10 cách giảm đau cơ bắp chân, bắp tay nhanh chóng tại nhà hiệu quả

10 cách giảm đau cơ bắp chân, bắp tay nhanh chóng tại nhà hiệu quả

Có những cách giảm đau cơ bắp chân nhanh chóng thực hiện tại nhà hiệu quả sau khi bạn tập các bài tập ở phòng gym, tham gia các hoạt động như đi bộ, leo núi, đạp xe… bị đau cơ. Đừng mặc kệ các cơn đau nhức này! Hãy cùng Hapacol tìm hiểu cách giảm nhức cơ khoa học qua bài viết dưới đây nhé.

Đau cơ (hay đau nhức cơ bắp) là gì?

Đau cơ (hay còn được gọi là đau nhức cơ bắp) là tình trạng các nhóm cơ trong cơ thể căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau. Theo đó, cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể.

Do đó, bạn có thể bị đau nhức cơ bắp ở bất kỳ đâu như đau cơ cổ, đau nhức cơ vai, đau nhức cơ bắp chân, đau nhức bắp chân, đau nhức 2 bắp chân, đau nhức khuỷu tay, đau nhức xương khớp chân … Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.

Đau nhức cơ bắp ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống thường ngày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cơ, trong đó đặc biệt là 3 nhóm sau đây:

Các nguyên nhân gây đau bắp chân thường gặp

Đau cơ do hoạt động thể chất

Tình trạng chơi thể thao, đau cơ sau khi tập thể dục, hay thậm chí khi làm việc nhà là điều hết sức bình thường, nhất là khi:

  • Bạn mới vận động sau một khoảng thời gian lười vận động hay thực hiện những hoạt động mạnh hơn bình thường, chẳng hạn như chạy marathon khi ngày thường bạn chỉ đi bộ cự ly gần. Những lúc này, nhiều khả năng bạn sẽ bị đau bắp chân và thường đau nhức 2 bắp chân.
  • Đột nhiên tăng mức độ và cường độ tập thể dục lên hoặc tăng thời gian tập luyện của bạn.
  • Thực hiện các bài tập mới gây kéo giãn cơ bắp như đi bộ xuống dốc hay cuốn tạ tập cơ tay.
Tham Khảo Thêm:  Bơm IUI thất bại: Dấu hiệu, Nguyên nhân & cách Khắc phục triệt để

Những thay đổi trong thói quen tập thể dục, vận động có thể gây ra những tổn thương trong các sợi cơ và mô liên kết. Do đó, thường sau khoảng 1 ngày tập luyện bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức, thông thường là đau nhức cơ vai và bả vai, đau nhức 2 bắp chân, đau cơ bắp tay.

Bạn cũng đừng nên quá lo lắng, các cơn đau cơ sẽ giảm bớt dần dần mỗi ngày và khi cơ bắp trở nên quen dần với cường độ tập luyện này sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Lúc đó, bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức cơ cơ bắp nhiều như lúc đầu.

Đau cơ do bệnh lý

Không chỉ hoạt động thể chất, đau nhức còn có thể là triệu chứng đi kèm của một số bệnh lý như bệnh rối loạn tự miễn như lupus, viêm bì cơ, viêm đa cơ… Do đó, nếu xuất hiện bất kỳ tình trạng bất kỳ nào song song với đau cơ, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số thuốc như nhóm statin, thuốc ức chế men chuyển hay cocain có thể gây nhức cơ, mệt mỏi trong quá trình sử dụng. Chính vì thế, trước khi được kê toa bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của chúng để tránh gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống thường ngày.

Những triệu chứng đau cơ bắp chân bạn nên lưu ý

Khi nói đến đau cơ bắp chân, có một số triệu chứng cụ thể mà bạn nên đặc biệt chú ý. Nhận biết sớm những dấu hiệu này có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời phòng tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Đau nhức liên tục hoặc tăng dần

Đau mỏi bắp chân không chỉ là cảm giác khó chịu tạm thời sau khi tập thể dục. Nếu bạn cảm thấy đau nhức liên tục hoặc đau ngày càng tăng lên, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tham Khảo Thêm:  Người sinh 7 tháng 1 thuộc cung hoàng đạo gì?

Cảm giác căng cứng

Cảm giác căng cứng trong cơ bắp chân, đặc biệt khi bạn vận động sau khoảng thời gian dài ngồi hoặc nằm, cũng là triệu chứng cần lưu ý.

Sưng và đỏ

Sự xuất hiện của sưng hoặc đỏ trên cơ bắp chân có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc chấn thương.

Cảm giác tê hoặc kiến bò

Nếu bạn cảm thấy tê rần hoặc như có kiến bò trên cơ bắp chân, đau nhức từ mông xuống bắp chân trái đó có thể là triệu chứng của các vấn đề liên quan đến thần kinh hoặc lưu thông máu.

Khả năng di chuyển giảm sút

Nếu đau cơ bắp chân khiến bạn khó khăn trong việc di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, đó là lúc bạn cần phải xem xét nghiêm túc.

Biến đổi trong màu sắc da

Màu sắc da thay đổi ở khu vực bị đau, như trở nên xanh xám hoặc tái nhợt, cũng là dấu hiệu không thể bỏ qua.

Những cách làm giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả tại nhà

Nghỉ ngơi

Cách giảm đau cơ nhanh chóng đơn giản và hiệu quả nhất là nghỉ ngơi tại nhà. Hầu hết những người bị đau nhức cơ bắp sau khi tập thể dục (đau nhức cơ bắp vai, đau nhức 2 bắp chân, đau nhức cơ bắp tay,…) sẽ hồi phục trong vòng 5-7 ngày. Một số hoạt động đơn giản giúp phục hồi tích cực nên được thực hiện trong giai đoạn này như: xoa bóp cơ, ngâm mình dưới nước nóng, thư giãn trong hồ bơi,…

Chườm lạnh

Điều trị triệu chứng viêm bằng cách chườm nước đá khá là phổ biến. Phương pháp này hiệu quả nhất khi bạn thực hiện ngay sau khi tình trạng viêm bắt đầu.

Chườm lạnh giảm đau nhức cơ bắp có hiệu quả trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi tập luyện, hãy xoa bóp tại chỗ trong vòng 20 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày. Sau khoảng thời gian trên, cách này sẽ ít có hiệu quả hơn và bạn nên chuyển sang chườm nóng.

Sử dụng một số thuốc không kê đơn

Để giảm đau nhức tại nhà, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau cơ bắp và kháng viêm chứa Paracetamol, Ibuprofen. Hapacol đau nhức với thành phần chính Paracetamol và Ibuprofen giúp giảm viêm, đau nhức cơ vô cùng hiệu quả. Theo đó, sản phẩm có tác dụng giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp đau cơ khớp do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh như đau cơ lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức, gãy xương, trật khớp và cả đau sau giải phẫu. Ngoài ra, sản phẩm cũng được dùng như một dạng thuốc giảm đau cơ khi tập thể thao.

Tham Khảo Thêm:  Thông số cấu hình iPhone 7 Plus và so sánh với thế hệ mới nhất

Các biện pháp phòng ngừa đau nhức cơ bắp chân

  • Quan tâm đến cơ thể và điều chỉnh các bài tập là cách tốt nhất để phòng ngừa đau cơ sau khi tập thể dục trong tương lai cũng như giúp việc rèn luyện thể lực có lợi ích tối đa. Hãy chuẩn bị khởi động thật kỹ để làm ấm cơ thể trước khi vận động và có các biện pháp giúp giảm nhiệt độ dần dần sau khi tập xong.
  • Tìm hiểu về các bài tập hay môn thể thao phù hợp và lên kế hoạch làm quen từ cường độ thấp đến cao để giảm bớt đau cơ (đau nhức cơ bắp vai, đau nhức 2 bắp chân, đau nhức cơ bắp tay), đồng thời giảm nguy cơ bị chấn thương.
  • Hấp thụ một lượng vừa phải caffeine có thể giảm đau cơ sau khi tập luyện xuống gần 50% nên hãy tập thói quen uống một tách cà phê trước khi bắt đầu bài tập. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Cơ thể thiếu nước có thể gây ra đau nhức cơ bắp.
  • Cuối cùng, nếu cơn đau nhức cơ vẫn kéo dài hơn 1 tuần sau khi tập thể dục, liên tục tái phát hoặc bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Trên đây là những cách giảm đau nhức cơ bắp đơn giản tại nhà. Bạn cần lưu ý rằng đau cơ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bình thường cho đến dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì vậy nếu đã áp dụng những cách trên mà cơn đau không thuyên giảm sau 1 tuần, bạn cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị và có thể bác sỹ cho bạn dùng thuốc giảm đau cơ bắp.

Nguồn tham khảo:

How to Manage Sore Muscles and Joint Pain. https://www.webmd.com/fitness-exercise/features/art-sore-muscles-joint-pain

23 Things to Know About Acute and Delayed Onset Muscle Soreness. https://www.healthline.com/health/fitness-exercise/sore-muscles

Treating Muscle Soreness After Exercise. https://www.verywellhealth.com/treat-muscle-soreness-after-exercise-2549705

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP