Học vị là gì? Đâu là những học vị cơ bản trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Tất cả những nội dung trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Học vị là gì?
Học vị được hiểu là một văn bằng được một cơ sở giáo dục ở trong hoặc ngoài Việt Nam có giấy phép theo các tiêu chuẩn giáo dục của nhà nước cấp cho một người đã tốt nghiệp ở các bậc học tương ứng.
Theo những quan niệm của người Việt Nam cũng như người châu Á nói chung đều rất quan trọng bằng cấp. Vì thế, nhiều quốc gia và trong đó có cả Việt nam luôn đầu tư việc đào tạo nhân tài cho quốc gia. Tuy nhiên mỗi thời kỳ thường có những đặc điểm đào tạo, các bậc học vị khác nhau.
Nếu như trong thời kỳ phong kiến, hệ thống giáo dục của Việt Nam khá nghiêm ngặt và chỉ có nam giới mới được đi học. Những nam sinh đều phải tham gia các kỳ thi để có được các bậc học vị trong thời phong kiến bao gồm: 4 kỳ thi hương, 1 kỳ thi hội và 1 kỳ thi đình để có được học vị cao nhất là Trạng nguyên.
Tuy vậy, xã hội hiện nay đã có sự bình đẳng hơn rất nhiều khi sẵn sàng cho cả nam và nữ cùng được theo học các bậc học khác nhau.
Để có thể có được các học vị tương ứng. Bạn cần tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo của từng cấp độ theo một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, các khoảng thời gian sẽ kéo dài từ 3 – 5 năm. Sau quãng thời gian này bạn có thể nhận được bằng tốt nghiệp tương ứng.
►►► CẬP NHẬT HÀNG NGÀY 1000+ các mẫu Cover letter khiến nhà tuyển dụng ĐỨNG NGỒI KHÔNG YÊN từ ánh nhìn đầu tiên!
Hệ thống học vị cơ bản tại Việt Nam
Tại hệ thống giáo dục của Việt Nam, bạn sẽ cần phải đạt được một trong các học vị khác nhau như sau:
Học vị tú tài
Đây là vị trí học vị cơ bản dành cho những người đã tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông. Nếu muốn đạt được học vị này, bạn cần phải trải qua một kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp. Những người tốt nghiệp cáp 3 sẽ được cấp bằng tú tài theo đúng quy định của luật giáo dục Việt Nam.
Học vị cử nhân
Học vị cử nhân thường dành cho những người đã tốt nghiệp đại học. Tại hệ thống giáo dục đại học, học vị cử nhân thường áp dụng với các khối ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội như: kinh tế, luật, báo chí… Các cử nhân thông thường sẽ trải qua quá trình đào tạo từ 4 năm là tối thiểu. Trong khi đó, những sinh viên ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư.
Học vị thạc sĩ
Với những người đã tốt nghiệp đại học và muốn học lên cao. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp bằng thạc sĩ. Đây là học vị dành cho những người có trình độ cao, có kinh nghiệm trong thực tế. Những người có học vị thạc sĩ thường sẽ trở thành những chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.
Hiện nay, với những cơ quan lớn, nhiều nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên phải có được bằng thạc sĩ như một điều kiện tiên quyết nếu muốn tham gia tuyển dụng các vị trí quản lý cấp cao.
Học vị tiến sĩ
Nếu bạn đang thắc mắc học vị cao nhất là gì thì câu trả lời chính là học vị tiến sĩ. Đây là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục cũng như trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Với những người được cấp bằng tiến sĩ đều phải có những lý luận, công trình nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của riêng mình thì mới được cấp bằng.
►►► Tham khảo thêm các kỹ năng phỏng vấn các ngành nghề để đánh bại mọi ứng viên khác!
Điểm khác biệt giữa học hàm học vị là gì?
Giữa học hàm, học vị trong hệ thống giáo dục của Việt Nam luôn có những điểm khác biệt nhất định. Trong đó:
- Học vị là văn bằng do một cơ sở đào tạo ở từng cấp theo tiêu chuẩn giáo dục cấp cho người tốt nghiệp ở các cấp học cụ thể. Người học cần phải trải qua một thời gian dài để có thể đạt được các học vị theo hệ thống giáo dục sẵn có.
- Học hàm là các chức danh cụ thể được hội đồng chức danh giáo sư Việt Nam bổ nhiệm cho các chuyên gia thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn hiện nay. Các học hàm chủ yếu của Việt Nam bao gồm: giáo sư, phó giáo sư.
Những quyền lợi khác nhau của các học vị là gì
Với các học hàm học vị khác nhau trong hệ thống giáo dục Việt Nam, người sở hữu sẽ có những quyền lợi khác nhau. Trong đó có thể kể tới:
Các bậc lương nhất định
Với những người có các bậc học vị khác nhau sẽ có bậc lương khác nhau. Và theo quy định của pháp luật, những người thuộc các bậc học vị khác nhau sẽ được xem xét nâng lương 1 lần sau 3 năm công tác. Các bậc lương của các học vị hiện nay gồm:
- Trình độ trung cấp: lương bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự
- Trành độ cao đẳng: lương bậc 2, hệ số lương 2.06 theo ngạch cán sự.
- Trình độ đại học: lương bậc 1, hệ số 2.34 theo ngạch chuyên viên.
- Trình độ thạc sĩ: lương bậc 2, hệ số 2.67 theo ngạnh chuyên viên.
- Trình độ tiến sĩ: lương bậc 3, hệ số 3.00 theo ngạch chuyên viên.
Ngoài ra, với những người có học hàm giáo sư trở lên, hệ số lương sẽ được hưởng từ 6.2 đến 8.0. Những người có học hàm phó giáo sư sẽ có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78
Phụ cấp
Ngoài những khoản lương được hưởng theo bậc lương cho những người có học vị đúng với quy định của luật giáo dục. Các học hàm học vị còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc như:
- Phụ cấp thâm niên: loại phụ cấp này được tính dựa trên 5% mức lương thuộc bậc lương cuối cùng của lao động trong ngạch. Với người công tác từ năm thứ 4 thì mỗi năm được tăng thêm 1% lương.
- Phụ cấp khu vực: loại phụ cấp này được chia theo 7 mức: 0.1, 0.2,0.3,0.4,0.5,0.7,1.0 so với lương tối thiểu.
- Phụ cấp đặc biệt: loại phụ cấp nayuf dành cho những người làm việc ở các khu vực đặc biệt khó khăn như đảo xa, biên giới. Phụ cấp này gồm các mức là: 30;50;100% lương hiện có. CÙng với đó là các khoản về phục cấp thâm niên.
- Phụ cấp lưu động: là loại phụ cấp dành cho những người phải thường xuyên thay đổi địa điểm, nơi làm việc. Người nhận phụ cấp này sẽ có các mức cơ bản gồm: 0.2,0.4,0.6 so với lương tối thiểu.
- Phụ cấp độc hại: Được chia làm 4 mức: 0.1,0.2,0.3,0.4 so với lương tối thiểu của các học vị.
- Phụ cấp trách nhiệm: Đây là dạng phụ cấp với những người có học hàm học vị đang làm việc trong các cơ quan trọng yếu của chính phủ. Những người này được hưởng phụ cấp theo 3 mức: 0.1,0.2,0.3 so với lương tối thiểu.
Chế độ nâng lương
Với quyền lợi khi nâng lương của các học vị là gì? Sau 3 năm công tác, mức lương tối thiểu sẽ được nâng lên một bậc.
Còn với các học hàm, sau 5 năm công tác, người lao động sẽ được nâng lương lên một bậc.
Học vị của Việt Nam có được công nhận trên thế giới hay không?
Trong thời gian gần đây, phần lớn các học vị theo hệ thống giáo dục Việt Nam hiện vẫn chưa được thế giới công nhận. Bằng chứng có thể thấy rằng, rất nhiều cử nhân, thạc sĩ khi có nguyện vọng đi du học ở nước ngoài thường rất khó khăn do các trường đại học ở nước ngoài hầu hết không công nhận chất lượng bằng cấp của Việt Nam.
Đặc biệt, rất nhiều cử nhân, thạc sĩ ở ngay tại Việt Nam cũng khó có thể tìm được công việc như ý do chất lượng bằng cấp, năng lực không phù hợp.
Để có thể lý giải tại sao học vị Việt Nam chưa được thế giới công nhận thì có thể có những lý do sau:
- Chương trình đào tạo ở Việt Nam chưa theo kịp được các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới.
- Hình thức đào tạo còn quá thiên về lý thuyết, chưa có nhiều bộ môn áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn.
- Đội ngũ giảng viên, thiết bị giảng dạy còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Với các thông tin trên mà News.timviec.com.vn chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm rõ được học vị là gì và hệ thống học vị cơ bản của Việt Nam hiện nay. Hãy nắm rõ để làm hành trang hữu ích cho tương lai tìm việc sau này của bạn.