Khi thấy cà chua đã tách vỏ theo đường bạn đã khía thì vớt ra cho vào thau nước lạnh. Sau đó, bạn có thể dùng tay bóc vỏ cà chua ra một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, những người nhanh nhạy đã thay đổi cách làm. Họ không cần phải đun sôi nước. Dụng cụ tách vỏ thật đơn giản chỉ với một cái thìa/muỗng.
Đầu tiên, đương nhiên bạn cần rửa sạch cà chua. Sau đó, úp phần cuống của quả cà chua xuống, dùng cạnh của đầu muỗng nạo đều quanh vỏ cà chua theo hướng từ trên xuống dưới. Lặp đi lặp lại thao tác này vài lần.
Sau khi đã nạo một vòng xung quanh quả cà chua thì dùng muỗng khía nhẹ 2 đường chéo lên quả. Cuối cùng, dùng tay nhẹ nhàng lột vỏ cà chua ra là đã có thể tách phần vỏ và phần thịt một cách nhanh chóng.
Nếu thấy vỏ cà chua còn dính chắc vào quả thì bạn dùng muỗng nạo thêm nhiều lần là được.
Nếu bạn muốn lấy hạt cà chua ra mà không cần phải nạo từng múi thì chỉ cần cắt quanh phần thịt nhưng không quá sâu tránh cắt vào lõi. Tiếp theo bạn dùng mũi dao lách vào múi theo đường vừa cắt thì hạt sẽ tự rơi ra.
Lưu ý gì khi ăn cà chua?
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.
Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Không ăn cà chua khi đói: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố “alkaloid” nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là “alkaloid” sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Không ăn quá nhiều cà chua: Bởi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.