Viêm khớp ngón chân cái: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm khớp ngón chân cái: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm khớp ngón chân cái gây đau nhức, làm ảnh hưởng tới việc di chuyển, vận động hàng ngày của người bệnh. Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

viêm khớp ngón chân cái

Viêm khớp ngón chân cái là gì?

Viêm khớp ngón chân cái (Hallux Rigidus) là tình trạng khớp ngón chân cái metatarsophalangeal – MTP bị viêm. Đây là khớp nối ngón chân cái với phần còn lại của bàn chân. Người bệnh sẽ bị đau và cứng khớp MTP, cản trở nhiều trong sinh hoạt hàng ngày.

khớp ngón chân cái bị viêm
Viêm khớp ngón chân cái gây nhiều trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày

Bệnh có phổ biến không?

Các chuyên gia ước tính rằng cứ 40 người trên 50 tuổi thì sẽ có 1 người bị viêm cứng khớp ngón chân cái. Đây cũng là loại viêm khớp phổ biến ở bàn chân. Ngoài ra, trong các bệnh xương khớp thường gặp ở ngón chân cái, viêm khớp ngón chân cái là bệnh lý phổ biến thứ hai sau bệnh ngón chân cái vẹo trong (Hallux Valgus).

Các cấp độ của bệnh

Cấp độ của tình trạng viêm khớp ngón chân cái sẽ được phân dựa trên mức độ ảnh hưởng tới khả năng di chuyển ngón chân cái, cụ thể: (1)

  • Độ 0: Mức độ di chuyển của ngón chân cái bị ảnh hưởng 10-20%
  • Độ 1: Mức độ di chuyển của ngón chân cái bị ảnh hưởng 20-50%
  • Độ 2: Mức độ di chuyển của ngón chân cái bị ảnh hưởng 50-75%
  • Độ 3: Mức độ di chuyển của ngón chân cái bị ảnh hưởng 75-100%
  • Độ 4: Mức độ di chuyển của ngón chân cái bị ảnh hưởng 75-100% kèm theo cơn đau dữ dội khi cử động ngón chân cái bị viêm.

Triệu chứng viêm ngón chân cái

Khi khớp ngón chân cái bị viêm, người bệnh thường có các triệu chứng như: (2)

  • Đau trong hoặc xung quanh ngón chân cái. Người bệnh thường bị đau ở trên đầu ngón chân, nhưng cũng có thể đau ở sâu bên trong khớp
  • Sưng quanh khớp ngón chân cái. Người bệnh có thể phải điều chỉnh giày để di chuyển dễ dàng hơn
  • Cứng khớp ngón chân cái, không thể uốn cong lên/xuống

Một số yếu tố có thể khiến tình trạng viêm khớp ngón chân cái trầm trọng hơn như:

  • Đứng hoặc di chuyển
  • Thời tiết lạnh, ẩm ướt
  • Mang giày dép quá chật hoặc không hỗ trợ tốt cho hoạt động của bàn chân.
Tham Khảo Thêm:  Các cách tính tổng nhanh trong Excel, nhiều cách hay và lạ

Nguyên nhân gây viêm khớp ngón chân cái

Phần lớn trường hợp viêm khớp ngón chân cái sẽ phát triển theo thời gian mà không có nguyên nhân rõ ràng. Sự lão hóa tự nhiên của xương khớp sẽ gây hao mòn sụn khớp. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm cứng khớp ngón chân cái và những bệnh lý thoái hóa khớp khác.

Tình trạng viêm khớp ở ngón chân cái có thể tiến triển do khớp ngón chân cái phải chịu quá nhiều áp lực khi người bệnh đi lại. Bởi mỗi một bước đi của bạn sẽ khiến khớp MTP chịu một lực bằng gấp đôi trọng lượng cơ thể.

Một số nguyên nhân khác gây viêm khớp ngón chân gồm:

  • Khớp MTP hoạt động quá mức khi chơi thể thao, làm việc…
  • Ngón chân cái bị va đập hoặc bị đè ép
  • Trật khớp bàn ngón cái (turf toe)
  • Người có xương bàn chân và ngón chân dài hơn bình thường

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp ngón chân cái gồm:

  • Người trên 50 tuổi
  • Nữ giới
  • Vận động viên
  • Các công việc yêu cầu phải đứng nhiều

Một số bệnh lý có thể gây viêm khớp ngón chân như:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch (autoimmune disorders)
  • Viêm xương sụn bóc tách (osteochondritis dissecans)
  • Bệnh gout có thể gây viêm sưng khớp ngón chân cái
bệnh gout gây viêm sưng ngón chân cái
Viêm khớp ngón chân cái gây nhiều trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày

Chẩn đoán viêm khớp ngón chân cái

1. Kiểm tra thể chất

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bàn chân của người bệnh và tìm kiếm những dấu hiệu về gai xương (nếu có). Bác sĩ có thể di chuyển ngón chân cái của bạn để kiểm tra phạm vi chuyển động được bao nhiêu mà không gây đau. Di chuyển ngón chân theo nhiều hướng khác nhau cũng sẽ giúp xác định xem cơn đau ở sâu bên trong khớp hay chỉ giới hạn ở vết sưng trên đỉnh khớp ngón chân. Kết quả sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. (3)

2. Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp x-quang bàn chân. Kết quả chụp x-quang sẽ cho thấy vị trí và kích thước của gai xương (nếu có), mức độ viêm khớp và tình trạng hao mụn của sụn khớp.

3. Biến chứng có thể gặp phải

Tình trạng viêm khớp ngón chân cái không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử trí, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần, đời sống sinh hoạt của người bệnh vì các triệu chứng sẽ thường xuyên xuất hiện, “quấy rầy” cuộc sống.

Tham Khảo Thêm:  Bỏ túi ngay 3 cách xóa khoảng trắng trong Word cực đơn giản, nhanh chóng

Ngoài ra, khi không được điều trị sớm và đúng cách, tình trạng khớp ngón chân cái bị viêm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như hình thành gai xương, biến dạng khớp, dị tật ngón chân, thậm chí là có nguy cơ mất khả năng vận động.

Phương pháp điều trị viêm khớp ngón chân cái

Sau khi xác định nguyên nhân gây viêm khớp ngón chân cái, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh, cụ thể:

  • Với những trường hợp viêm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc để cải thiện tình trạng đau và sưng tấy khớp. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu để cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Trong thực đơn hằng ngày, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp làm chậm quá trình lão hóa xương. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều các nhóm hoa quả như cam, xoài, quýt… và những thực phẩm giàu omega-3 (các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ…).
  • Chườm đá ở ngón chân để giúp giảm đau, đẩy nhanh tiến trình hồi phục.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Người bệnh không vận động nặng, không di chuyển nhiều để bàn chân, ngón chân có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi các khớp bị viêm.
  • Cần duy trì việc thăm khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt là kiểm tra cơ xương khớp định kỳ.
  • Phẫu thuật: Phương pháp điều trị này chỉ được chỉ được thực hiện khi người bệnh không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị nội khoa, bệnh tiến triển nghiêm trọng.
chỉ định dùng thuốc nếu mức độ viêm nhẹ
Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc điều trị với các trường hợp nhẹ

Phòng ngừa viêm khớp ngón chân cái

Khi khớp ngón chân cái viêm do bất kỳ nguyên nhân nào đều có nguy cơ gây tổn thương đến các thành phần của khớp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ sớm bằng những thói quen thiết thực như: (4)

  • Hạn chế tối đa nguy cơ mắc chấn thương khi làm việc, chơi thể thao hoặc khi tham gia các hoạt động giải trí.
  • Chọn các kiểu giày vừa vặn, thoải mái, hạn chế đi giày gót cao quá nhiều.
  • Nếu mắc các lý bệnh tự miễn, bạn nên tuân thủ đúng theo kế hoạch điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa tổn thương ở khớp.
  • Mỗi ngày nên dành khoảng ít nhất 20 phút để tập luyện, thực hiện các bài tập bàn chân và ngón chân để giúp ngón chân hoạt động linh hoạt, đồng thời tăng cường điều tiết dịch nhờn cho các khớp.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường bổ sung rau củ quả, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo có hại, đường và rượu bia. Nếu có thể, cần bỏ thói quen hút thuốc.
  • Bỏ thói quen bẻ các khớp ngón chân, ngón tay
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao, giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) khi có nguy cơ cao để phát hiện mầm mống bệnh sớm, từ đó có biện pháp xử trí kịp thời, ngăn ngừa rủi ro sức khỏe cho bản thân.
Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách chèn chữ vào ảnh vào Word thành công 100%

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Viêm khớp ngón chân cái không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biện pháp xử trí sớm và đúng cách, bạn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, khi tình trạng đau nhức các khớp không thuyên giảm, người bệnh nên nhanh chóng đi tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP