[HƯỚNG DẪN] Cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa da

Video cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa

Khá nhiều chị em gặp phải tình trang bôi nha đam lên mặt bị ngứa. Dược sĩ Omi Pharma sẽ hướng dẫn cho chị em cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa, không kích ứng da, đảm bảo da mịn đẹp và căng bóng, không có mụn.

1. Vì sao đắp nha đam bị ngứa mặt?

Nha đam là bí quyết dưỡng da giá rẻ của cho các chị em thích phương pháp chăm sóc da tự nhiên tại nhà. Thành phần của nha đam chủ yếu là nước và các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nha đam rất giàu nhóm B như B1, B2, B5, B6 và B12 và vitamin A, C, E. Các chất oxy hóa trong nha đam có tác dụng bảo vệ da khỏi các gốc tự do và kháng khuẩn da, giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

Tuy nhiên, trong nha đam, cụ thể là phần mủ vàng của nha đam có chứa chất độc, dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc. Phần mủ vàng này nằm ở gần vỏ nha đam, khi gọt ra bạn sẽ thấy mủ vàng chảy ra cùng với gel. Mủ nha đam nếu ăn phải sẽ gây tiêu chảy, ngộ độc và dị ứng nặng, khiến cơ thể phù nề, lưỡi mất cảm giác, cổ họng sưng đau, ngứa ngáy dữ dội.

Tham Khảo Thêm:  Top 10+ kem dưỡng ẩm Nhật Bản tốt nhất dành cho mọi loại da [2023]

Do đó, nếu bạn không loại bỏ sạch phần mủ vàng nha đam mà đắp lên mặt thì sẽ xảy ra hiện tượng ngứa da, mẩn đỏ, bỏng rát. Ngoài ra, nếu bạn kết hợp nha đam với các nguyên liệu không phù hợp thì cũng gây nên tình trạng da mặt bị ngứa khi đắp nha đam. Trong trường hợp da mặt có vết thương hở, tuyệt đối không thoa nha đam lên da để tránh bị nhiễm trùng và lở loét.

2. Làm gì khi bị dị ứng nha đam?

Bôi nha đam bị ngứa mặt phải làm sao? Trước hết bạn cần rửa mặt thật sạch với nước để đảm bảo rằng không còn phần gel hoặc mủ nha đam sót lại. Tiếp đó, bạn thấm nước muối sinh lý ra bông tẩy trang rồi dùng bông lau mặt nhẹ nhàng. Đợi một lúc nếu da vẫn ngứa thì bạn có thể xoa đá lạnh để giảm cảm giác ngứa rát da.

Trong trường hợp da mặt ngứa ngáy dữ dội, bỏng rát, phát ban, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và có thuốc điều trị kịp thời. Đừng quên uống thật nhiều nước và xịt khoáng liên tục để giảm tình trạng kích ứng da bạn nhé. Trong thời gian này tuyệt đối không dùng bất kỳ mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm.

3. Cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa

Dược sĩ Omi Pharma hướng dẫn chị em cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa cực kỳ đơn giản. Trước hết, khi sơ chế lá nha đam, chị em cần gọt sạch vỏ, có thể gọt sâu vào phần cùi để bớt nhựa. Sau đó rửa sạch lại nha đam dưới vòi nước cho hết mủ vàng.

Tham Khảo Thêm:  Cách sử dụng tẩy tế bào chết da mặt đúng chuẩn sáng mịn

Chú ý dựng xuôi miếng nha đam để nhựa chảy ra hết. Để miếng nha đam vào rổ cho ráo nước. Nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể ngâm miếng nha đam trong nước muối loãng khoảng 2-3 phút. Tiếp theo dùng thìa để nghiền nát phần cùi nha đam hoặc cho vào máy xay, xay nhuyễn lấy gel.

Trước khi đắp mặt bằng nha đam, bạn nên bôi thử một chút gel vào phần cổ tay. Đợi khoảng 15 phút nếu không có dấu hiệu gì bất thường thì hãy đắp lên mặt. Bởi nhiều người có da mặt khá mẫn cảm, ngay cả khi đã sơ chế sạch nha đam vẫn có thể bị ngứa da khi đắp. Chị em chỉ nên đắp mặt nạ nha đam từ 2-3 lần/tuần, không nên ngày nào cũng đắp.

Các chị em có thể sử dụng nha đam bẹ nhỏ hoặc bẹ lớn tùy ý. Chỉ cần chú ý chọn nha đam sạch, không sử dụng nha đam mọc dại, nha đam trồng gần các khu vực có phun thuốc bảo vệ thực vật. Bởi nguyên liệu không sạch là một trong những nguyên nhân khiến cho da mặt bạn bị ngứa khi đắp mặt nạ tự nhiên.

Ngoài ra, chị em cần ghi nhớ quy tắc bảo vệ da cẩn thận khi ra ngoài trời nắng. Bởi đắp mặt nạ nha đam tươi có thể khiến da dễ bắt nắng hơn. Do đó, chị em cần mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, kính râm, thoa kem chống nắng kỹ càng. Thời điểm đắp nha đam tươi tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để hạn chế tình trạng ngứa da khi đắp nha đam, bạn có thể dùng mặt nạ tinh chất lô hội cho đơn giản.

Tham Khảo Thêm:  [GIẢI ĐÁP] Tia UV có thể xuyên qua những gì? Có xuyên qua tường không?

4. Cách bảo quản nha đam để đắp mặt

Nếu chị em muốn tranh thủ làm gel nha đam đắp mặt dần thì phải chú ý khâu bảo quản. Nha đam sau khi sơ chế xong nên để ráo nguyên miếng hoặc xay nhuyễn. Sau đó cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy, đậy thật kín và bọc túi nilon xung quanh, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên dùng nha đam sơ chế sẵn trong vòng 1 tuần, nếu quá 1 tuần thì phải bỏ đi.

Trên đây dược sĩ Omi Pharma đã hướng dẫn cho bạn cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về các sản phẩm dưỡng da từ nha đam thì đừng quên liên hệ với dược sĩ Omi Pharma theo số hotline 08.6868.0303 hoặc chat trong phần hỗ trợ trực tuyến trên Website nhé!

Xem thêm:

  • Uống nha đam mỗi ngày có tốt không?
  • Đắp nha đam tươi mỗi ngày có tốt không?

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP