Rau ăn phở có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi địa phương lại có cách thưởng thức riêng biệt. Hương vị phở không những vẫn giữ nét truyền thống mà còn được tăng lên một tầng cao mới.
I/ Các loại rau ăn phở nên có để tăng hương vị
Rau sống thì có đa dạng các thể loại. Nếu kể kể hết thì số lượng ấy có thể đóng thành 1 quyển sách dày. Tuy nhiên, nhắc tới ăn kèm phở thì không thể thiếu những loại rau này!
1. Hành lá
Nhiều bạn hay nói vui rằng, xã hội chia làm 2 kiểu người: phở có hành, phở không hành. Thế nhưng, hành có thể được coi là một loại rau thiết yếu của phở. Thiếu vắng chúng sẽ làm hương vị món nước thay đổi một cách đáng kể. Theo Đông y, hành lá có vị cay, hăng, ăn hơi ngọt và tính ấm. Vì vậy, chúng có tác dụng giải cảm và trị các bệnh như chướng bụng do đầy hơi, khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, hành còn được thêm vào để át đi mùi ngái của bò rất tốt.
2. Ngò rí
Người miền Bắc gọi loại rau này bằng cái tên mùi ta. Phần gốc của chúng hay được dùng để làm hương liệu nấu nước dùng. Trong khi đó, người ta sẽ cắt nhỏ phần ngọn chung với hành lá và rải lên tô bún, phở. Ngò rí còn được dùng trong các món cháo và các món ăn truyền thống khác như nem (chả giò), canh bóng cá,…
Loại rau này khá lành tính và có mùi thơm dịu nhẹ nên rất dễ mix với các nguyên liệu khác. Ở một số nơi, người ta còn dùng rau mùi để đun nước tắm với ý nghĩa “tẩy trần” đón năm mới.
3. Rau quế
Trên thực tế, khá ít người ăn húng quế với phở. Phần lớn, ta sẽ hay bắt gặp món rau này trong bún bò Huế. Tuy nhiên, đấy là đối với người miền Bắc. Phở miền Nam sẽ được bày thêm một rổ rau sống ăn kèm, trong đó chắc chắn có húng quế. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, rau quế có tác dụng tiêu sỏi, trị chứng đau đầu, giảm căng thẳng,…
➤➤➤ ĐỌC THÊM: Cách nấu phở gà miền Bắc: Thơm, Ngon, Chuẩn vị
4. Ngò gai
Song song với hành lá, ngò rí, ngò gai cũng được cắt nhỏ cùng và rải lên các tô phở. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hương vị này khi ăn các món như vịt nướng, vịt quay hoặc canh măng,… Chúng có mùi thơm vô cùng đặc trưng, bạn chỉ cần thử một miếng nước dùng cũng có thể nhận ra.
Mùi tàu còn có công dụng giảm cholesterol trong máu, trị bệnh ho có đờm, mụn nhọt,…Hai bên viền lá có răng cưa nhọn nhưng khá mềm. Nhiều bạn hay bị nhầm lẫn giữa ngò gai và lá xương sông. Tuy nhiên, đây là hai loại rau hoàn toàn khác nhau từ hương vị đến hình dạng cây đấy nhé!
5. Húng láng
Húng láng (húng thơm) phổ biến hơn so với người miền Bắc. Tên gọi của chúng cũng được đặt theo tên của địa phương trồng nhiều từ xưa. Đó là làng Láng ở Hà Nội. Rau có mùi thơm nhẹ, ăn với phở rất hợp. Nếu nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ thấy cây húng thơm khá thấp. Thân có màu tía, lá nhỏ, phân bố đều từ thân đến ngọn.
Thực tế, húng láng và húng chó rất hay bị nhận nhầm dù vị của chúng khác biệt 100%. Phải là những người đi chợ chuyên nghiệp mới nhận biết được hai loại rau này chỉ bằng một cái nhìn.
6. Giá đỗ
Phở miền Bắc không ăn chung với giá đỗ. Tuy nhiên, tùy vào sở thích mỗi thực khách, chủ quán vẫn thêm một rổ rau có giá ăn kèm. Trong khi đó, phở gà miền Nam thì không thể thiếu loại rau này. Trước khi được cho vào tô, chúng sẽ được nhúng sơ trong nồi trụng rau, thịt cho mềm hơn. Giá đỗ có tính mát nên rất thích hợp để ăn vào mùa hè. Ngoài ra còn có các công dụng khác như làm da căng bóng, hỗ trợ giảm cân, nâng cao sức khỏe,…
7. Tía tô
Tía tô hay còn gọi là tía bát, rất ít được dùng khi ăn phở. Tuy nhiên, loại rau này lại có công dụng giải cảm, hạ sốt rất tốt. Ta thường hay bắt gặp chúng ở các món bún riêu cua, bún đậu chuối ốc,… Tuy nhiên, phở trộn thêm tía tô kết hợp với giá đỗ, hành khô rất ngon mà còn làm tăng thêm hương vị. Chắc chắn, bạn không nên bỏ qua loại rau này khi ăn phở trộn đâu nhé!
8. Hẹ
Nghe thì có vẻ rất lạ nhưng tại Hà Nội có một quán phở nổi tiếng thêm hẹ vào phở. Đó là phở Thìn trứ danh trên phố Lò Đúc. Tưởng rằng sẽ nhận phản hồi không mấy tích cực, nhưng ai ngờ lại được khách hàng yêu thích vô cùng. Đây cũng là một trong những lý do phở Thìn luôn thu hút rất đông thực khách ghé đến mỗi ngày.
Ai ăn được hẹ sẽ thấy sức khỏe được cải thiện một cách đáng kể. Bởi chúng có thể loại trừ vi khuẩn và nấm có hại đối với đường tiêu hóa. Ngoài phở, bạn có thể thấy hẹ còn xuất hiện trong các món như mì vằn thắn, sủi cảo, canh giá hẹ,…
9. Hành tây
Hành tây ngâm dấm quá là nổi danh khi bạn thưởng thức phở miền Nam rồi phải không nào! Có người lại thích trụng sơ hành tươi và thả trực tiếp vào tô. Có người thì thích cái vị chua chua giòn giòn, sần sật của hành ghém. Nhưng dù ăn theo cách nào cũng có thể thấy hành tây đã làm dậy mùi hương của phở rất nhiều.
Quả thật, mỗi loại rau ăn phở đều có công dụng nhất định. Hành tây cũng vậy! Chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động mượt mà, giảm các chứng chướng bụng và đầy hơi. Bên cạnh đó, hành tây còn là hương liệu không thể thiếu khi nấu nước lèo cho phở.
10. Húng lủi
Húng lủi hay bị nhầm với lá bạc hà. Hơn nữa, mùi của loại rau này khá nồng. Tuy nhiên, có nhiều người lại rất thích hương vị cay cay ấy. Họ luôn yêu cầu húng lủi mỗi khi ăn phở. Rất khó để phân biệt chúng với lá bạc hà. Có lẽ, mọi thứ bạn cần là “kinh nghiệm mách bảo”. Bạn nào mới tiếp xúc và “tập” ăn húng lủi thì hãy cắt nhỏ. Như vậy, vị nồng sẽ giảm bớt và dễ thưởng thức hơn.
Ngoài ra, còn vô số các loại rau sống khác có thể kể đến như kinh giới, húng chanh, rau răm, đinh lăng,… Tùy vào sở thích mỗi người mà bạn có thể kết hợp các loại rau khác nhau nếu nấu phở tại gia.
✘✘✘ THAM KHẢO: Địa chỉ bán phở bò sốt vang ngon ở Hà Nội
II/ Lợi ích khi sử dụng rau ăn kèm phở
Với “team không hành” thì bát phở chỉ có 2 màu. Trắng của sợi phở và màu của thịt. Như vậy không hề bắt mắt và “ra dáng” món ăn tinh hoa một chút nào! Ngoài việc tô điểm cho thêm phần màu sắc, rau ăn phở còn mang đến nhiều lợi ích tích cực khác.
Nâng cao vị ngon món ăn
Ai cũng phải công nhận một điều rằng, phở thêm rau ăn ngon hơn rất nhiều. Nếu bạn không thích đồ sống, có thể nhờ chủ quán trụng sơ, sau đó để riêng bên ngoài. Như vậy cũng đã tăng rất nhiều hương vị cho món ăn. Thật đáng tiếc cho những bạn không ăn được một trong các loại rau kể trên!
Tạo thêm nhiều mùi vị lạ
Mỗi loại rau sẽ có hương vị đặc trưng riêng. Bạn ăn một bát phở có hành lá, húng láng,… sẽ đem tới cảm giác hoàn toàn với một tô dùng kèm húng quế, giá đỗ. Nhờ những mùi hương phong phú ấy, phở cũng hấp dẫn và giữ chân thực khách được lâu dài hơn.
Làm mát cơ thể
Chắc hẳn bạn đã biết rau xanh luôn có nhiều chất xơ giúp điều hòa thân nhiệt. Không chỉ vậy, những loại rau kể trên hầu như đều xuất hiện trong các bài thuốc Nam từ ngày xưa. Có công dụng hỗ trợ, điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. Ngoài làm mát cơ thể, chúng còn tác động lên xương khớp, hệ tiêu hóa, làn da và ổn định nồng độ cholesterol.
III/ Lưu ý khi dùng rau ăn với phở
Tuy có nhiều lợi ích nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều nhất định khi ăn rau kèm phở. Nhất là vào thời điểm môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay.
- Rửa sạch rau và ngâm muối khử trùng trước khi ăn sống. Bất kể loại rau nào cũng làm như vậy. Đặc biệt là những nguyên liệu mua trong chợ tự phát và cả các siêu thị rau sạch.
- Tốt nhất, bạn nên yêu cầu người bán hàng làm chín rau. Vi khuẩn sẽ không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể nếu bạn làm theo cách này.
- Không nên kết hợp quá nhiều loại vào cùng 1 tô phở. Chỉ nên ăn vừa phải hoặc sử dụng một số rau nhất định. Bởi vì có những nguyên liệu sẽ phá hủy dưỡng chất và không tương thích với nhau, Dễ gây ngộ độc, đau bụng,…
- Khi ăn phở bò thì không nên cho rau hẹ, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy,…
- Phở gà cũng không nên ăn kèm rau kinh giới, nhất là với những người mắc bệnh liên quan đến xương khớp.
Rau ăn phở tưởng chừng chỉ là hương vị bổ trợ, đi kèm. Thực chất chúng lại có vai trò quan trọng để tạo thành một tô phở ngon. Tuy vậy, nước dùng vẫn luôn là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá món ăn. Để có thứ nước lèo thơm ngon, đậm vị, các cửa hàng thường hay dùng nồi phở điện để giải quyết vấn đề. Nếu có cơ hội, bạn hãy thưởng thức phở khi có đầy đủ các loại nguyên liệu và rau ăn kèm nhé!