Cá chuối hoa được ưa chuộng bởi đây là nguyên liệu chính cho nhiều món đặc sản quê hương. Đặc biệt thịt chắc, thơm và mềm, giàu giá trị dinh dưỡng. Giá bán trên thị trường của cá chuối hoa tương đối ổn định. Đó là lý do người nông dân chọn mô hình nuôi trồng giá trị kinh tế cao này. Cùng tìm hiểu kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thức ăn cho cá chuối hoa qua bài viết sau nhé!
Kiến thức chung về cá chuối hoa (cá lóc bông)
Tuy là loài cá quen thuộc với người dân Việt nhưng do sự đa dạng về chủng loại nên nhiều người mới vào nghề chưa nắm được những đặc điểm cụ thể của cá chuối hoa. Người nông dân cần tìm hiểu rõ hơn về loài cá này trước khi nuôi trồng.
Nguồn gốc xuất xứ và chủng loại của cá chuối hoa
Cá chuối (cá lóc) Việt Nam thuộc họ cá lóc chủ yếu sống ở tầng đáy trong các ao hồ, đầm nước. Cá lóc gồm có 3 loại chính là cá lóc đầu nhím, cá lóc đầu vuông và cá lóc bông. Trong đó, cá lóc bông là loài có giá trị kinh tế thị trường cao hơn hẳn.
Cá chuối hoa Việt Nam
Đặc điểm nhận biết cá chuối hoa
Cá chuối hoa có miệng rộng, đầu nhọn, mình tròn và thuôn dài giống như các loại cá lóc, cá quả khác. Tuy nhiên, cá chuối hoa khác biệt ở chỗ, lưng và đầu có lớp vảy đen nhạt. Dọc thân có hai hàng chấm đen, sọc đen mờ như vành hoa hai bên bụng. Đây cũng là lý do nó có tên cá chuối hoa hay cá lóc bông.
Chọn lọc cá lóc giống
Kỹ thuật nuôi trồng cá chuối hoa
Do nhiều đặc điểm riêng về tập tính, môi trường sống nên người nông dân cần đảm bảo một vài yếu tố kỹ thuật nuôi trồng cá chuối hoa. Dưới đây là chia sẻ của các hộ nông dân đã nuôi trồng cá chuối hoa thành công.
Mô hình nuôi trồng cá chuối hoa
Có hai mô hình nuôi trồng cá lóc phổ biến như sau:
Thứ nhất, nuôi trồng trong các ao, hồ, đầm tự nhiên là mô hình chăn nuôi truyền thống. Mô hình này không còn phổ biến hiện nay bởi nó gây cản trở trong việc vệ sinh và thu hoạch. Con giống nuôi trồng tự nhiên rất dễ sinh bệnh và khó kiểm soát số lượng.
Thứ hai, nuôi bằng hình thức ô lồng. Mô hình này có thể nuôi với mật độ lớn, năng suất cao và đặc biệt thuận tiện trong chăm sóc, thu hoạch. Các ô lồng thường có kích thước rộng 6m, dài 9m và cao 3m. Ô lồng nuôi cá chuối hoa khá lớn bởi loài này khá dữ, có tập tính bơi dồn đàn. Nếu ô lồng quá chật sẽ khiến cá lóc cắn nhau. Quá trình kiểm tra và quản lý thức ăn cho cá chuối hoa cũng như dịch bệnh thuận tiện hơn.
Chủ chăn nuôi chỉ cần kéo ô lồng lên là có thể nắm bắt được toàn bộ hiện trạng và tình trạng đàn cá. Tuy nhiên, chi phí nuôi trong ô lồng thường đắt hơn so với nuôi trong ao đất vì sẽ tốn thêm lồng nuôi. Cụ thể, mỗi ô lồng như trên cần chi phí khoảng 200-500.000 đồng/lồng.
Cá chuối hoa thường được nuôi trồng gối vụ trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 8. Cá lóc giống có trọng lượng 5-10g/con. Sau 6 tháng, cá có thể đạt trọng lượng 1,2kg.
Cá chuối hoa nuôi ô lồng
Chế biến thức ăn cho cá chuối hoa
Thức ăn tự nhiên của cá chuối hoa là các loại tôm, tép và cá tạp. Tuy nhiên, do nhiều nông dân không có điều kiện tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên nên thường sử dụng cám công nghiệp thay thế.
Mặc dù cám công nghiệp không phải là nguồn thức ăn cá chuối hoa ưa thích. Nhưng nông dân có thể huấn luyện dần. Từ lúc cá còn nhỏ, người nuôi trồng mua cá tạp về nghiền nhỏ, trộn đều với cám viên rồi cho cá chuối hoa ăn. Cám viên trộn cá tạo sẽ kích thích đàn cá chuối hoa kéo đến ăn và hình thành thói quen ăn cám công nghiệp.
Giống cá chúng tôi cung cấp tới tay bà con đã ăn cám mạnh.
Đối với sản phẩm cám công nghiệp, cá chuối hoa gần như sẽ hấp thụ 80-90% lượng đạm trong cám. Để đảm bảo dinh dưỡng cho cá, người nông dân thường chọn loại cám viên nổi có lượng đạm cao trên 40%. Lượng thức ăn cho cá chuối hoa và viên cám cũng thay đổi, tăng dần theo kích cỡ và trọng lượng. Cụ thể: với lồng cá khoảng 4000 con, trọng lượng chừng 20 con 1kg sẽ ăn tương đương 16kg cám 1 ngày, chia làm 3 bữa.
Ngoài ra, các hộ nông dân còn thêm tỏi tươi trộn lẫn với thức ăn cho cá chuối hoa. Tỏi được chế thành dung dịch, có khả năng phòng và chữa các bệnh thường gặp ở cá.
Cám công nghiệp – thức ăn cho cá chuối hoa
Những vấn đề thường gặp khi nuôi trồng cá chuối hoa
Vấn đề chung mà tất cả các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản gặp phải đó là nguy cơ cá nhiễm bệnh do nước bẩn. Nông dân cần thường xuyên kiểm soát chỉ số nước nuôi. Kết hợp với đó các chế phẩm vi sinh để làm sạch nước, tăng cường hệ miễn dịch cho cá.
Hơn nữa, do tập tính tự nhiên mà cá chuối hoa rất hay cắn đồng loại. Trong khoảng 1-1,5 tháng đầu, đàn cá nuôi thường phát triển không đồng đều và mật độ nuôi trong lồng lớn. Kết quả, rất nhiều trường hợp nuôi trồng chịu thiệt hại nặng nề do cá lớn ăn cá bé. Để khắc phục tình trạng này, các hộ nông dân có thể tiến hành tách đàn trong giai đoạn đầu. Loại to chung một lồng và loại bé chung một lồng.
Trước khi quyết định đầu tư, người nông dân cần tìm hiểu cụ thể kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nuôi trồng, chế biến thức ăn cho cá chuối hoa. Hi vọng những chia sẻ trên đây giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn thành công!
bà con có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về phương thức chăn nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp thì vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn nhiệt tình nhé ạ:
SĐT: 0908650297 Nguyên
Chúng tôi cung cấp giống cá lốc đạt chuẩn chất lượng toàn quốc nhé ạ
Website: https://traicagiong.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongMT