Chu sa, thần sa hay còn gọi là châu sa, đơn sa có tên khoa học là cinnabarit có trong thủy ngân có sẵn trong tự nhiên là một loại khoáng thạch có màu đỏ với thành phần chính là sulfua thủy ngân nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại dược liệu quý trong Đông Y được sử dụng cách đây 2.000 năm để làm thuốc trấn kinh, an thần chủ trị các bệnh liên quan đến co giật, mất ngủ.
Chu sa là thành phần dược liệu quý trong bài thuốc đông y
Khai thác và chiết suất chu sa như thế nào?
Chu sa là khoáng chất điền gắn liền với các hoạt động phun trào núi lửa diễn ra gần đây hoặc xuất hiện tại các suối nước nóng kiềm tính. Từ thời đế quốc La Mã chu sa thường được dùng làm chất màu hay sản xuất thủy ngân, trong nhiều thế kỷ chu sa là quặng chính để sản xuất thủy ngân, 1 vài mỏ hiện nay vẫn hoạt động.
Chu sa gắn với thủy ngân nên việc khai thác chu sa rất độc hại, hiện nay 1 số khu vực khai thác chu sa bị bỏ hoang, tuy nhiên lại tương đối phổ biến trong y học cổ truyền phương đông, điển hình nhất lfa Trung Quốc., chu sa thường được kê trong các bài thuốc với tên gọi “dĩ độc trị độc”.
Thuộc tính của chu sa
Chu sa là mộ loại bột đỏ dạng hạt nhỏ hoặc khối lượng lớn, màu đỏ tươi, đỏ đâmh, vệt màu đỏ đến nâu đỏ, sáng bóng. Thực chất chu sa và thần sa là một, là khoáng thạch chứa sunfua thủy ngân và sinfua selen, chu sa có cấu trúc giống như oxit thủy ngân (HgO) tuy nhiên chu sa ở dạng bột đỏ, còn thần sa ở thể cục khối óng ánh, to nhỏ không đều, màu đỏ ối, đổ tươi, không mùi, vị nhạt.
Công dụng của chu sa trong y học
Theo GS.TS Phạm Xuân Sinh đăng tải bài viết “Dùng chu sa, thần sa thế nào cho đúng? Trên báo suckhoedoisong.vn số ra ngày 13/09/2013 có ghi chép các công dụng của chu sa như sau:
“Theo Đông y chu sa có vị ngọt, tính hàn, có độc, nhập vào kinh tâm, có công năng thanh tâm, trấn kinh, an thần, giải độc. Thường được dùng trong trị các chứng bị hoảng hốt, mất ngủ, ngủ hay mê sảng, giật mình, trẻ hay khóc đêm, bị co giật khi sốt cao…:.
Trong 1 số tài liệu Trung Quốc cũng chỉ ra công dụng của chu sa trong 1 số cuốn y học:
– Dùng trong các trường hợp thường xuyên bị đánh trống ngực, tim đập nhanh, mất ngủ, hay mê sảng, người mất ý thức, lên cơn co giật do động kinh, ngất xỉu, viêm nhiễm cổ họng, nhiễm độc xưng đau, giải độc.
Một số bài thuốc y học cổ truyền từ chu sa:
– Chữa mất ngủ, hay giật mình, tâm thần bất an, tim loạn nhịp, di tinh: Tim lợn hấp chín, chấm với bột chu sa ăn hàng tuần. – Chữa mất ngủ, hay giật mình, mê sảng, ngủ không ngon, trẻ con hay quấy khóc…: Pha mật ong hoặc ít đường vào nước ấm, để nguội cho thêm bột chu sa vào rồi uống.
Lưu ý: Liều lượng phải do thầy thuốc kê, thường khuyến cáo dùng 0,1 – 0,5 g
Một số bài thuốc nổi tiếng trong Đông Y về chu sa
- Ngưu hoàng trấn kinh tán
- Ngưu hoàng thiên kim tán
- Ngưu hoàng bào long hoàn
- Bá tử dưỡng tâm hoàn
- Tiểu nhi kinh phong tán…
Cách điều chế chu sa thành vị thuốc
Cách 1: Tại các hiệu thuốc, nhà máy đông y lớn khi sản xuất chu sa với số lượng nhiều thường phải xay nghiền trong các cối đá nhưng luôn phải xay nghiền bằng nước sạch để làm nguội, không gây biến đổi thành phần của chu sa.
Cách 2: Dùng số lượng lớn chi sa thường cho vào cối sứ hoặc lon sành cho nước sạch vào rồi nghiền làm nhiều lần, mỗi lần gạn lấy phần nước có bột đỏ sang lon sành khác rôi để lắng vài giờ, đổ nước phía trên chỉ lấy bột mịn đỏ, nên tinh chế vài lần như vậy. Thành phẩm bột đổ phơi bóng râm cho đến khô, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, để nơi cao ráo, không có ánh sáng.
Cách 3: Dùng chu sa số lương ít trong các thang thuốc đông y nên hòa chu sao vào nước sạch trong bát sứ, để tan hết bột, làm đi làm lại 5,6 lần, loại bỏ các cạn chỉ lấy phần bột mịn đỏ, dùng nam châm hút hết cặn sắt, hòa bột đỏ tinh chế mịn vào thuốc đã sắc nguội để uống.
Lưu ý khi sử dụng chu sa
Cũng theo GS.TS Phạm Xuân Sinh đăng tải bài viết “Dùng chu sa, thần sa thế nào cho đúng? Trên báo suckhoedoisong.vn số ra ngày 13/09/2013 có ghi chép một số lưu ý khi sử dụng chu sa:
“Trong nhiều cuốn sách cổ có quy định về cách dùng chu sa để không gây độc hại như tuyện dodoisphair dung chu sa sống không bao giờ được chế biến qua lửa, giã, nghiền… dẫn đến sinh nhiệt cho chu sa. Vì nếu sinh nhiên sẽ làm cho thành phần sunfua thủy ngân (lành tính) trong chu sa bị phân hủy thành thủy ngân nguyên tố Hg gây độc hại cho cơ thể, do vậy khi dùng chu sa cần sử dụng đúng cách và liều lượng quy định.
Nếu chu sa là một trong nhiều vị của một thang thuốc thảo mộc khác thì sắc các vị thảo mộc kia như bình thường, gạn lấy nước, để nguội mới cho bột chu sa vào, quấy đều uống trước bữa ăn khoảng 1,5 giờ. trong sản xuất thuốc nếu có thành phần chu sa nên lấy chính loại bột này để bao phía ngoài của viên thuốc hoàn”.
Điều cấm kỵ:
Sản phẩm này là độc hại, không nên dùng với số lượng lớn, và không nên dùng trong một thời gian dài, đối với phụ nữ mang thai, người bị rối loạn chức năng gan và thận đều bị cấm.
Theo GS.TS Phạm Xuân Sinh