Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Mùa hè tới đem theo nắng nóng như đổ lửa gây khó chịu cho con người. Vậy làm thế nào để tránh nóng, làm mát và giải nhiệt cơ thể nhanh chóng khi nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C? Các chuyên gia đưa ra một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả hơn.

Uống nhiều nước

Trong ngày nóng, dấu hiệu sớm nhất cho thấy bạn bị mất nước là khát và tim đập nhanh. Một dấu hiệu rõ ràng khác là màu nước tiểu. Nước tiểu sẫm màu cũng nghĩa là đậm đặc, và thận của bạn đang phải làm việc quá tải để giữ nước cho cơ thể.

Uống nhiều nước giúp cơ thể giảm nhiệt hữu hiệuUống nhiều nước giúp cơ thể giảm nhiệt hữu hiệu. (Ảnh: Bolsky.)

Hãy uống đủ nước sao cho nước tiểu không sẫm màu hơn so với nước chè rất loãng. Trong đợt nóng kỷ lục này, điều đó có nghĩa là bạn phải uống gấp 2-3 lần so với ngày thường.

Lưu ý nước pha thêm một chút muối và đường glucose sẽ giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn nhiều so với nước trắng bình thường, và vì thế rất hữu ích cho những người thực sự mất nước.

Ngược lại, nước có gas khiến cơ thể bạn bị háo nhanh hơn.

Mặc trang phục sáng màu

Quần áo thoải mái, thoáng mát, thấm mồ hôi sẽ giúp làm mát cơ thể khi nền nhiệt cao. Các trang phục màu sáng, tươi mát sẽ giảm bớt cảm giác oi bức, giúp bạn thoải mái hơn.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Trong mùa hè, bạn nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng và cố gắng lựa chọn thời điểm mát mẻ để ra ngoài như sáng sớm, buổi tối. Các môn thể dục như yoga, đi bộ, bơi lội rất hữu ích để làm mát cơ thể trong mùa nóng.

Sử dụng mặt nạ làm mát

Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có tính làm mát cao như kem lô hội, trà xanh… Tinh chất lô hội, trà xanh có thể làm dịu nhiệt độ da. Ngoài ra bạn có thể sử dụng lô hội tươi để làm mát trực tiếp khi nhiệt độ tăng cao.

Sử dụng khăn lạnh

Đắp khăn ẩm lạnh trực tiếp lên da có thể giúp hạ nhiệt độ. Các chuyên gia khuyên bạn nên đặt nó trên các điểm có mạch máu gần da – chẳng hạn như sau cổ, dưới nách, trên cổ tay hoặc trên bẹn. Ở những vùng này, các mạch máu nằm gần bề mặt da, có nghĩa là cái lạnh sẽ lấy bớt nhiệt ra khỏi cơ thể nhiều hơn và giúp hạ nhiệt độ nhanh hơn.

Hãy chuẩn bị một chiếc khăn lạnh bằng cách làm ướt khăn bằng nước mát, sau đó vắt bớt nước thừa để khăn ẩm. Sau đó để vào tủ lạnh, càng để lâu khăn sẽ càng lạnh.

Tham Khảo Thêm:  Tẩy tế bào chết có thực sự tốt như mọi người vẫn nghĩ?

Hãy nhớ rằng không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da, vì điều này có thể làm bỏng da. Thay vào đó, quấn đá trong khăn hoặc chăn và chườm không quá 20 phút sau mỗi hai đến bốn giờ.

Mặc dù có thể giúp giảm cơn nóng bức tạm thời, nhưng việc tắm nước mát hoặc tắm dưới vòi hoa sen thực sự lại làm tăng nhiệt độ cơ thể của chúng ta. Nhiệt độ da của bạn sẽ giảm xuống và bạn sẽ cảm thấy mát hơn, nhưng nước lạnh làm giảm lưu lượng máu đến da, vì vậy cơ thể bạn sẽ thực sự giữ lại nhiều nhiệt hơn bên trong.

Dùng kem chống nắng

Da là bộ phận bảo vệ cơ thể bạn. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời trong mùa hè. Hãy lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp để ngăn tác động của tia cực tím đến làn da. Nếu da bị cháy nắng do phải làm việc ngoài trời quá lâu, bạn hãy sử dụng kem lô hội hoặc lô hội tươi để làm mát và dịu da tức thời.

Nhúng tay, chân vào nước lạnh cũng sẽ giúp bạn xả bớt nhiệt cho cơ thể bớt nóng.Nhúng tay, chân vào nước lạnh cũng sẽ giúp bạn xả bớt nhiệt cho cơ thể bớt nóng.

Để làm mát cơ thể đang nóng quá mức

  • Nhúng tay vào nước lạnh sẽ giúp bạn xả bớt nhiệt, bởi bàn tay có bề mặt tiếp xúc lớn và nhiều mạch máu. Rửa chân cũng mang lại hiệu quả tương tự.
  • Sau khi tắm xong, hãy để cơ thể khô tự nhiên, quàng một khăn ẩm xung quanh cổ và vai, và đứng dưới quạt để làm tăng sự bốc hơi.
  • Tránh bị bỏng da ngoài nắng bằng cách mặc áo dài tay và bôi kem chống nắng.

George Havenith, giáo sư Sinh lý học môi trường và Công thái học ở Đại học Loughborough, gợi ý dán các tấm làm mát lên những khu vực đó hoặc ngâm trong nước. Nếu có thể, việc bơi hoặc tắm nước mát cũng rất hiệu quả. Bạn cũng có thể xịt nước lên da, giúp da hạ nhiệt như đổ mồ hơi nhưng không làm cơ thể mất đi độ ẩm.

Ăn bữa nhẹ

Ăn những bữa nhẹ như salad cũng là một giải pháp giúp giải nhiệt bởi thức ăn nhẹ không cần nhiều năng lượng để tiêu hóa và sản sinh ít nhiệt hơn bên trong cơ thể. Theo Owen Jeffries, giảng viên Sinh lý thể dục và thể thao ở Đại học Newcastle, thức ăn càng cầu kỳ càng sinh nhiệt nhiều hơn trong quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, Jeffries cảnh báo thời tiết nóng có thể khiến bạn mất khẩu vị, vì vậy điều quan trọng hơn cả là đảm bảo ăn đủ chất.

Thói quen có hại cần tránh khi đi nắng về

Ngồi vào quạt và điều hòa ngay khi đi ngoài trời nắng về

Bác sĩ Trần Anh Thắng – Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, đây là thói quen gặp phổ biến khi thời tiết nắng nóng. Quạt và điều hòa có thể giúp hạ thân nhiệt giúp cho cơ thể có cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu vì khi thân nhiệt đang cao ngồi trong phòng lạnh và trước quạt sẽ làm cho mạch bị co lại, gây nên hiện tượng cứng cổ, vai gáy…

Tham Khảo Thêm:  Vòng 1, vòng 2, vòng 3 là gì? Công thức tính số đo 3 vòng chuẩn của nam/nữ

Một số trường hợp có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nóng lạnh đột ngột ngột. Để đảm bảo an toàn người dân cần lưu ý: Nếu đi trời nắng về nên nghỉ ngơi ở chỗ thoáng khí, bóng mát để hạ thân nhiệt xuống mức bình thường hoặc có thể bật quạt số nhỏ cho quay chứ không để gió quạt thẳng vào người.

Để quạt chạy thẳng vào người khi mới đi từ ngoài trời nắng nóng về là thói quen không tốt cho sức khoẻ.Để quạt chạy thẳng vào người khi mới đi từ ngoài trời nắng nóng về là thói quen không tốt cho sức khoẻ. (ảnh minh hoạ).

Tắm mát ngay khi mới đi nắng về

Nhiều người có thói quen mới đi nắng về thường tắm ngay để hạ nhiệt cho cơ thể. Thói quen này tưởng vô hại nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Không ít người đã phải nhập viện cấp cứu vì thói quen xấu này.

Khi cơ thể đang ở nhiệt độ cao, việc hạ nhiệt bằng cách tắm nước mát có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt: choáng, thiếu máu não cục bộ, đau đầu…

“Mọi người nên nghỉ ngơi, bù nước đầy đủ, khi thân nhiệt trở lại bình thường mới nên đi tắm. Khi tắm cũng không nên ngâm mình trong nước lâu”, bác sĩ Thắng nói.

Uống nước lạnh

Khi đi nắng về cơ thể mất nước, thân nhiệt tăng cao, một ly nước lạnh có thể giúp chúng ta hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ Thắng, giống như ngồi quạt, điều hòa, thói quen ăn uống đồ lạnh không tốt khi mới vừa đi từ ngoài trời nắng nóng về. Bởi vì, nước lạnh có thể làm giảm thân nhiệt đột ngột và gây ra tình trạng đau họng, viêm họng, mất tiếng…

Theo bác sĩ Thắng cách tốt nhất nên uống nước lọc bình thường, uống oresol để bù lại lượng nước đã mất qua việc thoát mồ hôi.

Thức ăn phù hợp

  • Các loại gia vị – ớt, tỏi, ngừng – có thể khiến bạn toát mồ hôi, và sẽ làm mát da khi nó bốc hơi. Đây là cách mà những người ở xứ nóng vẫn thường áp dụng để thích nghi với thời tiết.
  • Nhai kẹo cao su chứa bạc hà và sau đó uống một cốc nước cũng tạo cảm giác mát lạnh.
  • Chọn ăn những loại thực phẩm chứa nhiều nước, như cà chua, rau diếp, củ cải, dưa chuột, nho, các loại quả mọng… để ngăn sự mất nước.

Làm mát trong nhà

Rèm cửa trắng sẽ giúp giảm nhiệt đáng kể cho nhà bạn trong những ngày nóng.Rèm cửa trắng sẽ giúp giảm nhiệt đáng kể cho nhà bạn trong những ngày nóng. (Ảnh: ranzom).

  • Với căn phòng quá nóng, hãy lắp một bể nước nhỏ. Nước bốc hơi sẽ giúp làm mát.
  • Để ít đồ đạc trong phòng ngủ. Chọn những loại vải tự nhiên sờ vào thấy mát như cotton, linen và lụa.
  • Treo những loại rèm cửa sáng màu để ngăn ánh sáng vào phòng, ngăn hiện tượng giữ nhiệt.
  • Yếu tố quyết định là sự thông gió. Lý tưởng nhất là tạo sự thông gió từ dưới lên trên. Vì thế hãy mở cửa sổ ở sát mái nhà, gác xép và cửa sổ trên cầu thang. Khí nóng sẽ bốc lên cao, còn khí lạnh sẽ chìm xuống làm mát nhà bạn.
  • Trồng cây xanh trong nhà: Vào mùa hè, để không khí trong nhà dễ chịu hơn, bạn có thể đặt thêm một vài chậu cây xanh trong nhà hoặc trồng một dàn cây leo bên ngoài xung quanh nhà để giúp ngăn cản ánh nắng chiếu vào tường. Không những thế, cây xanh còn cung cấp oxy, ngăn bụi và lọc không khí rất tốt nên không khí trong nhà nếu có cây xanh sẽ rất thông thoáng và dễ chịu.
  • Cách nhiệt ngôi nhà: Nếu ngôi nhà bạn đang sinh sống thường bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào ngôi nhà thì bạn nên lắp đặt một hệ thống cách nhiệt ở cửa sổ và gác mái. Việc này sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên mát mẻ hơn rất nhiều đó.
Tham Khảo Thêm:  7 cách làm hồng nhũ hoa tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Trước khi đi ngủ

  • Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ. Chúng ta sẽ tiêu tốn năng lượng để tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất, vì thế thân nhiệt có xu hướng tăng lên, và khiến bạn thấy nóng hơn.
  • Uống nhiều nước để đảm bảo rằng bạn không bị thức dậy giữa đêm chỉ vì quá khát. Uống chất cồn trước khi lên giường sẽ khiến bạn mất nước.
  • Sử dụng đệm nước: Vài năm trở lại đây, đệm nước ngày càng được nhiều người lựa chọn để sử dụng trong mùa hè để giải tỏa cơn nóng. Đệm nước không khác gì đệm hơi bình thường, nhưng đệm nước có chứa nước ở bên trong nên có tác dụng tản nhiệt rất hiệu quả.
  • Sử dụng vỏ gối và chăn bằng vải lụa hoặc vải voan: Bởi những chất liệu này dùng cho mùa hè rất mát, mềm mại đem lại cho bạn cảm giác mát mẻ hơn khi ngủ.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo

Người dân nên ăn thức ăn, uống nước đã nấu chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người cần uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Người dân tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Các gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Người dân cũng cần thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gậy); loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, không cho muỗi đẻ trứng…

  • Bí kíp đối phó với “sốc nhiệt” – tử thần ngày nắng nóng
  • 17 cách giúp nhà của bạn mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng
  • Cách làm mát cơ thể trong ngày nắng nóng mà không cần điều hòa
  • Bí quyết bảo vệ sức khỏe khi làm việc giữa trời nắng nóng

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP