Vái lạy luôn là hình thức bắt buộc mà tất cả những đám tang, viếng người đã khuất phải có. Cách vái lạy khi đi viếng đám tang với ý nghĩa thể hiện sự đưa tiễn trang trọng mà những người còn sống thực hiện.
Cách vái lạy khi đi viếng đám tang
Hướng Dẫn cách vái lạy đám tang
Trong đám tang vái lạy mấy lần:
Đối với hình thức lạy thì được chia thành 3 kiểu: lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy. Còn vái(còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3 hay 4 lạy cũng thế).
>>> ⭐ Xem ngay Top 100 hình ảnh hoa chia buồn đẹp 2021! ⭐ <<<
Theo nguyên lý âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn ròi, phải lạy 4 lạy.
Trường hợp gia chủ theo Phật và để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì đám ma nên lạy bàn thợ Phật 3 lạy và 2 vái. Sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống).
Nếu đến thắp hương cho người quá cố (đã được an tán rồi) thì lại lạy 4 lạy và 3 vái. Khi viếng lạy thì phải đáp trả bấy nhiêu lạy (không nhiều hơn, không ít hơn). Điều này không phải là “trả hết lễ” mà chỉ mang ý nghĩa “đáp lễ một cách đầy đủ”
Đọc thêm:
> [Hướng Dẫn] Cách Làm Hết Hơi Lạnh Khi Đi Đám Ma
> [BẠN CÓ BIẾT] Tại sao ung thư phải tránh đám ma?
Vái lạy như thế nào?
Lạy tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình một lạy.
Với những trường hợp vái lạy khi đang đứng thì bạn có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được.
Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cúi xuống theo.
Lạy là hàng động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố.
Có 4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lậy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.
Cách lạy đám tang của Việt Nam sẽ đặc biệt hơn một chút. Đối với người Việt, khi vái lạy đám tang thì phân chia thành 2 kiểu đó là đàn ông và đàn bà.
Đàn ông: Vẫn là tư thế đứng nghiêm, chắp tay trước ngực, đưa tay lên quá đầu rồi cúi xuống. Sau đó, đưa tay xòe úp xuống đất, quỳ gối và cuối mình xuống, gần chạm trán và mặt đất. Cuối cùng, úp hai bàn tay lại để lên đầu gối chân trái, co lên và đứng dậy.
Đàn bà: Ngồi xuống đất để hai bàn chân vắt chéo nghiêng về bên trái, bàn chân phải thì ngửa lên và để dưới đùi chân trái. Sau đó, chắp tay để trước mặt đưa lên trên trán rồi dần cúi xuống. Để đầu gần chạm đất thì đưa xòe bàn tay để lên đầu. Để nguyên tư thế đó 1, 2 giây rồi lạy vài lần theo đúng nghi thức, sau đứng lên và lùi về sau.
Vái tức là đứng(hoặc quỳ), hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2, 3, hay 4 vái.
Hướng dẫn cách vái lạy đám tang
Ý nghĩa của vái lạy trong đám tang
Người ta sẽ thực hiện nghi thức vái lạy sau khi đã nhập liệm, tức là người quá cố đã được liệm vào trong quan tài. Đôi khi nhìn vào cách lạy viếng đám tang có thể đoán được mối quan hệ của họ với nhau.
Có trường hợp khi lạy thì qua loa, cẩu thả cho xong thì đầu họ sẽ không cúi sát xuống đất, thao tác nhanh, đơn giản và không tôn nghiêm. Điều này chứng tỏ họ đến tham gia tang lễ là bị bắt buộc, vốn chỉ là đi cho có, hành lễ cho xong việc.
Ngược lại, khi thao tác chậm rãi, thái độ đau buồn nhưng trang nghiêm mà hành lễ thì mối quan hệ của họ rất tốt đẹp. Hoặc vài trường hợp chưng tỏ người đi tang có học thức, có văn minh, hành xử lịch sự.
Việc này thể hiện sự thương tiếc, lòng kính cẩn của người còn sống với người đã mất. Cách lạy trong đám tang một phần thể hiện thái độ của người bái tế với người mất.
Nếu không sợ dơ bẩn quần áo, tay chắp cùng với nén hương mà quỳ xuống vái lạy thì càng chứng tỏ tâm họ đã không còn vướng bận điều gì. Khi họ hoàn tất quy trình vái lạy một cách trang nghiêm, một lòng hướng về người nằm đó thì coi như đó là sự hiếu kính cuối cùng mà họ có thể làm được khi người đã ra đi.
Hành động chắp tay cuối mình, cúi đầu hay quỳ xuống trước bàn thờ, quan tài của người mất, khi thực hiện nghi thức này, dường như còn có ý nghĩa hy vọng người ra đi được siêu thoát ở thế giới bên kia.
Đó là đạo nghĩa của con người tiến bộ. Đây như là một sự giao cảm với bề trên, việc bái lạy bày tỏ niềm tôn kính và sự tưởng niệm trong các đám tang.