Video các quy luật di truyền của menđen

Lý thuyết, các dạng bài tập Qui luật di truyền của Menđen có lời giải

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Qui luật di truyền của Menđen Sinh học lớp 9, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Qui luật di truyền của Menđen chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 9 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 9.

  • Quy luật phân li của Menđen
  • Bài tập Quy luật phân li có lời giải
  • Trắc nghiệm Quy luật phân li có đáp án
  • Nội dung Quy luật phân li độc lập
  • Bài tập Quy luật phân li độc lập có lời giải
  • Trắc nghiệm Quy luật phân li độc lập có đáp án
  • Di truyền liên kết là gì ?
  • Bài tập Di truyền liên kết có lời giải
  • Trắc nghiệm Di truyền liên kết có đáp án
  • Thường biến là gì ?
  • Bài tập Thường biến có lời giải
  • Trắc nghiệm Thường biến có đáp án

Quy luật phân li của Menđen

1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của Men-đen được gọi là phương pháp phân tích thế hệ lai. Phương pháp này bao gồm các bước như sau:

– Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục để thu được các dòng thuần chủng.

– Lai các cặp bố mẹ khác nhau về tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của cặp bố mẹ đó.

– Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.

– Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền.

2. Một số khái niệm cơ bản

Khái niệmĐịnh nghĩa Tính trạng

Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

Ví dụ: tính trạng thân cao, hạt vàng, … ở cây Đậu Hà Lan.

Cặp tính trạng tương phản

Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.

Ví dụ: hạt trơn – hạt nhăn; thân cao – thân thấp.

Nhân tố di truyền Là yếu tố quy định các tính trạng của sinh vật. Giống (dòng) thuần chủng Là giống có đặc điểm di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

3. Quy luật phân li

a. Thí nghiệm

Men-đen cho lai hai cây Đậu Hà Lan thuần chủng có hoa trắng và hoa đỏ với nhau.

Thế hệ con lai F¬1 cho toàn cây có hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được đời F2 phân tính theo tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

Do đó: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

a. Nội dung quy luật.

Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

Tham Khảo Thêm:  5 phương pháp tập suy nghĩ bằng tiếng Anh cho hiệu quả tức thì

b. Giải thích kết quả

– Để giải thích cho kết quả thí nghiệm, Menđen đề xuất giải thuyết Giao tử thuần khiết, trong đó: mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Các nhân tố di truyền tồn tại độc lập với nhau và độc lập với nhau khi tạo giao tử.

– Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền, trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền quy định tính trang trội, chữ cái in thường là nhân tố di truyền quy định tính trạng lặn.

– Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng trong thụ tinh.

– Sự phân li của cặp nhân tố di truyền ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau là 1A:1a. Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất. Sự tổ hợp lại của các giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ 1AA: 2Aa: 1aa ở F2

c. Cơ sở di truyền học

– Trong tế bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từ cặp tương đồng trên đó chứa cặp alen tương ứng.

– Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen.

d. Điều kiện nghiệm đúng.

– Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi.

– Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.

– Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

– Sự phân li nhiễm sắc thể như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh.

– Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn.

4. Phép lai phân tích

– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

5. Hiện tượng trội không hoàn toàn

– Một kết quả khác so với thí nghiệm của Menđen, con lai F1 không mang 1 trong 2 tính trạng của bố hoặc mẹ mà mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

– Ví dụ: ở cây hoa bướm, khi lai cây hoa trắng và cây hoa đỏ với nhau thu được con lai 100% hoa hồng còn F2 phân tính theo tỉ lệ 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng.

Trắc nghiệm Quy luật phân li

Câu 1: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:

1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

2. Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3, …

3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.

4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.

Thứ tự thực hiện các nội dung trên là:

A. 4 – 2 – 3 – 1.

B. 4 – 2 – 1 – 3.

C. 4 – 3 – 2 – 1.

D. 4 – 1 – 2 – 3.

Câu 2: Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dung nào sau đây?

A. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.

Tham Khảo Thêm:  Số nguyên là gì? 0 có phải là số nguyên dương không?

B. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.

C. Lai phân tích cơ thể lai F3.

D. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

Câu 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là

A. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp.

C. sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân.

D. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 4: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

A. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.

D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

Câu 5: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

A. một nhân tố di truyền quy định.

B. một cặp nhân tố di truyền quy định.

C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.

D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.

Câu 6: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách

A. lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau.

B. lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.

C. lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.

D. lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.

Câu 7: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?

I. Aa x aa; II. Aa x Aa; III. AA x aa; IV. AA x Aa; V. aa x aa.

Câu trả lời đúng là:

A. I, III, V.

B. I, III

C. II, III

D. I, V

Câu 8: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

A. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.

B. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

C. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

D. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

Câu 9: Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?

A. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.

B. Alen trội và lặn tác động đồng trội.

C. Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.

D. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.

Câu 10: Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

A. 1 trội : 1 lặn.

B. 2 trội : 1 lặn.

C. 3 trội : 1 lặn.

D. 4 trội : 1 lặn.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. B 2. C 3. B 4. A 5. B 6. D 7. B 8. A 9. C 10. C

Nội dung Quy luật phân li độc lập

1. Thí nghiệm

Menđen cho lai cây đậu Hà Lan cho hạt vàng trơn thuần chủng với cây đậu Hà Lan hạt xanh nhăn thuần chủng thì cho F1 đồng tính 100% đều là hạt vàng trơn. F1 tự thụ phấn cho 315 hạt vàng trơn, 108 hạt xanh, trơn, 101 hạt vàng nhăn và 32 hạt xạnh nhăn.

Tham Khảo Thêm:  H2SO4 là gì? Tính chất, các dạng và ứng dụng của H2SO4

2. Nội dung quy luật

Khi lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

3. Giải thích kết quả

AB aB Ab ab AB AABB

(hạt vàng, trơn)

AaBB

(hạt vàng, trơn)

AABb

(hạt vàng, trơn)

AaBb

(hạt vàng, trơn)

aB AaBB

(hạt vàng, trơn)

aaBB

(hạt xanh, trơn)

AaBb

(hạt vàng, trơn)

aaBB

(hạt xanh, trơn)

Ab AABb

(hạt vàng, trơn)

AaBb

(hạt vàng, trơn)

Aabb

(hạt vàng, nhăn)

Aabb

(hạt vàng, nhăn)

ab AaBb

(hạt vàng, trơn)

aaBb

(hạt xanh, trơn)

Aabb

(hạt vàng, nhăn)

aabb

(hạt xanh, nhăn)

KG: 1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 1 Aabb : 2 Aabb : 2 aaBb : 1 aaBB : 1 aabb

KH: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb ( 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh nhăn)

– Cơ thể bố mẹ đồng hợp chỉ cho 1 loại giao tử (AB và ab). Hai loại giao tử này kết hợp với nhau được con lai F1 có kiểu gen AaBb.

– Khi cơ thể F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (AB, Ab, aB và ab).

4. Điều kiện nghiệm đúng.

– Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi.

– Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.

– Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

– Mỗi cặp gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.

– Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh.

– Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn.

5. Ý nghĩa.

– Quy luật phân ly độc lập giải thích một trong các nguyên nhân các biến dị tổ hợp xuất hiện ở các loài giao phối. Loại biến dị này là một trong số các nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hoá.

Các công thức thường dùng

1. Số loại giao tử

– Một tế bào sinh dục đực khi giảm phân cho ra hai loại giao tử.

– Một tế bào sinh dục cái giảm phân cho ra 1 tế bào trứng.

– Một cơ thể dị hợp n cặp gen, các gen nằm trên các NST khác nhau thì giảm phân sẽ tạo ra tối đa 2n loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.

2. Số kiểu tổ hợp giao tử

Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.

Khi một cơ thể có n cặp gen dị hợp tự thụ phấn, trội – lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, thế hệ lai thu được:

– Số loại giao tử được tạo ra: 2n (loại)

– Số kiểu tổ hợp giao tử: 4n

– Số lượng các loại kiểu gen: 3n

– Tỉ lệ phân li kiểu gen: (1:2:1)n

– Tỉ lệ phân li kiểu hình: (3:1)n

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

  • Chuyên đề: Các qui luật di truyền
  • Chuyên đề: Nhiễm sắc thể
  • Chuyên đề: Phân tử
  • Chuyên đề: Di truyền người
  • Chuyên đề: Ứng dụng di truyền
  • Chuyên đề: Sinh thái

Săn SALE shopee tháng 11:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP