8 cách trị viêm da dị ứng tại nhà hiệu quả và cực kỳ an toàn

8 cách trị viêm da dị ứng tại nhà hiệu quả và cực kỳ an toàn

1. Thế nào là bệnh viêm da dị ứng?

Viêm da dị ứng là bệnh lý về da liễu phổ biến, với các biểu hiện như khô da, ngứa và phát ban, mụn nước và có thể rò rỉ dịch. Viêm da dị ứng hình thành là do da tiếp xúc với các thành phần gây kích hoạt phản ứng dị ứng cho da. Các yếu tố gây dị ứng cho da bao gồm: các hóa chất (xà bông, mỹ phẩm, chất bảo quản, chất tẩy rửa…), môi trường ô nhiễm, khói bụi. Ngoài ra, viêm da cơ địa còn do thực phẩm, căng thẳng, cơ địa nhạy cảm, vệ sinh kém… là những yếu tố lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

Viêm da dị ứng có nhiều mức độ khác nhau, hầu hết bệnh thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Viêm da dị ứng được chia thành 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Viêm da dị ứng cấp tính kéo dài vài ngày cho đến vài tháng, với các triệu chứng phù nề, nóng rát, ửng đỏ, có mụn nước… Viêm da mãn tính là tình trạng tái đi tái lại nhiều lần, gây nhiều tổn thương cho da hơn viêm da cấp tính. Viêm da dị ứng không chỉ gây khó chịu, mà còn gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin trong cuộc sống.

Những triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy, khó chịu, nổi các nốt ban đỏ trên bề mặt da và càng lan rộng khi gãi hoặc sờ. Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể xuất hiện các mụn nước… Các triệu chứng này thường chỉ khu trú ở khu vực da có xảy ra tiếp xúc với dị nguyên, chứ không xuất hiện rầm rộ toàn cơ thể như các bệnh lý dị ứng khác. Do vậy, mức độ tiếp xúc càng nhiều thì mức độ các triệu chứng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

cách trị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu gây ngứa ngáy, khó chịu

Khi nào cần khám bác sĩ?

Viêm da dị ứng thường xuất hiện từng đợt và tự thuyên giảm sau đó, đa số là thể nhẹ và không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, với những người bị ngứa, gãi nhiều có thể gây nhiễm trùng da. Lúc này, cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi vi khuẩn trên da hoặc vi khuẩn ngoại lai xâm nhập. Những trường hợp này thường để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Một số trường hợp viêm da dị ứng cần gặp bác sĩ sớm để có hướng điều trị kịp thời:

  • Người bệnh có các biểu hiện như: sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng… Trong trường hợp này có thể do da bị bội nhiễm virus, gây nên hội chứng Kaposi-julius berg. Đây là một tình trạng nặng và có nguy cơ gây tử vong.
  • Trường hợp bị bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân và có thể kèm theo các triệu chứng như sốt từng đợt, rét run, ngứa thường xuyên…cũng cần thăm khám và được điều trị phù hợp.
Tham Khảo Thêm:  [Giải Đáp] Da bị mụn có nên đắp mặt nạ sữa chua

Ngứa da cũng có thể do bệnh gan

Cũng không loại trừ một số trường hợp mẩn ngứa do gan. Theo các chuyên gia, sẩn ngứa là một trong những triệu chứng điển hình của suy giảm chức năng gan.

Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm nhiều trọng trách quan trọng, đặc biệt là vai trò chống độc, hàng ngày cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố độc hại từ nhiều nguồn như: rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc uống… khi những yếu tố độc hại này theo máu đến gan, gan sẽ xử lý bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính, biến các chất độc thành không độc hoặc ít độc rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.

Do vậy, trong trường hợp viêm da đi kèm các dấu hiệu mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, hơi thở có mùi, da và lòng trắng mắt chuyển màu vàng, nước tiểu sẫm màu, dễ mất ngủ, chảy máu chân răng… người bệnh cần thăm khám ngay.

Bên cạnh việc thăm khám điều trị, mọi người cần có biện pháp chủ động bảo vệ gan hiệu quả, từ sớm và tận gốc từ khi gan chưa bị nhiễm độc hoặc nhiễm độc chưa nặng nề, giúp gan duy trì tốt nhiều vai trò quan trọng, bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm nhập của các độc chất, đồng thời chủ động kiểm soát từ gốc cơ chế sinh bệnh gây các tổn thương gan là do sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Hewel với bộ đôi tinh chất S. Marianum và Wasabia thiên nhiên, hỗ trợ kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan.

+ Giúp hỗ trợ tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (vi sinh vật, hóa chất, thuốc cải thiện bệnh,…), hỗ trợ các liệu pháp khắc phục viêm gan siêu vi B, C; giảm tác hại của hóa trị, xạ trị.

+ Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (Protide, Glucide, Lipid,…), lợi mật, giảm táo bón. Tăng cường hoạt động tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan.

+ Giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe.

+ Giúp hỗ trợ hạ men gan, phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do rượu bia.

Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà

Điều trị viêm da dị ứng, trước hết phải loại bỏ các nguyên nhân gây dị ứng. Sau đó, dựa vào các cơ chế gây bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Nếu dị ứng nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, trường hợp nặng hơn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số cách điều trị viêm da dị ứng phổ biến hiện nay:

3.1 Cách điều trị dị ứng tại nhà

Tránh các tác nhân gây kích ứng: Hãy làm phép loại trừ các yếu tố gây hại cho làn da từ bên ngoài như khói bụi, các hóa mỹ phẩm (xà bông, nước tẩy rửa…), vệ sinh nhà cửa, chăn màn sạch sẽ, loại bỏ nấm mốc… ; yếu tố gây hại từ bên trong: tránh stress, tránh các thực phẩm có thể gây viêm da dị ứng như: trứng, cà chua, đậu nành, một số loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa, các gia vị như vani, đinh hương và quế, trà đen, chocolate, thịt đóng hộp…

Tham Khảo Thêm:  Xà phòng cám gạo có tác dụng gì? Có rửa mặt được không?

Chườm lạnh hoặc tắm nước mát: Chườm lạnh, tắm nước mát giúp làm dịu cơn ngứa, giảm mề đay, mẩn đỏ ngoài da. Đồng thời, việc làm này còn ngăn chặn tình trạng mẩn đỏ lan rộng toàn thân. Lưu ý, khi chườm lạnh không áp trực tiếp đá lạnh lên da sẽ gây bỏng lạnh mà cần bọc trong một lớp vải sạch rồi chườm lên vùng da bị dị ứng. Ngoài ra, không nên chườm đá hoặc tắm quá lâu, tránh tác động lên vùng có vết thương hở vì nhiệt độ thấp có thể gây ra nhiễm trùng khác.

Uống nhiều nước: Cơ thể được bổ sung nhiều nước giúp cơ thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm da dị ứng. Đặc biệt, uống nước đầy đủ giúp thanh lọc, đào thải độc tố của gan, phòng ngừa các triệu chứng nóng rát, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khi gan làm việc quá tải. Cần uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

điều trị viêm da dị ứng

Uống nước đầy đủ mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc, đào thải độc tố ra ngoài

Dùng các nguyên liệu thiên nhiên (lá trà xanh, nha đam):

  • Chữa viêm da dị ứng bằng lá trà xanh: Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, do vậy, dùng lá trà xanh để tắm là cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Cách làm rất đơn giản: Dùng 1 nắm lá trà xanh ngâm với nước muối rửa sạch. Cho lá trà xanh vào nồi, đổ ngập nước, cho ít hạt muối, đun sôi 15-20 phút. Đợi nước nguội, dùng nước để tắm.
  • Chữa viêm da dị ứng bằng nha đam: Nha đam hay còn gọi là lô hội, là cây chứa nhiều vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa, và nhiều nước… rất tốt cho da. Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, sát trùng và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm có thể xảy ra. Cách làm như sau: Dùng phần lõi nha đam massage nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm nhiễm vài phút và buổi tối trước khi đi ngủ là rửa lại sạch vào sáng hôm sau.

3.2 Sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ

Trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà mà không hiệu quả thì nên thăm khám và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc điều trị viêm da dị ứng có những loại phổ biến sau đây:

  • Thuốc kháng histamin: trong các trường hợp nặng, thuốc kháng histamin sẽ được chỉ định giúp ức chế phản ứng dị ứng, giảm ngứa rát, nóng đỏ ngoài da.
  • Kháng sinh: dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân trong trường hợp có bội nhiễm vùng da bị viêm. Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên uống, dạng xịt hoặc bôi ngoài da…
  • Steroid bôi da: Thường dùng cho chứng viêm da dị ứng cấp độ nhẹ đến trung bình. Thuốc được dùng kèm theo sau bước dưỡng ẩm để giúp giảm ngứa và phục hồi vùng da bị dị ứng làm giảm ngứa và đóng vảy.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Loại thuốc này có công dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, ngoài da. Loại thuốc này ít hấp thu và chỉ tác động lên bề mặt nên có thể sử dụng với vùng da có vết thương hở.
  • Kem làm mềm da (dưỡng ẩm da): Loại kem này giúp giảm ngứa ngáy, nóng đỏ khá hiệu quả cho người bệnh. Đa số các loại kem cấp ẩm có tính thấm, bay hơi nhanh, khôi phục hàng rào bảo vệ cơ thể cho làn da.
  • Thuốc ức chế miễn dịch theo đường uống: Bên cạnh corticosteroid có tác dụng ức chế miễn dịch còn có các nhóm thuốc ức chế miễn dịch khác như: Cyclosporine, Azathioprine hoặc có thể điều trị giải mẫn cảm với dị nguyên khi viêm da dị ứng đồng mắc với hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Trường hợp nặng không thể sử dụng bằng một loại thuốc đơn độc, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp phối hợp các loại thuốc trên để chữa viêm da dị ứng.
Tham Khảo Thêm:  Trị nám da bao nhiêu tiền? Bảng giá điều trị nám tại TP.HCM

thuốc chữa viêm da dị ứng

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để điều trị viêm da dị ứng

3.3 Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp này áp dụng cho những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ hoặc tình trạng viêm da tái đi tái lại nhiều lần. Liệu pháp này sẽ dùng tia cực tím hoặc đèn chiếu để ngăn chặn các phản ứng miễn dịch gây dị ứng. Cách điều trị này mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên hạn chế của phương pháp này chỉ dùng cho người lớn, đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít sử dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ gây lão hóa sớm và tăng nguy cơ ung thư.

Viêm da dị ứng có chữa khỏi được không?

Hiện nay, chưa có cách để điều trị viêm da dị ứng khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, các giải pháp hiện tại có thể làm thuyên giảm các triệu chứng gây khó chịu trên da. Các phương pháp điều trị hiện tại giúp giảm đau, giảm ngứa, giảm các triệu chứng khó chịu, ngăn không cho bệnh diễn tiến xấu hơn, da không bị đóng vảy dày hơn.

Bệnh viêm da dị ứng có tái phát không?

Viêm da dị ứng vì không thể chữa khỏi hoàn toàn, nên sẽ tái đi tái lại nhiều lần và diễn tiến âm thầm dai dẳng khiến người bệnh rất khó chịu. Bệnh thường khởi phát từ lúc nhỏ và xuất hiện nhiều đợt cho đến khi trưởng thành, thậm chí có thể kéo dài đến suốt đời.

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu khá phổ biến, tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra những phiền toái, khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Để điều trị viêm da dị ứng hiệu quả cần phối hợp nhiều yếu tố như điều chỉnh lối sống lành mạnh, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, bảo vệ da khi phải tiếp xúc với môi trường độc hại, tránh sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng cho da, kiểm soát stress, giữ tinh thần thư thái. Đồng thời, cần kết hợp với các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP