Bỏng là tai nạn khá thường gặp trong đời sống hàng ngày và để lại cho chúng ta nhiều hệ lụy. Một trong số đó là vết bỏng bị phồng nước. “Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi?” là câu hỏi rất nhiều người gửi về cho Nacurgo.vn. Xin được giải đáp cho thắc mắc đó qua thông tin chia sẻ chi tiết dưới đây.
☛ Tìm hiểu trước thông tin: [TỔNG QUAN] Bỏng – Phương pháp tiếp cận và xử lý chuyên khoa khi bị bỏng!
Vì sao vết bỏng lại bị phồng nước?
Các chuyên gia Y tế chỉ ra rằng: Những vết phồng nước được hình thành chủ yếu là do tác động nhiệt. Khi nhiệt tác động, vùng da và dưới da sẽ nóng rát lên. Lúc này tại đây sẽ có phản ứng tự vệ là tiết dịch để làm mát cấp tốc. Vết phồng nước tạo ra cũng giúp làm giảm tổn thương phần tế bào bên trong da một cách hiệu quả.
Một quan điểm khác về vấn đề được giải thích như sau: Khi bị bỏng, tết bào da tại vị trí bỏng bị chết đi, khiến các chất trung gian hóa học giải phóng, kích thích dịch thoát ra ngoài tạo thành các vết phồng nước.
Dù nguyên nhân hình thành phồng nước là gì thì thực tế nó cũng gây cho bạn khá nhiều rắc rối. Còn chưa kể việc chăm sóc vết bỏng phồng nước cũng phức tạp hơn nhiều bởi chúng rất dễ bị vỡ gây nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương phần tế bào bên trong.
Bị phồng nước là bỏng cấp độ nào?
Dựa trên các mức độ tổn thương trên da. Người ta phân loại bỏng thành 3 cấp độ cơ bản như sau:
Bỏng cấp độ 1
Là cấp độ bỏng có mức tổn thương nhẹ nhất, bỏng lúc này chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì phía ngoài cùng. Người bị bỏng có thể nhận biết vết bỏng thông qua dấu hiệu như: làn da bị tấy đỏ, không bị bong da, không bị sưng phồng, chỉ hơi tấy đỏ và mau chóng lành lại. Bỏng cấp độ 1 rất ít khi để lại sẹo thâm. Bạn cũng không cần thiết phải đến gặp bác sĩ nếu bị bỏng ở cấp độ 1
Bỏng cấp độ 2
Bỏng cấp độ 2 có mức độ nghiêm trọng hơn mức độ 1. Lúc này vùng da bị tổn thương không chỉ là phần biểu bì trên cùng mà đã có những tổn thương vào trong. Biểu hiện là phần da bỏng bị phồng rộp , đau nhức, đỏ rát. Phần bọng nước xuất hiện gây cản trở đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vết bỏng phồng nước sẽ tự vỡ khi đủ thời gian tái tạo lớp da bên trong nhưng cũng có thể vỡ trước do tai nạn. Khi đó bạn cần băng bó sát trùng để ngăn vết bỏng bị nhiễm trùng nguy hiểm.
☛ Thông tin tham khảo: Vết bỏng có để lại sẹo không? Giải đáp từ chuyên gia!
Bỏng cấp độ 3
Bỏng cấp 3 đến cấp lớn hơn thì mức độ tổn thương đã nặng nề hơn rất nhiều. Diện tích vết bỏng tổn thương lớn và sâu hơn. Đa phần là mức tổn thương đã ăn sâu vào gân và hệ thống mạch máu, dây thần kinh. Lúc này cảm giác đau đớn sẽ không có nhiều bởi các dây thần kinh đã bị tổn thương nghiêm trọng. Thường bỏng cấp độ 3 bạn không nên tự ý xử lý hay bôi bất kỳ thuốc gì mà cần đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý và phẫu thuật nếu cần thiết.
Vết bỏng bị phồng nước bao lâu sẽ khỏi?
Vết bỏng nhanh hay lâu khỏi phụ thuộc nhiều vào cấp độ bỏng người bênh đang gặp phải. Với vết bỏng phồng nước bạn đã xác định được mức độ bỏng ở cấp 2. Nên thời gian lành lại cũng tương tự những vết bỏng cấp độ 2 thông thường. Vậy thời gian là bao lâu?
So với bỏng cấp 1 thì mức độ bỏng cấp 2 đã tác động sâu hơn vào lớp da, tuy chưa ảnh hưởng đến mô tế bào bên trong nhưng lại gây ra khó chịu, rắc rối không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Thông thường bỏng cấp độ 2 nói chung và bỏng phồng nước nói riêng sẽ khỏi trong khoảng từ 3 đến 4 tuần tùy vào chăm sóc và cơ địa thích ứng của mỗi người.
Các bác sĩ cũng khuyên nếu bị bỏng có phồng nước bạn cần cẩn trọng trong bước chăm sóc, tránh để bọng nước bị vỡ bởi khi vỡ bọng nước quá sớm có thể khiến vết bỏng lâu lành lại hơn và có nguy cơ nhiễm trùng.
Bỏng cấp độ 1 sẽ có khoảng thời gian lành lại sớm hơn so với vết bỏng phồng nước, chỉ khoảng 5 đến 6 ngày. Thế nhưng bỏng trên cấp 2 thì thời gian lâu hơn, thậm chí bỏng cấp 3 còn có thể còn nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có khả năng lành lại thì mức độ hoàn nguyên cũng không đạt 100%, thời gian cần chăm sóc vết bỏng cũng ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm. Và bỏng cấp độ 3 thì chắc chắn sẽ để lại sẹo thâm, sẹo xấu cho bạn..
☛ Tham khảo thông tin: Vết bỏng bị phồng nước – chữa đúng cách kẻo nhiễm trùng!
Cách xử lý vết bỏng phồng nước nhanh khỏi hơn
Vậy ngay khi bị bỏng do nhiệt bạn nên sơ cứu kịp thời, đúng cách để hạn chế tổn thương trên da và cũng là cách để vết bỏng nhanh khỏi hơn trong tương lai. Các bước sơ cứu cụ thể như sau:
Bước 1: Ngâm ngay vừng da bị bỏng vào nước sạch, bạn có thể mở vòi xả nhẹ nhàng trong khoảng từ 15 đến 20 phút để làm dịu nhiệt độ, làm dịu cơn đau và hạn chế tổn thương cho cơ thể. Tuyệt đối không ngâm vùng bị bỏng vào nước đá, không ngâm trong thời gian quá 20 phút vì sẽ gia tăng nguy cơ hoại tử vết bỏng.
Bước 2: Dùng khăn sạch thấm sạch nước tại vết bỏng. Thực hiện thấm một cách nhẹ nhàng tránh tổn thương không đáng có cho vết bỏng.
Bước 3: Băng bó cho vết bỏng để ngăn tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài. Với vết bỏng này bạn có thể sử dụng băng vết bỏng bằng màng sinh học Nacurgo. Lớp màng hình thành giúp bảo vệ vết bỏng tuyệt đối với tác nhân vi khuẩn khói bụi. Đồng thời tinh chất siêu phân tử nghệ và tinh chất trà xanh cũng giúp sát khuẩn dịu nhẹ, tạo môi trường để vết bỏng mau lành hơn gấp 5 lần. Thực tế khi xịt vào vết bỏng Nacurgo cũng giúp làm dịu những đau rát, hạn chế hình thành bọng nước gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
☛ Tham khảo: Nacurgo – Thành tựu y học giúp vết bỏng mau lành hơn
Bước 4: Theo dõi và chăm sóc vết bỏng hàng ngày. Nếu phát hiện bất kỳ hiện tượng nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng bị phồng nước
- Xử lý sơ cứu vết bỏng càng sớm càng tốt. Nhất là bước làm mát vết bỏng bằng nước. Bởi bước này giúp giảm bớt đau đớn, đỏ rát và hạn chế tối đa nguy cơ hình thành vết phồng nước mang đến những rắc rối cho người bệnh. Cách ngâm vết bỏng vào nước cũng là cách để tránh nhiệt độ nóng có thể ảnh hưởng đến các mô bên trong cơ thể.
- Nước sử dụng để ngâm vết bỏng ban đầu cần đảm bảo sạch. Có thể không phải là nước tinh khiết nhưng ít nhất cũng phải là nước máy. Tránh sử dụng các nguồn nước ô nhiễm cao như nước sông, nước ao. Trường hợp cấp bách phải sử dụng thì sau đó bạn cần rửa lại bằng nước sạch và sát trùng kỹ hơn ở bước sau đó.
- Tuyệt đối không nặn, chích vết phồng rộp, bọng nước bởi hành động này có thể gây nguy cơ trầm trọng hơn cho vết bỏng. Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng thông qua phần da bị rách.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi bỏng. Nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc bạn sẽ sử dụng. Trường hợp sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo thì không cần dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Bạn có thể sử dụng một băng gạc mỏng và băng nhẹ nhàng (không băng chặt tay) mỗi khi cần di chuyển trên phương tiện xe máy, và đi quãng đường xa.
- Nếu vết bỏng hay bọng nước bị phồng diện tích quá lớn thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được phỏng đoán, điều trị chuyên khoa và kịp thời phẫu thuật nếu cần thiết.
- Chăm sóc vết bỏng kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để vết bỏng mau lành hơn, hạn chế sưng viêm đau nhức khi sử dụng thực phẩm không phù hợp cho vết
- Uống nước nhiều hơn mức bình thường để giữ cho vết bỏng mau lành lại hơn. Cụ thể là đảm bảo lưu thông máu hiệu quả để giảm sưng đỏ và để vùng bị bỏng có máu nuôi và phục hồi mô, tế bào.
- Chú ý chăm sóc vết bỏng bị phồng nước, tránh để tại nạn gây vỡ bởi có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm
- Không nên coi nhẹ bỏng cấp 2 bởi nó là nguyên nhân gây nhiều biến chứng cho sức khỏe người bệnh mà trong số đó là hoại tử vết bỏng do nhiễm trùng, nguy cơ mất 1 phần cơ thể.
☛ Xem thêm: Vết bỏng phồng nước bị vỡ xử lý thế nào?
Trên đây là những chia sẻ giải đáp cho thắc mắc: “Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi?”. Đồng thời bài viết còn gửi đến bạn cách sơ cứu và chăm sóc cho vết bỏng bị phồng nước. Hy vọng thông tin này hữu ích để bạn chăm sóc và xử lý vết bỏng một cách đúng hướng.