. Điều này là do tỷ lệ mắm cốt sử dụng lớn hơn, lượng đường nêm vào cũng nhiều hơn cho hợp với khẩu vị người dùng. Ngoài sự khác biệt này thì thành phần nguyên liệu của 2 công thức làm nước chấm đang xét là “y chang” nhau. Và để bắt đầu, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- Nước mắm cốt: 60ml
- Nước cốt chanh: 30ml
- Đường: 3 thìa canh
- Ớt hiểm: 2 quả
- Tỏi: 1 củ to
- Nước lọc: 3 thìa canh
Các bước chế biến:
- Làm sạch các loại củ, quả rồi tráng qua nước lọc trước khi làm nhỏ (chú ý với tỏi thì chỉ lấy phần tép, với ớt chỉ lấy phần thịt quả)
- “Mix” đều các nguyên liệu dạng nước với nhau, rắc đường vào rồi dùng thìa khuấy tan
- Thêm ớt và tỏi vào bát nước chấm, đảo đều là đạt
2.3 Nước chấm bánh cuốn Bình Định
Đây là công thức làm nước chấm có sự sai khác nhiều nhất so với 2 đại diện còn lại. Trong đó, đáng chú ý là sự góp mặt của một nguyên liệu hoàn toàn mới – lạc rang giã nhuyễn và xào qua dầu ăn. Vậy nên, nước chấm mang vị thơm ngậy rất đặc trưng, mix cùng với vị chua, cay, ngọt vốn có của chanh, ớt, tỏi… để tạo nên thành phẩm “rất ra gì và này nọ”.
Nguyên liệu:
- Nước mắm cá cơm: 20ml
- Đường: 15 gam
- Tỏi băm: 6 thìa
- Nước cốt chanh: 15ml
- Ớt xắt miếng: 3 thìa
- Lạc: 50 gam
- Dầu ăn: 1/4 thìa
Các bước chế biến:
- Rang thơm lạc, chà cho bong vỏ lụa, đem giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay để làm nhỏ
- Đun dầu rồi xào qua lạc cho dậy mùi trong vài phút
- Trộn mọi nguyên liệu vào trong 1 âu nhỏ, đảo đều tay cho đến khi đường tan hết là đạt yêu cầu.
➥➥➥ TÌM HIỂU: 20+ Tiệm bánh cuốn Hà Nội: Siêu ngon, Giá rẻ, Sạch sẽ nhất
3. Mẹo pha nước chấm bánh cuốn ngon, bảo quản dài lâu
Thực tế cho thấy tuy sử dụng cùng 1 công thức với tỉ lệ phối trộn y chang nhau nhưng thành quả lại có nhiều sai lệch. Vậy ngoài việc nắm vững quy trình chế biến, chúng ta còn cần lưu ý điều gì để tạo ra thành phẩm thơm ngon?
- Tuyển chọn nguyên liệu, gia vị
Một khi sử dụng công thức giống nhau mà chất lượng không ổn thì nhiều khả năng là do nguyên liệu. Nếu sử dụng gia vị xịn sò, tươi ngon, mang mùi hương riêng thì nước chấm cũng có chất lượng thượng hạng. Ngược lại, nếu chỉ vịn vào công thức mà xem nhẹ khâu tuyển lựa nguyên liệu thì chắc chắn hương vị thành phẩm sẽ “không tới”.
- Nêm nếm cho vừa miệng
Công thức là 1 đường nhưng khi áp dụng, bạn đừng nên quá cứng nhắc. Độ đậm nhạt của từng gia vị trong từng trường hợp cụ thể sẽ khác nhau. Khẩu vị người dùng cũng vô cùng đa dạng. Vậy nên có thể xê dịch chút xíu về hàm lượng từng nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị cá nhân.
- Cho vào lọ thủy tinh dùng dần
Tuy sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm nhưng công đoạn sơ chế lại khá lỉnh kỉnh. Vậy nên khi chế biến thành phần này, cách hay nhất là bạn làm mẻ lớn và dùng dần trong 1-2 tuần. Chú ý không nên cho vào 1 lọ lớn mà san làm nhiều lọ nhỏ, mỗi lọ tương ứng với 1-2 lần dùng. Như vậy lúc cần, việc đóng mở sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình bảo quản.
Cách pha nước chấm bánh cuốn là cả một nghệ thuật bởi bạn có thể nâng tầm hoặc “dìm hàng” món ăn chỉ qua thành phần gia giảm này. Và với công thức nét căng mà Quang Huy vừa chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có được trải nghiệm tuyệt vời cùng món tủ của mình.