Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đúng cách nhanh nhất, không làm mất chất

Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đúng cách nhanh nhất, không làm mất chất

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất bởi chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Làm thế nào để bảo toàn được hàm lượng dinh dưỡng khi hâm sữa mẹ, hãy cùng Nutrihome tìm hiểu cách hâm sữa mẹ nhanh và đúng nhất trong bài viết dưới đây.

Hâm sữa mẹ có bị mất chất không?

Khi các bà mẹ phải quay lại làm việc sau sinh, việc tích trữ sữa mẹ là vô cùng cần thiết cho trẻ bởi mẹ không thể ở cạnh bé cả ngày. Thông thường, sau đó vắt, sữa mẹ được tích trữ trong tủ đông. Trước khi cho bé sử dụng, sữa cần được giã đông về nhiệt độ thường. Vì vậy, hâm nóng sữa mẹ là phương pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp với trẻ. Việc hâm nóng sữa mẹ hoàn toàn không làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có nếu chúng ta hâm sữa mẹ đúng cách. Dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng Nutrihome hướng dẫn các cách hâm sữa mẹ đúng cách để không làm mất chất, các mẹ nhớ theo dõi hết bài viết nhé.

Hâm sữa mẹ đúng cách

Hâm sữa mẹ đúng cách giúp đảm bảo dinh dưỡng có trong sữa

Trước khi đi vào cách hâm sữa mẹ nhanh và không làm mất chất, cùng Nutrihome tìm hiểu “Tại sao nên hâm nóng sữa mẹ đã được bảo quản lạnh?”

Tại sao phải hâm nóng sữa mẹ?

Theo các chuyên gia, sữa mẹ được tiết ra ở nhiệt độ 37 độ C, đây là mức nhiệt độ phù hợp để bé dễ tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng, ngoài ra cũng ảnh hưởng đến cảm quan và khẩu vị của bé. Do đó, bất kể là sữa mẹ hay sữa công thức, cũng cần hâm nóng cho bé trước khi uống, vừa kích thích sức bú của trẻ, giúp trẻ dễ uống, vừa đảm bảo được dinh dưỡng có trong sữa.

2 cách hâm nóng sữa mẹ nhanh nhất

Có 2 cách hâm nóng sữa mẹ nhanh nhất mà cha mẹ có thể tham khảo (1):

Tham Khảo Thêm:  Cách đọc lại tin nhắn đã thu hồi trên Zalo đơn giản, dễ dàng

1. Cách hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Hâm nóng sữa mẹ bằng máy hâm sữa là cách làm đơn giản, hiện đại và nhanh nhất hiện nay. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều hãng gia dụng uy tín cung cấp máy hâm nóng sữa mẹ như Fatz, LixiBox, Moaz Bebe… Khi lựa chọn máy hâm nóng sữa mẹ, các mẹ nên đọc kỹ thông tin và hướng dẫn trên từng sản phẩm. Khi sử dụng, mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào thiết bị, đổ nước ở mức vạch đánh dấu và chọn mức nhiệt độ hâm phù hợp nhất cho máy.

2. Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm không cần dùng máy

Một cách truyền thống và quen thuộc để hâm nóng sữa mẹ đó là dùng nước ấm. Sau khi sữa được lấy ra từ ngăn đá, nên đợi đến khi sữa đã tan hết các tinh thể nước đá rồi sau đó ngâm bình sữa vào một bát to nước ấm. Mẹ lưu ý không nên sử dụng nước quá nóng bởi sẽ gây ra bỏng cho bé trong khi sử dụng. Trong lúc ngâm sữa, mẹ hãy chú ý không để nước rò rỉ vào bên trong làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Sau khi sữa đã ấm trở lại, trước khi cho bé sử dụng, mẹ nên khuấy đều sữa để đảm bảo các tinh thể đá đã tan hết. Ngoài ra, mẹ cũng nên thử độ ấm của sữa để đảm bảo sữa không quá nóng hoặc quá lạnh.

Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đúng cách, không bị mất chất

Để sữa mẹ bảo toàn được các chất dinh dưỡng, cha mẹ hãy tham khảo cách hâm sữa mẹ dưới đây:

Cách hâm sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

Đối với sữa mẹ cho trẻ sơ sinh được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, trước khi cho bé sử dụng, bạn chỉ cần:

  • Đun ấm nước rồi đổ ra bát to vừa đủ
  • Đựng sữa trong hộp kín rồi đặt vào trong bát nước ấm
  • Lắc nhẹ sữa sau khi cảm thấy đủ ấm để hoà tan đều chất béo trong sữa. Bạn có thể thử trước độ ấm của sữa để tránh việc bé bị bỏng khi uống.

Cách hâm sữa mẹ được trữ đông

Với sữa mẹ được bảo quản ở tủ đông từ -18 độ C hoặc lạnh hơn, bạn sẽ cần giã đông trước khi tiến hành hâm nóng sữa mẹ. Cách giã đông như sau:

  • Lấy túi sữa từ ngăn trữ đông, để xuống ngăn mát của tủ lạnh từ đêm hôm trước
  • Tiếp theo, đặt túi sữa đông lạnh vào bát nước ấm rồi chờ đến khi giã đông
  • Sau khi giã đông, thực hiện theo các cách hâm sữa mẹ đã được hướng dẫn ở trên

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hâm nóng

Sau khi hâm nóng sữa mẹ, các bé có thể chưa dùng ngay hoặc dùng chưa hết. Khi đó, cha mẹ có thể bảo quản bằng cách giữ trong ngăn mát của tủ lạnh để dùng tiếp, tuy nhiên, không nên để quá 24h để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa không bị mất đi và giữ nguyên được hương vị ban đầu.

Tham Khảo Thêm:  Sữa MEIJI THANH pha để được bao lâu và cách bảo quản đúng

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hâm nóng

Sữa mẹ hâm nóng chỉ có thể bảo quản trong vòng 24h

5 sai lầm cần tránh khi hâm nóng sữa mẹ để không làm mất chất

Khi tìm kiếm từ khóa “cách hâm sữa mẹ” trên mạng Internet, ta dễ dàng tìm thấy vô số kết quả với rất nhiều cách khác nhau. Nhưng nhiều cách hâm nóng sữa me được chia sẻ tràn lan hiện nay là sai cách, và có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé yêu. Bởi, trong sữa mẹ chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho bé và những vi chất này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ. Để bảo quản tốt lượng dinh dưỡng vốn có của sữa mẹ, cần chú ý tránh những sai lầm căn bản sau:

  • Hâm sữa mẹ ở nhiệt độ quá cao: Hâm sữa ở nhiệt độ quá cao sẽ làm sữa mất đi vitamin và một số thành phần dinh dưỡng khác bị bay hơi. Nhiệt độ thích hợp để hâm nóng sữa mẹ là 40 độ C.
  • Hâm sữa mẹ bằng nước sôi: Tương tự, hâm nóng sữa mẹ bằng nước sôi để tiết kiệm thời gian cũng là một sai lầm cần tránh. Nước sôi thường có nhiệt độ là 100 độ C, đây là mức nhiệt quá cao để hâm nóng sữa mẹ.
  • Sử dụng máy hâm sữa quá lâu: Nhiều mẹ vẫn lầm tưởng chỉ cần để sữa trong máy hâm nóng sữa là có thể cho bé sử dụng bất cứ lúc nào. Thực tế, nếu để sữa trong máy hâm nóng sữa quá lâu sẽ làm các chất dinh dưỡng và miễn dịch bị mất đi. Máy hâm sữa chỉ có thể bảo quản sữa trong 1 giờ.
  • Sữa mẹ hâm đi hâm lại nhiều lần: Sữa đã hâm nóng chỉ có thể sử dụng trong 1 giờ, nếu hâm đi hâm lại sẽ làm giảm dinh dưỡng và ảnh hưởng đến tiêu hoá của bé.
  • Hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng: Nhiệt độ cao của lò vi sóng sẽ phá huỷ vitamin và kháng thể trong sữa, đồng thời cũng không thể làm nóng đều sữa. (2)

Sữa mẹ mới vắt ra sẽ tốt hơn khi để trong tủ lạnh và để trong tủ lạnh sẽ tốt hơn là sữa đông lạnh. Đó là bởi vì sữa tươi mới vắt ra có đặc tính chống vi khuẩn tốt nhất và có nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và chất béo hơn sữa đã được để trong tủ lạnh hoặc đông lạnh (3).

Ngoài ra, bảo quản và hâm nóng sữa mẹ còn có thể gặp một số vấn đề như cách bảo quản sữa mẹ vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn, hâm sữa mẹ như thế nào để không làm mất chất,… Nếu không đảm bảo thực hiện đúng cách tất cả các bước, sữa mẹ được hút rất dễ bị nhiễm khuẩn. Sữa mẹ bị nhiễm khuẩn gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa và đường ruột ở trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé yêu.

Tham Khảo Thêm:  Cách khắc phục lỗi word bị cách chữ 2007, 2010, 2013, 2016, 2019

Trên hết, khi được bú trực tiếp, bé sẽ được tiếp xúc da kề da với mẹ, giúp giữ độ ấm tốt hơn và có sự kết nối với mẹ nhiều hơn. Đây là một ưu điểm duy nhất chỉ có ở bú mẹ trực tiếp mà không có phương pháp nào làm được.

Chính vì các nguyên nhân trên, mẹ nên cho cho con bú trực tiếp nếu có thể. Không chỉ tốt cho bé, việc cho bé ti trực tiếp còn giúp mẹ có tâm lý thoải mái, tự hào và hạnh phúc hơn với thiên chức làm mẹ.

Hâm nóng sữa mẹ và những câu hỏi thường gặp

Khi hâm nóng sữa mẹ, rất nhiều mẹ luôn thắc mắc về cách hâm sữa mẹ đúng cách, các tiêu chuẩn khi hâm sữa như: hâm trong vòng bao lâu, nhiệt độ như thế nào… Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp.

1. Hâm nóng sữa mẹ trong bao lâu, bao nhiêu phút?

Sữa mẹ nên được hâm nóng trong vòng 10-15 phút để sữa có thể ấm đều. Tuy nhiên với máy hâm sữa, mẹ có thể yên tâm về thời gian tính toán chuẩn xác của máy. Máy hâm sữa có thể giúp mẹ tiết kiệm thời gian, hâm sữa đúng cách, đảm bảo sự an toàn khi bé sử dụng.

2. Có nên đun sôi sữa mẹ hay không?

Dù là sữa bột hay sữa mẹ cũng không nên đun sôi. Điều này sẽ làm bay hơi các vitamin và mất đi nhiều dưỡng chất. Nước sôi với nhiệt độ trên 70 độ C cũng đã khiến sữa mẹ không còn giữ được giá trị dinh dưỡng.

3. Hâm sữa mẹ nhiệt độ bao nhiêu?

Nhiệt độ thích hợp nhất để hâm nóng sữa mẹ là 40-50 độ C. Theo các chuyên gia, đây được xem là mức nhiệt tốt nhất để hoà tan sữa. Tuyệt đối không để nước quá nguội hoặc quá nóng sẽ khiến phân hủy các vitamin, dưỡng chất trong sữa.

Trên đây là những cách hâm sữa mẹ đúng cách nhanh nhất, đảm bảo không làm mất chất mà Nutrihome muốn giới thiệu đến cha mẹ. Khi hâm nóng sữa mẹ, cha mẹ cần lưu ý về 5 sai lầm thường mắc phải, đồng thời chú ý đến cách bảo quản sữa sau khi hâm nóng để đảm bảo được chất dinh dưỡng trong sữa để bé sử dụng được an toàn và hiệu quả nhất.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP