Chúng ta đã nghe rất nhiều khái niệm cây lương thực, thế nhưng không phải ai cũng biết những loại cây trồng nào phổ biến. Trong bài viết này mobiAgri sẽ giới thiệu tới bạn các loại cây lương thực được trồng nhiều trên thế giới, là một trong những loại cây chính giúp xóa đói giảm nghèo tại một số quốc gia.
Cây lương thực là gì?
Cây lương thực là những loại cây được trồng để cung cấp nguồn lương thực cho con người. Đây là những cây trồng chủ yếu ở các vùng đất có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, và là nguồn thực phẩm cơ bản cho hầu hết các dân tộc trên thế giới. Các loại cây lương thực phổ biến bao gồm lúa, ngô, lạc, khoai, sắn, đậu và các loại hạt khác. Các loại cây lương thực cung cấp cho con người nhiều dưỡng chất quan trọng như carbohydrate, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Các loại cây lương thực được trồng phổ biến
1. Cây lúa nước
Cây lúa gạo là một trong những loại cây lương thực đầu tiên cần phải nhắc tới. Đây là loại cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới và khu vực Đông Nam Á, Châu Phi. Loại cây này có sức tiêu thụ mạnh ở nhiều nước trên thế giới, cung cấp năng lượng chính cho con người ở một số nước thường xuyên sử dụng loại cây lương thực này. Tùy theo điều kiện tự nhiên như khí hậu, nước, hệ thống thủy lợi ở các nước khác nhau mà thời vụ, số lượng trồng lúa cũng khác.
Ở Việt Nam thường có các vụ: Vụ mùa, vụ chiêm, vụ Hè Thu. Hiện nay cây lúa nước đã được lai tạo nhiều giống khác nhau. Nhằm tạo ra những giống mới năng suất hơn, chất lượng thơm ngon hoặc phù hợp với điều kiện sinh trưởng của mỗi vùng. Một trong những thị trường sản xuất lúa nước lớn thứ 2 thế giới, không thể không nhắc đến đó chính là Việt Nam.
2. Cây ngô
Cây ngô là loại cây lương thực được trồng nhiều ở khu vực Trung Mỹ, sau đó lan sang khắp Châu Mỹ. Cây ngô hay còn gọi là cây bắp được lan tỏa sang nhiều quốc gia trên thế giới, nhờ sự tiếp xúc của người Châu Âu với người Châu Mỹ vào khoảng cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Ở Việt Nam cây ngô có nguồn gốc xuất xứ từ nước láng giềng Trung Quốc.
Cây ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng, chỉ xếp thứ 3 sau cây lúa gạo và lúa mì. Tổng sản lượng sản xuất ngô ở nước Mỹ cao nhất, đạt 40,62%. Các nước khác gộp lại sản xuất 59,38%. Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới liên tục tăng qua các năm, trung bình hàng năm đạt từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn. Trong đó Mỹ vẫn là quốc gia có sản lượng ngô xuất khẩu lớn nhất thế giới.
3. Cây lúa mì
Lúa mì hay còn có tên gọi khác là tiểu mạch nằm trong nhóm loài cỏ được thuần dưỡng từ khu vực Levant, sau đó được gieo trồng rộng khắp các quốc gia. Loại cây này là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất: Bánh kẹo, mì sợi, bột mì,… hoặc được sử dụng để lên men trong sản xuất bia, rượu hoặc nhiên liệu sinh học.
Hiện nay có 3 loại lúa mì được trồng phổ biến, đó là: Triticum durum, Triticum aestivum, Triticum compactum. Lúa mì không chỉ là một trong những nguyên liệu sản xuất thức ăn cho con người, mà còn cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi tại nhiều nước trên thế giới.
4. Cây sắn ( Cây khoai mì)
Cây sắn là một trong những loại cây lương thực được trồng phổ biến, đặc biệt là các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu khoai mì lớn nhất là Thái Lan, chiếm 85% sản lượng, kế tiếp là Indonexia và Việt Nam. Các sản phẩm từ sắn được xuất khẩu chính là tinh bột sắn, sắn lát và sắn viên.
Ở nước ta ngọn sắn non hoặc lá sắn cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Loại cây này khá dễ trồng, tốn ít chi phí, thích nghi với điều kiện môi trường tốt vì vậy được trồng ở Việt Nam.
5. Khoai lang
Khoai lang là một loại cây nông nghiệp không quá xa lạ với chúng ta, rễ của loại cây này phình lớn tạo thành củ, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt thơm. Cây khoai lang cung cấp cho chúng ta cả củ và rau trong bữa ăn hàng ngày.
Loại cây này là cây lương thực quan trọng cho người và là thức ăn trong chăn nuôi, nguyên liệu để chế biến các sản phẩm tinh bột, cồn, siro, mì, bánh, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học,… Khoai lang có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, là một trong những loại cây lương thực lâu đời xuất hiện cách đây hơn 5.000 năm.
6. Cao lương
Cây cao lương hay còn được gọi là lúa miến, bo bo, cao lương đỏ. Đây là một loại thực vật có hoa, thuộc họ hòa thảo. Chiều cao của loại cây này có thể đạt đến 4m. Đường kính của hạt lương thực nhỏ từ 3-4mm.
Cây cao lương sinh trưởng tốt ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, loại cây này có khả năng chịu hạn tốt. Thời gian sinh trưởng của cây cao lương từ 100-115 ngày, trung bình năng suất 1ha đạt 95-125 tấn. Ở Châu Phi và Châu Á loại cây này được sử dụng phổ biến, vừa là thức ăn để nuôi gia súc, gia cầm.
7. Cây kê
Cây kê còn được gọi với tên gọi khác là Bạch Lương Túc, Cốc Tử, Tiểu Mễ thuộc cây họ hòa thảo. Đây là loại cây lương thực chống đói từ xa xưa, dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên, cho năng suất cao. Hạt kê ít gây dị ứng trong tất cả cac loại ngũ cốc, nên sử dụng rất an toàn.
Hạt kê còn là một vị thuốc quý, có công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, làm thuốc bổ, chữa ho, thấp khớp, đau dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa,… Tuy nhiên hạt kê không thể sử dụng với liều lượng cao, sẽ gây những tác dụng không mong muốn.
8. Khoai tây
Một loại cây lương thực ngắn ngày được trồng nhiều, đó là cây khoai tây. Loại cây này được trồng rộng rãi trên nhiều quốc gia, có nguồn gốc từ Peru. Khoảng thập niên 1570 loại cây này được du nhập vào Châu Âu, sau đó đã được những người dân nơi đây đưa đến rộng khắp các lãnh thổ trên thế giới. Thật bất ngờ khi cây khoai tây thuộc họ Cà, là nguyên liệu thực phẩm chế biến trong nhiều món ăn được ưa chuộng.
Như vậy, mobiAgri đã cùng bạn đi tìm hiểu những loại cây lương thực được trồng phổ biến nhất trên thế giới. Phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích bạn có thể tìm hiểu và tự trồng những loại cây này tại nhà.