I. Vì sao nên uống nước mát gan khi bị mụn?
Trước tiên cần biết, mụn là một dạng u nhỏ trên bề mặt da hình thành do tế bào chết và tuyến bã nhờn tích tụ dưới lỗ chân lông. Sự gia tăng của hormone ở tuổi dậy thì, thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt hay thời tiết nóng ẩm, khói bụi… là những nguyên nhân gây mụn phổ biến.
Vậy cần làm gì để hết mụn? Việc đầu tiên cần làm là hãy đến chuyên gia da liễu nếu mụn phát triển nhiều và bất thường, không tự ý bôi hay dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc khi chưa biết nguyên nhân cụ thể.
Một nguyên nhân gây mụn thường được nhiều người nghĩ đến là do gan. Trường hợp này xảy ra khi các chất độc hại trong cơ thể không được đào thải hết khiến gan phải hoạt động hết công suất, đồng thời kích thích đến tế bào Kupffer (một đại thực bào thường trú ở xoang gan, có nhiệm vụ tạo miễn dịch cho gan và loại bỏ tế bào gan chết). Khi tế bào Kupffer hoạt động quá mức kiểm soát sẽ gây tổn thương đến tế bào gan, vì vậy gan không đào thải được các chất gây hại và tích tụ độc tố trong cơ thể, cuối cùng phát tán qua da, hậu quả là hình thành mụn nhọt, mẩn ngứa cùng nhiều triệu chứng nóng gan theo cách gọi dân gian.
Nếu trường hợp mụn hình thành có liên quan đến chu trình giải độc ở gan thì việc sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan sẽ có khả năng cải thiện. Đồng thời một số cách làm mát gan như: dùng trà thải độc cơ thể, uống rau má, nước mát gan… cũng có thể làm giảm triệu chứng tạm thời, về lâu dài cần có giải pháp trúng đích bảo vệ gan từ bên trong. Cũng cần lưu ý trường hợp nổi mụn do sinh lý, da liễu hoặc gan bị tổn thương nặng, các loại nước uống, trà mát gan… sẽ không có tác dụng.
Vậy đâu là cách bảo vệ gan hiệu quả? Cần làm gì, uống gì cho mát gan? Dưới đây là biện pháp để có một lá gan khỏe mạnh cùng cách làm mát gan tiêu độc bằng các loại nước uống đơn giản.
II. Sự thật về các biện pháp làm mát gan
Làm mát gan có nhiều bước và nhiều cách. Không khó để bạn có thể tìm kiếm, tham khảo và thực hiện các giải pháp làm mát gan.
III. 10 loại nước mát gan phổ biến
Uống gì mát gan? Đó là câu hỏi khiến nhiều người phải bối rối vì có quá nhiều thông tin về các loại nước uống giải nhiệt cơ thể, thanh lọc, thải độc… vàng thau lẫn lộn. Từ cách nấu nước mát của người Hoa đến các loại nước mát làm đẹp da, trà thải độc, lá mát gan… Đừng lo lắng, 10 loại nguyên liệu làm nước mát gan sau đây đã được tuyển lựa sẽ giúp gỡ rối cho bạn.
1. Nước rau má
Rau má có tác dụng gì trong việc làm mát gan trị mụn? Rau má được xem là loại “rau mát gan” của nhiều người. Vì có vị đắng, tính mát nên từ xưa rau má đã được dùng như một loại thảo dược, thuốc trị mụn Đông y… các dưỡng chất có trong rau má giúp làm lành vết thương do mụn, giảm thâm mụn, tái tạo làn da. Tác dụng của nước rau má cũng mang lại hiệu quả cải thiện với người bị mụn nhọt rôm sảy, khí hư bạch đới, giảm stress, phòng ngừa bệnh tim mạch…
Về cách dùng, rau má thường được dùng để nấu canh hoặc ăn trực tiếp kèm các loại rau sống trong bữa cơm. Ngoài ra, một số người còn dùng bã rau má trị mụn cho da dẻ mịn màng, đặt biệt nước rau má là loại thức uống phổ biến giúp làm dịu mát cơ thể.(1)
Cách làm nước rau má trị mụn:
- Chuẩn bị: Máy xay sinh tố, rây lọc, rau má, đường, nước lọc
- Cách làm: Rau má rửa sạch, để ráo nước cắt bớt phần thân cứng, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn (có thể thêm ít nước lọc cho dễ xay). Sau khi rau má được xay mịn thì cho ra rây lọc, chắt lấy nước. Cuối cùng rót nước rau má ra ly và thưởng thức, có thể cho thêm ít đường và đá để dễ uống.
Uống nhiều rau má có tốt không? Thực tế nhiều người dùng rau má thay nước lọc vì nghĩ làm vậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể hằng ngày. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm. Việc uống rau má quá nhiều và uống trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến tế bào máu, tế bào gan, thận.
Do đó, chỉ nên uống 3-4 ly nước rau má trong tuần. Nếu dùng hằng ngày thì mỗi ngày không uống quá 40g rau má và nên ngưng hai tuần sau khi uống liên tục trong một tháng.
2. Trà xanh
Trong các loại nước uống giải nhiệt cơ thể, trà xanh là loại trà thải độc cơ thể dân dã và phổ biến có thể dễ dàng tìm được.
Theo công bố của Tạp chí Thế giới về tiêu hóa – World Journal of Gastroenterology năm 2015, trà xanh có tác dụng làm giảm chất oxy hóa, giảm hàm lượng chất béo, từ đó kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu, hạn chế tổn thương tế bào gan.
Với nhiều công dụng bổ ích cho cơ thể, trà xanh thường được dùng như một loại trà mát gan. Cách dùng phổ biến là rửa sạch lá trà tươi sau đó cho nước sôi vào để lấy nước trà xanh nguyên chất.(2)
Trên thị trường cũng có một số sản phẩm thuộc dạng chiết xuất trà xanh, trà mát gan từ lá trà xanh đã qua chế biến. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sử dụng lá trà tươi nguyên chất vẫn sẽ tốt hơn vì các sản phẩm đóng gói, chế biến sẵn có thể chứa chất bảo quản không tốt cho gan nói riêng và cơ thể nói chung.
Việc lạm dụng trà xanh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Trong 200ml trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine, việc dùng trên 4 ly trà một ngày có thể gây ra táo bón, tiểu đường, mất ngủ, kích ứng ở ruột, rối loạn nhịp tim, thiếu máu… Dùng quá 300ml trà xanh mỗi ngày sẽ gây loãng xương. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu dùng hơn 2 ly trà xanh mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.
3. Lá sâm (lá găng)
Lá sâm hay sương sâm là loại lá mát gan dân dã, sương sâm mọc dại phổ biến ở Đông Nam Á với hai loại: Sâm trơn và sâm lông. Lá sâm vừa có tác dụng giải khát vừa được sử dụng như vị thuốc uống mát gan, trị mụn, thanh lọc cơ thể.
Để đảm bảo an toàn, có thể mua lá sâm về vắt lấy nước, để đông tự nhiên. Có thể ăn với đá và một ít đường.
Cần lưu ý chỉ nên dùng không quá 2 ly sương sâm mỗi ngày vì sương sâm có tác dụng nhuận trường, ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Khi mua sương sâm nên chọn mua lá tươi về làm tại nhà, các loại làm sẵn thường thiếu vệ sinh hoặc thêm phụ gia làm đông có thể gây ngộ độc.
4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng là một loại trà mát gan được nhiều người sử dụng. Theo Tạp chí Thế giới về Tiêu hóa (World Journal of Gastroenterology), trà hoa cúc có khả năng cải thiện gan nhiễm độc do lạm dụng thuốc giúp gan duy trì hoạt động bình thường. Ngoài công dụng của một loại trà thải độc, trà hoa cúc còn giúp ổn định niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.
Về cách dùng, trà hoa cúc cũng như nhiều loại trà khác nên được dùng nóng và chỉ nên uống vào sáng sớm để giúp cơ thể tỉnh táo, hoặc sau bữa ăn nhằm cải thiện đầy hơi, khó tiêu.(3)
Các chuyên gia cũng khuyến cáo chỉ nên uống dưới 2 tách trà một ngày và không nên uống trà vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ.
5. Nước dừa
Nước dừa được coi là loại nước uống mát gan tự nhiên với rất nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường trao đổi và chuyển hóa chất. Hơn thế, bổ sung nước dừa sau khi thức giấc sẽ giúp hỗ trợ đào thải cặn bã, độc tố tích tụ trong đêm ra khỏi cơ thể. Loại nước này cũng chứa lượng lớn axit lauric với khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao giúp da giảm mụn.
Uống nước dừa tươi là tốt nhất, ngoài ra có thể cho thêm ít đường, đá, chanh nếu chỉ có nhu cầu dùng như các loại nước uống giải khát thông thường.
Đa số mọi người tin rằng dừa là loại trái cây tự nhiên nên uống nhiều nước dừa cũng không gây vấn đề gì cơ thể. Song thực tế, theo Sở Nông nghiệp Mỹ, nước dừa chứa hàm lượng carbohydrate, cùng hàm lượng natri, kali cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bị cao huyết áp, tim mạch. Bên cạnh đó nước dừa cũng chứa lượng đường cao (6,26 gram/1ly), nếu dùng thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Một tác dụng rõ rệt của nước dừa là lợi tiểu, dùng quá nhiều loại thức uống này sẽ khiến thận làm việc vất vả hơn.(4)
6. Nước ép bưởi
Bưởi là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc, chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Trong bưởi có chứa nhiều naringin, được cho là có tiềm năng trong việc ngăn ngừa tổn thương gan, hỗ trợ chuyển hóa lipid phòng ngừa gan nhiễm mỡ chống xơ gan,…
Ngoài ăn tươi, bưởi còn có thể dùng làm gỏi, đặc biệt là ép lấy nước. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại trà giảm cân, trà mát gan, trà thải độc cơ thể với thành phần làm từ bưởi, người dùng khi chọn mua các sản phẩm này nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, chống chỉ định để tránh hậu quả đáng tiếc.(7)
Khi dùng bưởi cũng cần lưu ý một số khuyến cáo, theo FDA Mỹ dùng bưởi chung với các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan thận, mức độ phụ thuộc vào cơ địa thể trạng từng người. Tốt nhất là không ăn bưởi và dùng các sản phẩm có thành phần từ bưởi trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc, bia rượu.
Người có hệ tiêu hóa kém không nên uống nhiều hơn 1 ly nước ép bưởi hoặc ăn quá nhiều bưởi trong ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
7. Atiso
Atiso (tên khoa học là Cynara scolymus), là loại cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Sau khi được người Pháp đưa vào Việt Nam loại cây này đã trở thành đặc sản của cao nguyên Lâm Đồng.
Atiso có vị đắng nhẹ, tính mát có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, lợi tiểu chống độc, lợi mật, tăng tiết mật, nhuận gan, bảo vệ gan. Do đó loại cây này thường được dùng như một loại trà mát gan tiêu độc cho cơ thể.(5)
Hoa atiso thường được bán ở cửa hàng, siêu thị dưới dạng hoa khô xắt lát đóng gói hoặc búp hoa tươi. Cách dùng phổ biến của atiso là dùng hoa làm trà thải độc cơ thể với các dạng trà hoa khô hoặc trà túi lọc. Hoa atiso tươi có thể dùng để làm gỏi, xào hoặc nấu canh như một loại rau mát gan rất tốt cho sức khỏe.
Việc dùng atiso hỗ trợ mát gan cũng phải tuân theo các khuyến cáo về y khoa. Theo các chuyên gia, atiso có tác dụng thúc đẩy tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột, nếu lạm dụng thường xuyên hoặc dùng với lượng nhiều cùng lúc có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa, gây nên chứng đầy hơi trướng bụng. Ở người viêm loét dạ dày tá tràng, uống atiso thường xuyên sẽ khiến vết loét lâu lành. Nhiều người uống atiso như trà mát gan thay cho nước lọc, điều này khiến gan phải làm việc liên tục để chuyển hóa từ đó tăng thêm gánh nặng cho gan.
Do đó các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng 10-20 gram atiso nếu sắc với nước và 5-10 gram nếu dùng khô, đặc biệt không dùng atiso thay nước uống hàng ngày. Mỗi ngày không nên uống quá 1 lít trà atiso, nếu dùng liên tục thì 10 ngày phải ngưng, không uống kéo dài.
Ngoài ra còn có một loại cây có tên gọi là Atiso đỏ (tên khoa học là Hibiscus sabdariffa). Thực tế loài này trước đây có tên là bụp giấm, nguồn gốc từ Tây Phi hoàn toàn không có liên hệ với loài Atiso – Cynara scolymus ở trên. Hoa bụp giấm cánh mỏng, màu trắng, phần đài quả màu đỏ thẫm, vị chua, ngọt nhẹ thường được dùng làm mứt, siro, nước giải khát hoặc nấu canh chua. Người dùng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn về công dụng, giá trị dược liệu của 2 loại cây.
8. Cây mã đề
Mã đề là loại cây mọc hoang khá phổ biến, từ xưa đã được dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Cây mã đề có tính mát, lành, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, mát gan vì vậy thường đường dùng nấu nước uống.
Mã đề thường được dùng trong các trường hợp, sỏi thận, bí tiểu, giúp giảm ho, hỗ trợ cải thiện viêm gan siêu vi B, xơ gan…
Hầu như tất cả các bộ phận của cây mã đề từ rễ, thân, lá, hoa, đều có thể sử dụng để nấu nước uống hoặc xông, đây là một vị không thể thiếu trong cách nấu nước mát của người hoa. Lá mã đề non còn được xem là một loại lá mát gan có thể dùng làm rau nấu canh.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng nước mã đề thường xuyên vì tác dụng lợi tiểu của mã đề có thể khiến cơ thể nhanh mất nước, làm tăng nguy cơ sảy thai ở ba tháng đầu của thai kỳ, người thận yếu, suy thận cũng không nên dùng mã đề. Người khỏe mạnh không nên uống nhiều nước mã đề vào ban đêm, tránh gây tiểu đêm, mất ngủ. Chỉ nên uống dưới 150ml (khoảng 1 – 2ly/ngày) và không uống quá 4-5 ngày liên tục.
9. Bột sắn dây
Sắn dây thường được xếp vào một trong các loại nước uống giải nhiệt cơ thể. Bột sắn dây được mài từ củ sắn dây, theo Đông y loại củ này có vị ngọt, mát, tính bình.
Bột sắn dây có tác dụng hạ nhiệt, giảm đường huyết, cải thiện rối loạn mỡ máu, giải rượu, giảm độc tố tích tụ trong gan.
Bột sắn dây còn có thể dùng trong các món chè hoặc các loại nước mát đẹp da. Khi dùng bột sắn dây cần có một số lưu ý: Hạn chế dùng bột sắn dây sống, tốt nhất là cho nước nóng từ từ vào khuấy đều cho bột tan và chín hẳn. Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 1 ly sắn dây. Phụ nữ có thai không nên uống hoặc nếu có nhu cầu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
10. Bồ công anh
Bồ công anh là loại cây thuộc họ cúc Asteraceae, cây có vị đắng, tính mát, rất thích hợp dùng để thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.(6)
Bồ công anh có nhiều tác dụng tốt như cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa, lợi tiểu, giàu vitamin A, K. Đặc biệt, bồ công anh còn có khả năng hỗ trợ thanh lọc, làm mát gan, thải độc.
Rễ, thân và hoa bồ công anh thường được đóng gói dưới dạng khô làm trà mát gan, thanh nhiệt hoặc phối hợp với các với các vị thuốc khác trong Đông y. Lá bồ công anh non có thể dùng làm nguyên liệu cho món salad hoặc xào tỏi.
Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, do đó không nên uống nhiều nước bồ công anh vào buổi tối. Mỗi ngày không dùng quá 400ml nước bồ công anh, và nên ngưng sau khi dùng liên tục 5 – 10 ngày, không dùng liên tục trong thời gian dài.
IV. Tác hại của việc uống nước mát gan không đúng cách
Nước uống mát gan chỉ có công dụng hỗ trợ thanh lọc, bài tiết cho cơ thể, hoàn toàn toàn không có tác dụng thay thế các loại thuốc điều trị, do đó lạm dụng nước mát gan với mong muốn giải độc, chống độc cũng như chữa bệnh cho gan là một quan niệm sai lầm. Uống nhiều nước mát gan một cách vô tội vạ cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho cơ thể.
Việc uống các loại cây cỏ không có nguồn gốc rõ ràng, chưa được kiểm chứng lâm sàng về công hiệu chữa bệnh, bất chấp các khuyến cáo về độc tính có thể có hoặc nguy cơ dị ứng với cơ thể… có thể khiến người bệnh lâm vào tình cảnh nguy kịch.
Dùng lâu dài một hoặc một vài loại nước uống mát gan mà không có thời gian ngưng nghỉ để cơ thể đào thải sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa ở gan.
Uống nhiều nước mát gan thay cho nước lọc hoặc uống liên tục các loại cây có tính nhuận trường, lợi tiểu sẽ làm tăng áp lực bài tiết cho thận, khiến cơ thể nhanh mất nước không kịp phục hồi.
Mua và uống các bài thuốc mát gan không rõ nguồn gốc, các sản phẩm đóng gói chứa nhiều chất bảo quản, quá hạn sử dụng có thể khiến người dùng ngộ độc, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
IV. Lưu ý khi uống nước mát gan
Để việc uống nước mát gan thanh lọc cơ thể mang lại hiệu quả, cần tuân thủ một số lưu ý nhằm tránh việc gặp phải rắc rối không đáng có.
Khi phát hiện có triệu chứng nghi ngờ là bệnh lý về gan, cần đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm, nếu có phác đồ điều trị của bác sĩ cần tuân thủ theo đúng phác đồ không tự ý bỏ thuốc để uống các sản phẩm cây cỏ chưa kiểm chứng. Trong quá trình điều trị nếu muốn dùng thêm các loại nước mát gan, thuốc uống mát gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chỉ sử dụng các loại cây, thảo dược đã được kiểm chứng để làm nước mát gan. Trước khi dùng cần phải nắm rõ các tác dụng phụ có thể phát sinh, không dùng nước mát gan thay nước lọc uống hàng ngày và phải có thời gian nghỉ để cơ thể đào thải.
Với các sản phẩm trà mát gan, trà thải độc cơ thể chế biến đóng gói sẵn, chỉ chọn mua các sản phẩm có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng, tìm hiểu về cách kiểm tra sản phẩm chính hãng để tránh mua phải hàng giả hàng nhái. Xem kỹ hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
V. Các loại thuốc uống mát gan hiện nay
Cần lưu ý, trước khi tìm đến thuốc uống mát gan dù là Đông y hay Tây y đều phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, người có chuyên môn. Nhiều người dễ bị ngộ nhận tình trạng của bản thân như: nổi mụn, uống nhiều bia rượu, khó tiêu, nóng trong người… và nghĩ rằng bản thân bị suy gan, nóng gan sau đó tự ý tìm đến các loại thuốc mát gan trị mụn dù rằng thực tế bản thân không hề mắc các vấn đề về gan. Do đó, thay vì vội vàng tìm hiểu thuốc mát gan nào tốt, mọi người phải nắm rõ tình trạng của bản thân cần nhất là hướng dẫn của người có chuyên môn.
Thuốc uống mát gan Đông y: Trong Đông y có nhiều bài thuốc hỗ trợ khắc phục các vấn đề về gan như xơ gan, viêm gan, nóng gan… với thành phần là các loại thảo dược cây cỏ như: diệp hạ châu (cây chó đẻ), an xoa, nhân trần, bạch truật, cẩm lệ chi (khổ qua)… Những loại thảo dược này khi sử dụng cần phải phối hợp theo liều lượng, người bệnh có nhu cầu sử dụng phải đến các cơ sở Đông y uy tín bắt mạch chẩn bệnh, tùy theo tình trạng mà bác sĩ Đông y sẽ kê đơn bốc thuốc. Không nên chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian hoặc mua các thang thuốc không rõ nguồn gốc qua mạng dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Thuốc uống mát gan Tây y: Đầu tiên cần xác nhận trong y học hiện đại không có thuật ngữ “nóng gan – mát gan”, đây là quan niệm xuất phát từ dân gian, khái niệm này được tạm hiểu là người có biểu hiện nổi mụn, nhọt, mề đay, rôm sảy do uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ nóng, trái cây ngọt, dẫn đến gan không thể thanh lọc gây bức bí cho cơ thể và phát tiết qua da.
Thực tế các dấu hiệu ở trên chưa đủ để xác định một người có phải bị bệnh về gan hay không, vì đó còn có thể là triệu chứng của bệnh ngoài da, dị ứng, viêm da cơ địa, nấm da… Vì vậy cần phải đến cơ sở chuyên khoa thăm khám, sau khi có kết quả sẽ được bác sĩ chỉ định hướng khắc phục. Không nên tự ý mua các loại thuốc điều trị, thuốc kê đơn khi chưa có chỉ định của bác sĩ, việc dùng thuốc tùy tiện không đúng liều lượng sẽ làm tăng gánh nặng giải độc của gan, thận chí khiến gan quá tải, nhiễm độc.
Ngày nay, dưới cấp độ sinh học phân tử tế bào, các nhà khoa học đã phát hiện phần lớn cơ chế sinh ra các bệnh lý về gan có liên quan đến hoạt động quá mức của tế bào Kupffer. Từ đó, các chuyên gia nhận định kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer chính là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng ngừa và bảo vệ gan.
Trên cơ sở này các nhà khoa học Mỹ đã phát triển thành công sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hewel kết hợp 2 tinh chất thiên nhiên Wasabia và S.Marianum, có khả năng hỗ trợ tăng cường giải độc, chống độc cho gan, kiểm soát hoạt động quá mức của tế bào Kupffer giúp bảo vệ gan từ gốc.
Nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử đã chứng minh, S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica giúp hỗ trợ kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer đồng thời làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Do đó, bộ đôi tinh chất này giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.
Ngoài việc lựa chọn các thuốc mát gan chất lượng, hiệu quả, có cơ chế tác dụng được khoa học kiểm chứng, dinh dưỡng và vận động khoa học cũng là cách quan trọng giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể tốt hơn, giúp cơ thể hạn chế các chất độc hại cũng như đào thải độc tố, làm sạch gan hiệu quả.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống, vận động như thế nào là hợp lý, như thế nào là phù hợp với thể trạng của mỗi người? Nếu thực hiện sai cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nutrihome hiện là Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động đầu tiên tại Việt Nam chuyên khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng, vận động cho các bệnh lý mạn tính, trong đó có bệnh về gan. Tại đây các chuyên gia hàng đầu Việt Nam sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn chế độ ăn uống, vận động thích hợp với từng trường hợp cụ thể, giúp người bệnh gan đạt được kết quả như mong muốn.