Business là gì? Có nên học ngành Business không?

Business là gì? Có nên học ngành Business không?

Một doanh nghiệp có giá trị hàng trăm triệu USD hay việc kinh doanh của một chủ cửa hàng bán tạp hóa nhỏ, thậm chí là một sạp hàng ven đường đều có thể được gọi là business. Do đó, muốn hiểu rõ, hiểu đúng business là gì, chúng ta cần xem xét định nghĩa chính xác được công nhận rộng rãi trên thế giới cũng như cách phân loại. Ngoài ra, JobOKO cũng sẽ chia sẻ đến bạn những ưu điểm của ngành học business để nếu bạn nào đang muốn chọn ngành, chọn trường hay chuyển sang lĩnh vực này có thể cân nhắc.

MỤC LỤC: 1. Business là gì? 2. Có nên học ngành Business không?​ 3. Những ai phù hợp theo học ngành Business?

business la gi

Hiểu thế nào về Business, các loại hình business phổ biến

1. Business là gì?

1.1. Định nghĩa Business

Business là gì? Hiểu đơn giản và đúng nhất thì business nghĩa là kinh doanh. Mặc dù có thể được định nghĩa khá rộng nhưng về cơ bản thì business được dùng để chỉ những hoạt động của các thực thể (tổ chức, cá nhân) nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ, môi giới… Người làm kinh doanh sẽ cung cấp một số loại hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu. Doanh nghiệp và những người làm kinh doanh có thể kiếm được lợi nhuận, trở nên giàu có hoặc thua lỗ nhưng nhìn chung, các công việc, hoạt động, nghề nghiệp liên quan đến business đều là tìm kiếm lợi nhuận. Một thực thể không cần phải có mặt tiền cửa hàng hoặc trang web để làm business. Một người bán hoa ven đường đang kinh doanh, vì họ đang chào bán một sản phẩm để đổi lấy lợi nhuận. Một người cung cấp các kỹ năng sáng tạo của họ trong vai trò freelancer cũng đang kinh doanh, chỉ đơn giản là họ làm lao động tự do mà thôi. Trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về những gì cấu thành một doanh nghiệp, cũng như bất kỳ hoạt động nào liên quan đến business nói chung. Điều đó bao gồm việc hiểu biết về các quy định, luật pháp, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn khách hàng, những người hỗ trợ… Tất cả sẽ giúp bạn có một kế hoạch, dự án kinh doanh triển vọng, có thể thực hiện được và thành công. Ngoài định nghĩa business là kinh doanh, một số cách hiểu khác gồm có: Doanh nghiệp, doanh nhân (business man), hoạt động buôn bán/ trao đổi hàng hóa…

Đọc thêm: Business Skill là gì? Vì sao nó quyết định thành công của người làm kinh doanh?

1.2. Các loại Business

Có nhiều loại mô hình kinh doanh và các doanh nghiệp hoạt động đồng thời trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, để khái quát các loại hình kinh doanh thì chúng ta có thể chia thành 3 kiểu chính là:

  • Dịch vụ, chẳng hạn như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển…
  • Sản xuất, chẳng hạn như các nhà máy công nghiệp, xưởng chế tạo, xí nghiệp sản xuất…
  • Bán lẻ, chẳng hạn như cửa hàng quần áo, hàng tạp hóa, bán hàng online,…
Tham Khảo Thêm:  15 Ca Khúc Nhạc Phim Thái Lan Được Nghe Nhiều Nhất

Ngoài cách phân loại dựa trên lĩnh vực như trên thì các hoạt động business của doanh nghiệp cũng có thể được chia theo quy mô và cấu trúc pháp lý của chúng, ví dụ như: Công ty TNHH, công ty cổ phần, tập đoàn…

business la gi 2

Cơ hội việc làm ngành Business cao không?

2. Có nên học ngành Business không?

Nếu bạn đang cân nhắc kỹ lưỡng về một chuyên ngành liên quan đến kinh doanh, chẳng hạn như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế,… thì những ưu điểm, thế mạnh của ngành này có thể khiến bạn có thêm động lực. Thực tế, nói về ngành business vẫn khá chung chung. Ở Việt Nam, muốn học, làm về business thì bạn có thể thi vào những chuyên ngành sau:

  • Quản trị kinh doanh.
  • Kinh doanh quốc tế.
  • Marketing.
  • Phân tích dữ liệu.
  • Kế toán – Kiểm toán.
  • Quản lý sự kiện.
  • Quản lý/ Quản trị nguồn nhân lực.
  • Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics.
  • Tài chính…

Những lý do vì sao bạn nên học ngành business:

2.1. Tính ứng dụng cao, có cơ cơ hội việc làm trong tất cả các ngành nghề

Mọi doanh nghiệp hay các đơn vị, tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ đều có nhu cầu nhân sự. Hơn nữa, kinh doanh ứng dụng vào tất cả các ngành nghề vì hầu hết các hoạt động, công việc, nghề nghiệp đều nhằm tạo ra lợi nhuận, tiền bạc và tài sản. Do đó, tấm bằng business có thể giúp bạn xin việc ở bất kỳ đâu, cho dù bạn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự hay logistics, xuất nhập khẩu,…

Tham Khảo Thêm:  Khu vực Trung tâm Canada: Đầu tàu kinh tế của đất nước

2.2. Dễ xin việc

Có một thực tế là ở Việt Nam, rất nhiều công ty tuyển dụng công việc liên quan đến kinh doanh mà không yêu cầu ứng viên có bằng đại học đúng chuyên ngành – chẳng hạn như các vị trí nhân viên/ chuyên viên kinh doanh. Điều này tạo cơ hội cho nhiều lao động, đồng thời cũng giúp các bạn có bằng cấp chuyên nghiệp từ trung cấp, cao đẳng trở lên dễ xin việc vào các vai trò giám sát, lãnh đạo. Như đã nói trước đó, bởi vì để có lợi nhuận, các doanh nghiệp đều cần kinh doanh một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó nên sẽ luôn có nhu cầu với nhân sự có bằng cấp về business. Một kết quả tìm kiếm đơn giản trên Google cho thấy từ khóa “nhân viên kinh doanh” được trả về tới hơn 239 triệu. Những vị trí việc làm phổ biến trong ngành business là:

  • Nhân viên/ Chuyên viên kinh doanh.
  • Nhân viên/ Chuyên viên marketing.
  • Nhân viên xuất nhập khẩu.
  • Nhân viên logistics.
  • Nhân viên bán hàng/ Giám sát bán hàng.
  • Nhân viên phân tích kinh doanh, nhân viên kế hoạch, phân tích thị trường…

Đọc thêm: Business Analyst là gì?

2.3. Rèn luyện được nhiều kỹ năng chuyển đổi

Không chỉ hiểu business là gì dựa theo các định nghĩa, chúng ta cũng cần hiểu qua những gì mà lĩnh vực và ngành học này cần. Để thực sự làm việc và đạt được thành công trong ngành business, các kỹ năng (cả chuyên môn và kỹ năng mềm) đều rất quan trọng. Vì thế mà nếu theo ngành này thì ngay khi đi học, bạn sẽ được học hỏi, rèn luyện rất nhiều kỹ năng chuyển đổi, ví dụ như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Thuyết trình, thuyết phục, đàm phán
  • Kỹ năng kinh doanh: Tư vấn, chốt đơn, chăm sóc khách hàng
  • Kỹ năng công nghệ: Tin học văn phòng, CRM, sử dụng các phần mềm cộng tác…
  • Kỹ năng quản lý: Lập và quản lý ngân sách, quản lý dự án, quản trị kinh doanh, bán hàng
  • Kỹ năng kế toán.

2.4. Mức lương tốt và tiềm năng thăng tiến

Một điểm hấp dẫn khác của việc học và làm business là tổng thu nhập gần như không giới hạn. Với các vị trí cơ bản như nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng thì bạn sẽ nhận mức lương chính khoảng từ 3 – 10 triệu/tháng (tùy lĩnh vực kinh doanh) và được tính phần trăm doanh số. Bán được càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì tổng thu nhập càng cao. Trong khi đó, business là ngành mà mọi thứ được quyết định bằng năng lực thực tế. Bạn có thể chưa có nhiều năm kinh nghiệm nhưng nếu hiệu quả kinh doanh của bạn rất tốt, doanh số cao nhiều tháng liền, có năng lực lãnh đạo thì sẽ dễ thăng tiến ngay cả khi tuổi đời còn rất trẻ. Thực tế là có những bạn trẻ học ngành business và làm kinh doanh từ khi đi học, đến những năm 25 tuổi đã có thể làm leader, thậm chí là phó phòng hoặc trưởng phòng. Các cơ hội khởi nghiệp cũng thường rộng mở hơn cho những ai có bằng cấp trong lĩnh vực này.

Tham Khảo Thêm:  THÔNG TIN VỀ VISA ÚC

business la gi 3

Lương của ngành Business cao hay thấp?

3. Những ai phù hợp theo học ngành Business?

Tố chất, tính cách của một người ảnh hưởng rất nhiều tới sự lựa chọn nghề nghiệp cũng như các cơ hội thành công trong nghề nghiệp đó. Business là một lĩnh vực năng động, cạnh tranh và có thể nói là “cá lớn nuốt cá bé”. Có những người sớm thành đạt, giàu có trong khi những người khác cũng làm kinh doanh nhưng gặp khó khăn và phải từ bỏ. Do vậy, ngay từ đầu khi chọn ngành học, ngành nghề, các bạn nên tự cân nhắc xem mình có phù hợp hay không. Một số phẩm chất, kỹ năng cần có để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực business là:

  • Khéo ăn nói, người hướng ngoại sẽ có lợi thế hơn người hướng nội.
  • Nhiệt tình, năng động.
  • khả năng tư vấn, thuyết phục.
  • Thích trò chuyện, trao đổi, không ngại người lạ.
  • Có mạng quan hệ rộng, nhiều mối quen biết là lợi thế.
  • Yêu thích kinh doanh, bán hàng, các kinh nghiệm bán hàng online, hỗ trợ kinh doanh cho gia đình…
  • Chăm chỉ, không ngại khó khăn và thử thách.
  • Kiên nhẫn, bình tĩnh.

Những thông tin mà JobOKO vừa chia sẻ có giúp bạn hiểu rõ business là gì và bước đầu có định hướng nghề nghiệp cho mình? Với ngành này, đam mê, tham vọng, tầm nhìn và năng lực thực tế, kinh nghiệm tích lũy sẽ là các “nguồn vốn” quý giá nhất. Chúc bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt và thành công!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP