Tìm hiểu về hệ điều hành Android: Khái niệm, ưu nhược điểm, các phiên bản hiện tại

Android được biết đến là hệ điều hành số một trên thế giới. Hệ điều hành này được sử dụng cho hầu hết các dòng điện thoại hiện nay trên thị trường. Đây là một hệ điều hành dễ sử dụng với mã nguồn mở và giao diện thân thiện với người dùng. Cùng mình tìm hiểu hệ điều hành Android qua bài sau!

1. Hệ điều hành Android là gì?

Android là một hệ điều hành được phát triển dựa trên nền tảng Linux. Đây là nền tảng được thiết kế dành riêng cho những chiếc điện thoại thông minh và máy tính bảng. Thời điểm ban đầu, hệ điều hành Android vẫn do Android Inc. phát triển nhưng sau đó được Google mua lại vào năm 2005.

Sau đó, Google đã chính thức ra mắt hệ điều hành này trên toàn cầu và tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở. Đây là một hiệp hội bao gồm các công ty chuyên phụ trách phần cứng, phần mềm và viễn thông. Năm 2008, chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng hệ điều hành Android chính thức được ra mắt.

Sự thành công của Android những năm sau đó và kéo dài đến tận bây giờ chính là nhờ mã nguồn mở. Đi kèm với đó là giấy phép không có nhiều sự ràng buộc bởi các bên phát triển nên sản phẩm này. Ước tính đến năm 2012, hệ điều hành này đã chiếm tới 75% thị phần smartphone trên toàn cầu.

Tuy nhiên con số trên đã có phần giảm đôi chút do sự xuất hiện của điện thoại iPhone chạy hệ điều hành iOS do Apple sản xuất. Dù vậy, sự phổ biến của hệ điều hành Android vẫn đứng đầu toàn cầu.

2. Lịch sử phát triển của Android

Vào tháng 10/2003, Android. Inc được thành lập tại Palo Alto, California. Những nhà sáng lập của Android. Inch đều là những người nổi tiếng, dù vậy việc phát triển hệ điều hành lại diễn ra rất âm thầm. Mãi cho đến khi quá trình nghiên cứu và phát triển hệ điều hành điện thoại di động gặp bất lợi do hết kinh phí, Google đã mua lại công ty này.

Những nhân vật chủ chốt sáng lập Android. Inc cũng tiếp tục tham gia vào nhóm nghiên cứu phát triển hệ điều hành. Sau đó, Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger) đã thành công phát triển một hệ điều hành dựa trên nền nhân Linux. Google bắt đầu quảng bá cho nền tảng và các nhà mạng cam kết sẽ cung cấp một hệ thống viễn thông có khả năng nâng cấp cho Google.

Google lại tiếp tục liên hệ với rất nhiều hãng sản xuất phần cứng và phần mềm khác nhau. Đến 5/11/2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở – một hiệp hội bao gồm các nhà mạng, công ty chuyên phần cứng và phần mềm được thành lập. Cũng trong cùng ngày hôm ấy, hệ điều hành Android đầu tiên được ra mắt. Và chiếc điện thoại đầu tiên chạy trên nền tảng này cũng trình làng vào cuối năm 2008.

Bắt đầu từ năm 2008, các phiên bản cập nhật của hệ điều hành Android lần lượt ra đời. Những phiên bản cập nhật không ngừng cải tiến và bổ sung thêm nhiều tính năng mới để phục vụ người dùng. Đồng thời sửa chữa những lỗi gặp phải trên các phiên bản trước đó.

3. Những đặc trưng của hệ điều hành Android

Tương tự như hệ điều hành iOS của Apple, Android cũng có những đặc trưng riêng về nhiều yếu tố. Mời bạn tham khảo chi tiết bên dưới đặc trưng hệ điều hành Android là gì.

3.1. Interface

Yếu tố đầu tiên khi nói về hệ điều hành Android chính là giao diện. Những chiếc điện thoại hệ điều hành Android hầu hết đều có chung một giao diện tương tự nhau. Còn lại tùy vào cách sắp xếp trật tự bố cục màn hình của từng hãng điện thoại khác nhau.

3.1.1. Home screen

Tương tự như trên laptop, khi điện thoại Android khởi động sẽ được đưa đến màn hình chính. Nơi đây thường tập hợp lại từ những biểu tượng ứng dụng và tiện ích khác nhau. Đồng thời còn có một số nội dung tự động cập nhật và các tiện ích hiển thị trực tiếp. Ví dụ như dự báo thời tiết, email, tin nhắn,…

Màn hình chính có thể bao gồm nhiều trang khác nhau cho phép người dùng cuộn trang hoặc di chuyển qua các trang bằng cách vuốt qua vuốt lại. Về cơ bản thì các nội dung trên màn hình chính của điện thoại chạy hệ điều hành Android đểu tương tự. Tuy nhiên vẫn các hãng sản xuất điện thoại vẫn tạo một số sự khác biệt nhất định nhằm phân biệt với các đối thủ cạnh tranh.

3.1.2. Status bar

Thanh trạng thái chính là phần dọc phía trên của màn hình. Tại đây hiển thị thông tin và những thiết bị kết nối với nó. Bạn có thể vuốt xuống để hiển thị thông báo ứng dụng cùng các cập nhật quan trọng. Đồng thời tại đây cũng hỗ trợ truy cập nhanh một số tính năng hệ thống như: độ sáng màn hình, chế độ âm thanh, đèn pin, cài đặt kết nối,…

Tham Khảo Thêm:  Đơn vị đo trọng lượng là gì?

3.1.3. Notifications

Thông báo bao gồm những thông tin ngắn gọn và các nội dung có liên quan đến ứng dụng khi chúng không hoạt động. Nếu bạn nhấp vào thông báo, bạn sẽ được điều hướng đưa đến màn hình bên trong của ứng dụng liên quan.

Đối với những hệ điều hành Android mới nhất hiện nay, thông báo mở rộng còn cho phép người dùng mở rộng thông báo. Qua đó hiển thị cụ thể nội dung ngay bên ngoài thay vì phải truy cập vào ứng dụng như trước.

3.1.4. App lists

Bao gồm tất cả các ứng dụng mà bạn đã cài đặt vào trong điện thoại của bạn. Bạn có thể kéo một trong những ứng dụng từ “Danh sách ứng dụng” ra ngoài màn hình chính để thuận tiện cho việc sử dụng.

3.1.5. Navigation buttons

Nút điều hướng xuất hiện nhiều trên các điện thoại thông minh hiện nay. Đây là những nút chuyên dùng để truy cập nhanh vào các công cụ tìm kiếm trên website.

3.1.6. Split-screen view

Chế độ xem chia đôi màn hình xuất hiện trong những chiếc điện thoại hệ điều hành Android mới nhất. Điện thoại Samsung là thiết bị đầu tiên được biết đến với tính năng này. Nó cho phép bạn chia nửa màn hình để thao tác hai cửa sổ ứng dụng cùng lúc.

3.1.7. Charging while powered off

Khi bạn tắt nguồn, đồng hồ hiển thị dung lượng pin sẽ xuất hiện trên màn hình. Tùy theo từng hãng sản xuất mà hình dáng xuất hiện trên mỗi chiếc điện thoại sẽ có sự khác nhau.

3.1.8. Audio-coupled haptic effect

Bắt đầu từ phiên bản hệ điều hành Android 12 đã bổ sung tính năng hiệu ứng xúc giác kết hợp với âm thanh. Điều này cho phép rung đồng bộ kèm theo âm thanh khi bạn chạm vào màn hình.

3.2. Applications

Đối với hầu hết các thiết bị chạy Android đều được cài đặt sẵn các ứng dụng của Google. Bao gồm: Gmail, Google Chrome, Google Maps, YouTube, Google Play Phim, Google Play Âm nhạc và nhiều ứng dụng khác. Theo thời gian, Android cũng cho phép cài đặt ứng dụng của bên thứ ba bằng cách tải xuống và cài đặt tệp APK thông qua CH Play.

Tại CH Play, người dùng có thể cài đặt, cập nhật và gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết. Kho ứng dụng của CH Play vô cùng đồ sộ. Ước tính ở thời điểm hiện tại đã có hơn 3 triệu ứng dụng có mặt trên CH Play.

3.3. Storage

Người dùng có thể mở rộng bộ nhớ của thiết bị di động bằng cách gắn thêm thẻ SD. Hiện nay, thiết bị Android chấp nhận hai loại bộ nhớ: bộ nhớ di động (mặc định) và bộ nhớ SD (bộ nhớ ngoài).

3.4. Memory management

Nhằm giữ mức tiêu thụ điện năng ở mức tối thiểu, các thiết bị Android được thiết kế để quản lý các ứng dụng một cách hiệu quả nhất. Nếu một ứng dụng bất kỳ không được sử dụng trong thời gian nhất định, hệ thống sẽ tự động tạm dừng hoạt động của ứng dụng ấy. Điều đó nhằm ngăn ứng dụng chạy ngầm gây hao hụt điện năng hoặc tài nguyên CPU.

3.5. Developer options

Một số cài đặt cho người dùng được nhà phát triển xây dựng nằm trong menu phụ “tùy chọn nhà phát triển”. Điển hình trong đó có thể kể đến như khả năng cập nhật của màn hình, hiển thị các điểm chạm trên màn hình, thông báo cho người dùng về các ứng dụng không nhận phản hồi,…

4. Cấu hình phần cứng phù hợp với hệ điều hành Android

Hệ điều hành Android được phát triển dựa trên kiến trúc ARM (ARMv7 và ARMv8). Vào năm 2012, thiết bị Android tích hợp vi xử lý Intel ra đời, bao gồm cả smartphone và tablet. Tuy nhiên dù được hỗ trợ cho nền tảng 64bit, các thiết bị Android vẫn chạy trên cả x86 64bitARM64.

Bắt đầu từ phiên bản Android 5.0, các biến thể 64bit của tất cả các nền tảng đã được hỗ trợ bên cạnh 32bit. Vào năm 2021, một thử nghiệm không chính thức của hệ điều hành đã chuyển sang kiến trúc RISC-V.

Yêu cầu về mức dung lượng RAM tối thiểu dành cho các thiết bị chạy Android 7.1 trở đi là 2GB đối với phần cứng tốt nhất. Và 1GB đối với những phiên bản thấp hơn.

Các thiết bị Android kết hợp với nhiều thành phần tùy chọn phần cứng khác nhau, bao gồm: cảm biến định hướng, GPS, camera tĩnh hoặc video,…

5. Ưu điểm của hệ điều hành Android

Android hiện đang là hệ điều hành chiếm thị phần điện thoại di động lớn nhất hiện nay trên thị trường. Đương nhiên không phải tự nhiên mà hệ điều hành Android đạt được kết quả ấn tượng như vậy. Tất cả là nhờ sự nâng cấp và phát triển không ngừng của hãng sản xuất nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất dành cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của hệ điều hành này:

  • Kho ứng dụng đa dạng: Hiện nay, trên CH Play đã có tổng cộng trên 3 triệu ứng dụng khác nhau. Mọi ứng dụng phục vụ công việc, học tập và giải trí đều có thể được tìm thấy ở trên đây.
  • Mẫu mã đa dạng: Có rất nhiều hãng sản xuất điện thoại đều sử dụng hệ điều hành Android cho thiết bị của hãng. Điều đó giúp mang đến nhiều mẫu điện thoại hấp dẫn khác nhau với đa dạng phân khúc giá, giúp mọi người dùng dễ dàng tiếp cận với thiết bị Android hơn.
  • Có thể mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ: Bên cạnh bộ nhớ trong của máy, bạn có thể mở rộng bộ nhớ bằng việc gắn thêm thẻ SD dung lượng cao.
  • Khả năng tùy biến cao: Hệ điều hành Android hoạt động với bản chất mã nguồn mở. Do đó bất kỳ ai cũng có thể lấy mã nguồn của hệ điều hành này. Vì vậy các nhà sản xuất và các lập trình viên có thể tùy biến chỉnh sửa để mang đến phiên bản tốt nhất dành cho điện thoại thông minh của hãng.
  • Được nhiều người dùng ưa chuộng: Giao diện của Android được đánh giá là dễ dàng sử dụng, không tốn nhiều thời gian để làm quen. Đồng thời nếu như gặp bất kỳ vấn đề nào trong khi sử dụng, bạn cũng sẽ được hỗ trợ vô cùng nhiệt tình từ cộng đồng Android.
Tham Khảo Thêm: 

6. Nhược điểm của hệ điều hành Android

Bên cạnh ưu điểm, hệ điều hành Android vẫn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Đây đều là những điều mà người dùng luôn hi vọng nhà phát triển sẽ đưa ra giải pháp ở những phiên bản hệ điều hành mới nhất sau này.

Nhược điểm của hệ điều hành này như sau:

  • Nhiều ứng dụng chạy ngầm: Khả năng tối ưu hóa bộ nhớ RAM của Android có phần kém hơn iOS. Điều đó khiến nhiều ứng dụng vẫn chạy ngầm dẫn đến máy bị chậm hoặc thậm chí bị đơ.
  • Một số ứng dụng chưa được tối ưu hóa tốt: Vì nhiều hãng sản xuất điện thoại khác nhau đều cùng chạy Android nên hệ điều hành chưa được tối ưu hóa tốt phù hợp với từng mẫu mã khác nhau. Điều đó khiến các ứng dụng có thể gặp lỗi, ví dụ như không hiển thị được toàn màn hình.
  • Một số ứng dụng có chất lượng kém: Một số ứng dụng trên CH Play có chất lượng kém. Đi kèm với đó là rất nhiều quảng cáo gây khó chịu cho người dùng. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công việc cũng như thời gian giải trí của người dùng.
  • Virus dễ dàng xâm nhập hơn: Nếu bạn không cài đặt sẵn phần mềm diệt virus thì một số ứng dụng tải xuống từ CH Play có thể khiến thiết bị của bạn bị nhiễm virus.

7. Các phiên bản của Android

Hệ điều hành Android đã xuất hiện trên thị trường gần 15 năm với nhiều phiên bản cập nhật và nâng cấp trong suốt thời gian qua. Dưới đây là chi tiết các phiên bản Android và tính năng chính của các bản cập nhật.

7.1. Android 1.0

Android 1.0 được phát hành vào ngày 23/9/2008 được tải xuống và cập nhật thông qua ứng dụng Market. Một số tính năng cơ bản của phiên bản này như sau:

  • Hỗ trợ máy ảnh.
  • Hiển thị, phóng to đầy đủ trang web.
  • Cho phép nhóm nhiều ứng dụng vào một thư mục.
  • Truy cập vào máy chủ Gmail.
  • Các ứng dụng trong máy đồng bộ với ứng dụng của Google, ví dụ Gmail, Google Contacts, Google Calendar,…

7.2. Android 1.1

Phiên bản Android 1.1 được phát hành vào 9/2/2009 và được biết đến như “Petit Four” nội bộ. Bản cập nhật này giải quyết một số lỗi ở phiên bản trước đó và thay đổi Android API. Một số tính năng cũng được thêm vào phiên bản này:

  • Trong bố trí hệ thống có hỗ trợ thêm vùng lựa chọn.
  • Khả năng lưu trữ các tập tin đính kèm trong các tin nhắn nhận được.
  • Màn hình chờ dài hơn.
  • Hiển thị sẵn chi tiết khi người dùng muốn tìm kiếm doanh nghiệp trên bản đồ.

7.3. Android 1.5

Vào 27/4/2009, Phiên bản cập nhật Android 1.5 phát hành và được dựa trên hạt nhân Linux 2.6.27. Đây cũng là lần đầu tiên sử dụng tên mã dựa trên một món tráng miệng (Cupcake). Những phiên bản sau này cũng tiếp tục sử dụng chủ đề này.

Ở phiên bản này, giao diện người dùng UI được sửa đổi và cập nhật thêm một số tính năng mới. Tiêu biểu như: Hỗ trợ bàn phím ảo thứ ba, hỗ trợ Widget, quay video, tính năng sao chép và dán trên trang web, màn hình khởi động mới,…

7.4. Android 1.6

Phiên bản được phát hành vào 15/9/2009 với tên mã là Donut, được dựa trên Linux kernel 2.6.29. Trong bản cập nhật này cũng bao gồm nhiều tính năng mới: Tìm kiếm bằng giọng nói, cho phép lựa chọn nhiều hình ảnh để xóa, mở rộng cử chỉ, cải thiện tốc độ trong quá trình tìm kiếm và sử dụng máy ảnh,…

7.5. Android 2.0

Phát hành vào 26/10/2009, Android 2.0 có tên mã là Eclair được phát triển dựa trên Linux kernel 2.6.29. Ở lần cập nhật này, hệ điều hành tăng thêm nhiều tính năng mới như:

  • Mở rộng đồng bộ hóa tài khoản.
  • Hỗ trợ Bluetooth 2.1.
  • Hỗ trợ Email exchange.
  • Cải thiện tốc độ đánh máy trên bàn phím ảo.
  • Hỗ trợ tối ưu hóa tốc độ phần cứng cũng như cải thiện UI.
  • Hỗ trợ màn hình và độ phân giải lớn với tỷ lệ tương phản tốt hơn.

Cùng nhiều tính năng khác.

7.5. Android 2.0.1 và Android 2.1

Ra mắt vào 3/12/2009 với một số thay đổi nhỏ liên quan đến API. Đồng thời phiên bản này cũng sửa lỗi và framework.

Tiếp tục với phiên bản Android 2.1 được phát hành vào 12/1/2010 cũng tiếp tục thay đổi thỏ về API và sửa một số lỗi từ phiên bản trước.

7.6. Android 2.2 đến Android 2.2.3

Phiên bản Android 2.2 phát hành vào 20/5/2010 với tên mã Froyo, được viết tắt từ tên món tráng miệng frozen yogurt. Phiên bản dựa trên Linux kernel 2.6.32 với API mức độ 8. Phiên bản này tiếp tục được cập nhật thêm nhiều tính năng mới. Sau đó, những phiên bản tiếp theo từ 2.2.1 đến 2.2.3 đều tập trung sửa lỗicập nhật bảo mật cũng như cải thiện hiệu suất.

Kể từ phiên bản Android 2.2.3, những phiên bản cập nhật sau vẫn tiếp tục được cập nhật đều qua các năm. Tính đến thời điểm hiện tại, Android 12 chính là hệ điều hành Android mới nhất 2021. Cụ thể về các phiên bản Android sau và thời gian phát hành sẽ được mình đề cập ở phần tiếp theo của bài viết này.

8. Bảng tổng hợp các phiên bản Android

Với gần 15 phát triển, hệ điều hành Android vẫn không ngừng nâng cấp để tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng. Bắt đầu từ chiếc điện thoại Android đầu tiên vào năm 2008 cho đến nay, Android đã trải qua 20 lần cập nhật.

Tham Khảo Thêm:  Bạch tuộc có mấy tim – “Quái vật biển” là loài động vật như thế nào?

Phiên bản hệ điều hành Android mới nhất 2021 Android 12 vừa được ra mắt vào 4/10. Phiên bản mới nhất này sở hữu nhiều tính năng mới hỗ trợ người dùng. Đồng thời cũng sửa những lỗi có trên phiên bản trước đó.

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các phiên bản Android, cùng theo dõi bảng tổng kết chi tiết bên dưới:

Android 1.6Android 2.0 – 2.1Android 2.2Android 2.3 – 2.3.2Android 2.3.3 – 2.3.7Android 3.1Android 3.2Android 4.0.xAndroid 4.1.xAndroid 4.2.xAndroid 4.3Android 4.4Android 5.0Android 6.0Android 7.0Android 8.0Android 9.0Android 10.0Android 11.0Android 12.0

9. Các thiết bị chạy hệ điều hành Android

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị công nghệ sử dụng hệ điều hành Android. Các thiết bị trải dài khắp mọi phân khúc với các dòng sản phẩm khác nhau. Trong đó tiêu biểu có thể thấy như: điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, netbook, TV thông minh, smartbook,…

Một số thương hiệu sản xuất điện thoại luôn chạy hệ điều hành Android như: Samsung, Xiaomi, OPPO, Nokia, OnePlus, Huawei, Sony, Vivo,… Không chỉ vậy, Android còn được sử dụng cho các dòng kính mắt thông minh, smartwatch, tai nghe, máy trò chơi điện tử bỏ túi,…

Đặc biệt vào năm 2011, Android đã được trang bị cho một công nghệ tự động hóa gia đình với tên Google Home.. Qua đó hệ điều hành hỗ trợ điều khiển các thiết bị gia dụng như ổ cắm, công tắc điện, thiết bị điều khiển nhiệt độ.

10. Các hãng sản xuất thiết bị Android nổi tiếng

Như đã đề cập ở trên, Android hiện đang là hệ điều hành được dùng cho nhiều chiếc điện thoại thông minh trên thế giới. Nhiều hãng sản xuất điện thoại sử dụng hệ điều hành này cho thiết bị của hãng. Ngoại trừ những điểm chung ở các phiên bản, mỗi hãng lại thay đổi một số yếu tố để mang đến trải nghiệm tối ưu riêng cho khách hàng của hãng.

Dưới đây là các hãng chuyên sản xuất thiết bị chạy hệ điều hành Android nổi tiếng hiện nay.

10.1. Samsung

Khi nhắc đến hệ điều hành Android, điện thoại Samsung là cái tên mà mọi tín đồ công nghệ sẽ nghĩ đến đầu tiên. Samsung là một thương hiệu sản xuất điện thoại đến từ Hàn Quốc, được biết đến như là hãng sản xuất smartphone chạy Android lớn nhất hiện nay trên toàn cầu. Thị phần của Samsung chiếm 20,4% thị phần thế giới.

Samsung có đa dạng các dòng sản phẩm: Galaxy A, Galaxy M, Galaxy S, Galaxy Note,… trải dài khắp mọi phân khúc khách hàng từ bình dân cho đến cao cấp. Không chỉ vậy, gần đây Samsung còn nghiên cứu và phát triển dòng điện thoại gập Galaxy Z cực hấp dẫn.

10.2. OPPO

Đây là một hãng điện thoại nổi tiếng đến từ Trung Quốc. OPPO được thành lập vào năm 2004 và hiện tại sản phẩm của hãng đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.

Những chiếc điện thoại OPPO nổi bật bởi chất lượng camera tốt, đi kèm với mức giá phải chăng. Bạn có thể tìm thấy sản phẩm mà mình cần với các dòng điện thoại như: OPPO Reno, OPPO Find, và OPPO A

10.3. OnePlus

Tiếp tục lại là một hãng điện thoại đến từ Trung Quốc vừa được thành lập vào năm 2013. Có lẽ đây vẫn là một cái tên khá mới mẻ trên thị trường công nghệ những năm gần đây. Hãng điện thoại OnePlus là công ty con của tập đoàn BBK Electronics, chuyên sản xuất những chiếc điện thoại sở hữu cấu hình khủng.

Máy sử dụng hệ điều hành OxygenOS trên nền tảng Android, mang đến hiệu suất ổn định và sở hữu mức giá phải chăng.

10.4. Nokia

Nokia là một thương hiệu sản xuất điện thoại lâu đời tại Nhật Bản, được thành lập vào năm 1865. Hiện nay, những thiết bị di động mang thương hiệu Nokia sẽ do công ty HMD Global sản xuất.

Có lẽ với bất kỳ người dùng công nghệ nào lại không quen thuộc đối với những sản phẩm mang tên thương hiệu Nokia. Những chiếc điện thoại của hãng đã từng chiếm lĩnh thị trường suốt một thời gian dài cho đến khi bị các hãng sản xuất khác dần thay thế.

Hiện nay, những mẫu điện thoại Nokia được biết đến với mức giá phải chăng. Đi kèm với đó là độ bền cao cùng hệ điều hành Android One thuần Google vô cùng mượt mà.

10.5. Xiaomi

Xiaomi là một thương hiệu điện thoại tại Trung Quốc, được thành lập vào năm 2010. Tính đến nay, thương hiệu Xiaomi đã trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau Samsung và Huawei.

Điện thoại Xiaomi trải dài khắp mọi phân khúc giá với cấu hình mạnh mẽ, camera chụp ảnh ấn tượng và nhiều tính năng tiện ích đi kèm. Hiện tại, các dòng sản phẩm điện thoại thuộc thương hiệu Xiaomi bao gồm: Redmi, Xiaomi POCO, Mi, Mi Mix.

11. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp tất tần tật mọi thông tin liên quan Hệ điều hành Android là gì? Các phiên bản của HĐH Android. Thông qua những chia sẻ ở trên, mọi người đã có thể làm quen và hiểu hơn về hệ điều hành điện thoại phổ biến nhất trên thế giới này.

Đừng quên tiếp tục theo dõi Dchannel của Di Động Việt để được cập nhật liên tục những vấn đề xoay quanh lĩnh vực công nghệ mỗi ngày. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết lần này của mình.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về hệ điều hành macOS: Khái niệm, ưu nhược điểm, các phiên bản hiện tại
  • Tìm hiểu về hệ điều hành Windows: Khái niệm, ưu nhược điểm, các phiên bản hiện tại
  • Android 13 có gì mới? Android 13 hỗ trợ máy nào? Có nên cập nhật Android 13?
  • iOS 16 beta 2 có gì mới – Đã Fix lỗi gì? Hướng dẫn cách cập nhật iOS 16 beta 2 nhanh nhất

Di Động Việt

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP