Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là

Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Khái quát chung:

+ Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).

+ Dân số trên 12 triệu người (14,4% dân số cả nước năm 2002).

– Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

– Vị trí tiếp giáp:

+ Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế).

+ Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế – xã hội).

+ Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hay, chi tiết

Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

a. Thuận lợi

– Địa hình có sự phân hóa rõ rệt:

+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.

+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ.

→ Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh → cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Tham Khảo Thêm:  Các thành phần của không khí, tỷ lệ oxy trong không khí là bao nhiêu?Để lại bình luận

– Khoáng sản: giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn. → phát triển công nghiệp khai khoáng.

– Sông ngòi: Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào. → phát triển thủy điện

– Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa. → Thuận lợi trồng cây công nghiệp.

– Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).

– Giữa ĐB và TB có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hay, chi tiết

Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kihh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

b. Khó khăn

– Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

– Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.

– Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

3. Đặc điểm dân cư xã hội

* Đặc điểm:

– Số dân: Khoảng 12 triệu người, chiếm 14% DS cả nước. ( Năm 2016).

– Thành phần: là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều DT ít người:

+ Tây bắc: Thái, Mường, Dao, Mông…..

+ Đông bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông…

+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

– Trình độ phát triển kinh tế:

+ Đồng bào các DT có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn vơi địa hình đồi núi.

Tham Khảo Thêm:  Các nước đang phát triển là gì? Có các đặc điểm chung gì?

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hay, chi tiết

Ruộng bậc thang ở miền núi Bắc Bộ

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hay, chi tiết

Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc, Tây Bắc) và cả nước, năm 1999

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP