Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc thì sẽ không còn xa lạ với các thuật ngữ như tone cao, tone thấp, hạ tone,…Thế nhưng không phải ai cũng có thể giải thích rõ được khái niệm tone là gì. Vậy nên trong bài viết này ruaxetudong.org sẽ giải đáp chi tiết các thông tin liên quan đến tone nhạc, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Tone là gì?
Tone là một từ tiếng anh khi dịch ra tiếng việt có nghĩa là giọng. Nói cách khác, tone là giọng của ban nhạc. Giọng của ban nhạc là độ cao của một giai điệu nào đó. Bao gồm các yếu tố như độ dài, cao độ, cường độ và âm sắc của âm nhạc. Âm nhạc được chia thành 2 loại đó là âm điệu đơn giản và âm sắc phức hợp. Khi nắm rõ được khái niệm tone là gì sẽ giúp bạn xác định được âm sắc giọng nói của mình.
Tone la thứ là gì?
La thứ được viết tắt là Am, là một cung thứ dựa trên nốt La (A), bao gồm các nốt nhạc sau La, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La. Bộ khóa của nó không có dấu thăng cũng như dấu giáng.
Lạc tone là gì?
Lạc tone là vấn đề mà nhiều người gặp phải khiến cho giọng hát không đúng với nhạc. Lạc tone hay lệch tone là việc bạn không thể hiện đúng cao độ của bài hát hay hát không đúng loại tone và giọng của một bài hát. Điều này khiến cho các loại nhạc không được trình bày chính xác, âm điệu trở nên thiếu tinh tế, tiếng hát không hay.
Lạc tone có nhiều nguyên nhân, phải kể đến như:
- Lựa chọn bài hát không phù hợp
- Kỹ thuật xử lý các nốt thấp, nốt cao chưa đúng
- Chưa biết sử dụng giọng từ cổ, mũi,…
Để khắc phục lỗi lạc tone thì bạn cần lựa chọn bài hát có âm vực tương đương với khả năng âm nhạc của mình để xuống được nốt trầm cũng như lên được nốt cao một cách tự nhiên. Đồng thời, cần có khả năng cảm thụ âm nhạc để biết hát tone nào là phù hợp; khi hát cần ở trong trạng thái thỏa mái nhất, tự tin để không bị phân tâm,…
Các tone nhạc từ thấp đến cao
Trong âm nhạc, thường có 30 giọng khác nhau được sắp xếp thành từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song. Cụ thể:
- Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)
- Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)
- Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)
- La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)
- Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)
- Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)
- Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)
- Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)
- Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)
- Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)
- Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)
- La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)
- Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)
- Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)
- Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)
Trong đó, thứ tự của các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt như sau:
- Thăng (#): Fa | Đô | Sol | Rê | La | Mi | Si
- Giáng (b): Si – Mi | La | Rê | Sol | Đô | Fa
Phân loại tone nhạc
Tone nhạc có 2 loại:
Tone đơn giản: Có dạng sóng hình sin, chứa một chu kỳ sóng mà không liên quan đến đặc tính về biên độ hay sự thay đổi nào đó. Hiện, sóng hình sin thường là sóng sin được con người tạo ra nhờ thiết bị điện tử.
Tone phức tạp: Các sóng hình sin đơn giản kết hợp với nhau và dựa vào sự biến đổi để tạo thành sóng phức tạp. Sự phức tạp sẽ tạo thành âm thanh êm dịu và dễ nghe. Đây chính là tone nhạc được sử dụng phổ biến trong các bản nhạc và bài hát hiện nay.
Cách xác định tone của bản nhạc
Để xác định tone của bản nhạc bạn hãy chọn ra những nốt nhạc chính trong toàn bộ bài hát cùng thuộc giai điệu. Cụ thể:
- Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song vì đó có thể là tone của bài hát.
Ví dụ: Bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trưởng (C) hoặc la thứ (Am). Còn bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó có thể là La (giáng), Trưởng (Ab) hoặc Fa thứ (Fm).
- Tiếp theo, xác định giọng của bài hát chuẩn nhất, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát
- Ô nhịp mở đầu (không thấy nhịp lấy đà) và nhịp ô kết thúc bản nhạc. Thường các ô nhịp này chính là âm chủ của giọng trong bài hát.
- Nếu bài hát đã có sẵn hợp âm để đệm hát thì sẽ dễ chính xác hơn vì trong các trường hợp, tác phẩm đều kết thúc bằng hợp âm chủ.
Lưu ý:
Để xác định giọng Trường và thứ song song từ số đầu hóa trên khuôn nhạc một cách dễ dàng hơn thì bạn cần nhớ 2 quy luật sau:
- Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng thì lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.
Chẳng hạn, bản nhạc có 3 dấu thăng thì dấu thăng thứ 3 sẽ là sol, cộng thêm một bậc thành La. Do đó, bản nhạc có giọng trưởng là La trưởng (A), suy ra giọng thứ song song là Fa (thăng) thứ (F#m).
- Trường hợp sau khóa học có dấu giáng thì ta cần phải xác định giọng của ban nhạc. Bạn chỉ cần lấy tên của dấu dáng đứng thứ 2 từ cuối lên làm giọng trưởng chính của bài để suy ra giọng thứ song song.
Ví dụ, bản nhạc có 6 dấu giáng thì dấu giáng thứ 2 từ cuối lên trên là sol thì ta xác định giọng Trưởng của bài là sol (giáng) trưởng, suy ra giọng thứ song song là Mi (giáng) thứ (Ebm).
Cách xác định tone giọng của mỗi người
Giọng nữ thường hát tone gì? Giọng nam thường hát tone gì? Tone nữ và tone nam tone nào cao hơn?,…Giọng hát của mỗi người là khác nhau bao gồm cả nam và nữ, có người có giọng hát rất cao và cũng có người có giọng hát thấp, hát xuống được các nốt rất trầm rất mượt mà. Các xác định tone giọng của mỗi người khá đơn giản.
- Cần có một nhạc cụ với các âm cao có độ chuẩn như piano, organ, guitar,…Tiếp đó, bạn hát từ những nốt có độ cao trung bình rồi tăng lên dần đến nốt cao nhất mà vẫn có thể hát tròn thì đó là âm vực trên của bạn.
- Để xác định âm vực dưới thì bạn hát thấp dần đến nốt trầm nhất mà vẫn có thể nghe tròn thì đó là âm trầm nhất mà bạn có thể hát được.
Flop là gì? Ý nghĩa flop được dùng trên tiktok, facebook, anime
Hướng dẫn cách hát đúng tone giọng
Việc xác định đúng tone của bản nhạc, tone giọng mỗi người sẽ giúp bạn chọn lựa cho mình bài hát phù hợp. Để hát đúng, hát hay không bị lệch tone thì bạn cần phải học cách hát đúng tone. Dưới đây là 4 cách giúp bạn hát đúng tone giọng hơn:
Học cách thở từ bụng: Hít vào bằng bụng cho phép bạn thở mạnh hơn và sâu hơn không khí ở trong lồng ngực. Khi bạn học cách thở bằng bụng, hãy luôn học cách hát đúng cao độ của nốt nhạc. Khi hít thở sâu, bạn sẽ không phải lo lắng về việc hụt hơi hay. Để học cách thở từ bụng thì bạn cần phải biết cách điều hòa nhịp thở, khi hít vào thì bụng phình ra, lồng ngực xẹp xuống và ngược lại khi thở ra.
Tập cách hát mở âm: Hãy mở to miệng mỗi khi bạn hát cao sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và cách phát âm cũng chính xác hơn. Bắt đầu hát ở các nốt thấp, hát theo thứ tự giữa các nốt giữa và dần dần lên các nốt cao.
Học các linh hoạt hàm dưới: Một trong số các nguyên nhân khiến bài hát bị lạc tone đó là hàm dưới vẫn cứng. Để khắc phục, bạn hãy cử động hàm dưới nhiều ngay cả khi nói nó sẽ giúp hàm dưới linh hoạt hơn, trụ nâng lên giúp bạn hát đúng giai điệu hơn.
Tránh hát to: Nhiều người có thói quen hát to và nếu muốn hát hay hơn thì bạn cần phải hạn chế việc hát to. Bạn cần tập luyện hàng ngày bắt đầu từ việc nói chuyện nhỏ nhẹ với mọi người. Nếu như không thể thấy giọng nói của mình thì bạn có thể di chuyển lên xuống một cách trơn tru.
Với các thông tin có trong bài viết “Tone là gì? Cách xác định tone bản nhạc, tone giọng mỗi người” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org