Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là Hình thư, Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vị vua nào đã ban hành hình thư và nội dung của các điều luật hình thư nhé!

Bộ Luật thành văn là gì?

Bộ Luật thành văn là một tập hợp các quy tắc xử sự được ghi nhận hay quy định trong một hình thức văn bản nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự và thẩm quyền tại một thời điểm nhất định.

Luật thành văn là Luật được viết ra thay vì truyền miệng, và nó được viết bởi cơ quan lập pháp.

Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta

Theo đại Việt sử ký toàn thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật “Hình thư”. Bộ luật này được ban hành dưới thời vua Lý Thái Tông (vị vua thứ 2 của thời nhà Lý, vị trì từ năm 1028-1054). Đây là bộ luật được soạn thảo dựa trên luật tục, tập quán của các thời trước, mặt khác có sự tham khảo của Đường luật (Trung Quốc).

Bộ luật hình thư gồm 3 quyển, quy định về tổ chức của triều đình quân đội hệ thống quan lại. Ngoài ra, còn có những quy định về các biện pháp trừng trị đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, bộ luật này còn quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản,…Bộ luật hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

Lý Thái Tông

Lý Thái Tông tên húy là Lý Phật Mã, có tên khác là Lý Đức Chính (sách An Nam chí lược của tác giả người Trung Quốc Lê Tắc cũng chép tên húy của Lý Thái Tông là Lý Đức Chính), sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000), là con trưởng của vua Lý Công Uẩn. Trong Đại Việt sử ký toàn thư còn chép lại câu chuyện về Lý Phật Mã lúc mới sinh thế này:

Lý Phật Mã chào đời đã có 7 nốt ruồi xếp hình như chòm sao Thất Tinh (chòm Bắc Đẩu) ở sau gáy. Khi ấy, ở phủ Trường Yên có con trâu đột nhiên thay sừng. Người chủ của con trâu lấy làm lo lắng lắm vì cho rằng đó là điềm xấu.

Có một thầy bói ở Cầu Đông đi qua, cười mà nói: “Đấy là điềm đổi mới, can dự gì đến nhà anh mà lo”. Bấy giờ, người chủ của con trâu mới hết lo. Sau này, quả đúng nhà Tiền Lê bị mục ruỗng, thế sự có đổi mới khi nhà Lý lên thay quyền trị vì thiên hạ.

Lịch sử của Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

Năm 1042, nhà Lý biên soạn và cho ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Nhu cầu và tác dụng của Hình thư được phản ánh trong nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ Liên như sau: “Trước kia, trong nước, việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai sửa định luật lệnh, châm chướt cho, thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoảng làm sách hình luật của mọi triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện”.

Tham Khảo Thêm:  Số nguyên là gì? 0 có phải là số nguyên dương không?

Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì Hình thư đời Lý Thái Tông gồm có ba quyển, bây giờ thất truyền. Tuy không được biết Hình thư thời Lý, nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ, chúng ta cũng có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý.

Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Vì vậy, việc cho ra đời một bộ luật với những quy định rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử là thật sự cần thiết.

Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Pháp luật đặt ra những nội dung, quy định bảo vệ nhà vua và giai cấp thống trị, có cách xử phạt riêng đối với những người phạm tội, bảo vệ và xét xử công bằng đối với nhân dân, cải thiện đời sống cho nhân dân, đất nước được yên bình, ổn định.

Hoàn cảnh ra đời Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:

Lý Phật Mã được lập làm thái tử năm 1012, được phong chức Khai Thiên Vương và được Lý Thái Tổ cho lập phủ ở ngoài nội cung để giao lưu với quan lại, dân chúng, tích lũy kinh nghiệm và vốn sống. Thời gian này, thái tử Lý Phật Mã nhiều lần được giao lãnh nhiệm vụ cầm quân dẹp loạn và lập được nhiều công lớn.

Năm 1928, Lý Thái Tổ băng hà. Còn chưa kịp làm lễ táng cho vua cha, ba hoàng tử là Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã kéo quân vây thành hòng tranh ngôi với anh trai là thái tử Khai Thiên Vương. Khi quân của thái tử và quân bạo loạn của ba hoàng tử giáp trận, Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu bèn tuốt kiếm chỏ mặt Võ Đức Vương mà mắng rằng: “Các người dòm ngó ngôi cao, khinh rẻ Tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa vua tôi.

Vậy, Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này”. Dứt lời, Phụng Hiểu thúc ngựa xông tới chém Võ Đức Vương chết tại trận. Hai hoàng tử còn lại cả kinh bèn xin hàng. Là người khoan dung, Lý Thái Tông không trách tội hai em, lại cho phục chức vị như cũ.

Để tránh cảnh “nồi da nấu thịt” tái diễn đáng tiếc một lần nữa, Lý Thái Tông định lệ hằng năm bá quan văn võ phải đến đền Đồng Cổ (Yên Thái, Hà Nội) thực hiện nghi lễ tuyên thề: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung. Ai bất hiếu, bất trung, xin quỷ thần làm tội”. Người nào không đến thi hành nghi lễ tuyên thề này sẽ bị phạt đánh 50 trượng.

Tham Khảo Thêm:  CÁC CÂU "TIẾNG LÓNG" TEEN MỸ HAY DÙNG

Vốn đươc rèn rũa từ tấm bé, tài võ bị, thao lược của Lý Thái Tông nức tiếng gần xa. Phàm là giặc Chiêm Thành quấy phá hay giặc cỏ nổi loạn đều bị Lý Thái Tông cầm quân dẹp yên. Năm 1044, giặc Chiêm Thành quấy quả vùng biên, Lý Thái Tông cầm quân đánh thẳng vào kinh đô Chiêm Thành, chém chết vua Chiêm. Từ ấy, bờ cõi được yên ổn.

Ở vùng biên giới phía Bắc, họ Nùng dấy quân làm phản, tự xưng hoàng đế, tự lập quốc hiệu, lại xua quân quấy phá khiến dân chúng không được yên. Lý Thái Tông bèn đích thân cầm quân dẹp loạn, bắt được kẻ cầm đầu là Nùng Tốn Phúc và vợ con hắn về kinh trị tội. Riêng có Nùng Trí Cao chạy thoát, lại nối gót cha làm phản, vẫn xưng đế và cướp đất làm càn.

Lý Thái Tông bèn sai người đi đánh, bắt được Trí Cao. Để tỏ lòng khoan dung, Thái Tông tha chết cho Trí Cao, phong cho chức Quảng Nguyên Mục, tước Thái Bảo. Nhưng Trí Cao vẫn ngầm nuôi mộng xưng đế. Năm 1048, Trí Cao lại xưng là Nhân Huệ hoàng đế, bị tướng triều đình là Quách Thịnh Dật đánh chạy dạt sang đất Trung Quốc. Tại đây, Trí Cao cầm quân đánh chiếm Ung Châu và 8 châu khác thuộc vùng Quảng Đông, Quảng Tây của nhà Tống.

Sử gia nước ta ghi chép lại sự kiện này như sau: Bấy giờ, vua Tống muốn nhờ Đại Việt chi viện tiến đánh Trí Cao. Nhưng đại tướng Địch Thanh can gián: “Mượn binh ngoài để trừ giặc trong chẳng phải là việc hay.

Vì Trí Cao giày phá hai châu, không chế ngự nổi, phải nhờ binh ngoại viện. Giả thử binh ấy nhân đó mà làm loạn thì ta biết lấy gì mà chế ngự? Vậy xin bãi viện binh của Giao Chỉ”. Vua Tống nghe theo, bèn xuống chiếu đình chỉ viện binh của Đại Việt. Nhưng nhà Tống dùng kế gì cũng không dẹp yên được giặc Nùng. Cuối cùng, may nhờ dân Đại Lý bắt được Nùng Trí Cao chém đầu, nhà Tống mới được yên.

Về kế sách trị nước, Lý Thái Tông chủ trương dùng pháp trị kết hợp với đức trị. Chính sự kết hợp hài hòa, mềm dẻo này mà xã hội dưới thời trị vì của Lý Thái Tông rất phát triển.

Với chủ trương pháp trị, năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ “Hình thư”. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử lập pháp của Đại Việt. Tiếc rằng bộ luật này sau đó bị giặc phương Bắc cướp và tiêu hủy mất. Người đời sau vì thế mất đi một tư liệu quý.

Ban hành Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là mục đích để răn đe

Dù ban hành Hình thư, nhưng Lý Thái Tông chủ trương không nặng về hình phạt, coi trọng việc cảm hóa người dân. Với những tội nhẹ, Lý Thái Tông định ra quy chế cho được lấy tiền chuộc tội. Bởi vậy, xã hội ngày càng ít có loạn.

Lý Thái Tông cũng là vị vua rất biết khoan sức dân. Mỗi khi mất mùa, đói kém, hoặc giả đánh trận trở về, vua đều giảm thuế cho dân. Vì thế, nhân dân rất phấn khởi, hết lòng quy thuận.

Vua Lý Thái Tông ở ngôi được 27 năm, đến năm 1054 thì băng hà, thọ 55 tuổi.

Tham Khảo Thêm:  Giao thoa sóng là gì? Tổng hợp lý thuyết và bài tập teen cần nắm

Văn võ song toàn, lại nhân từ độ lượng, Lý Thái Tông xứng đáng được xếp là một trong những vị vua sáng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Ở ngôi 27 năm, Lý Thái Tông đổi 6 niên hiệu: Thiên Thành (1028-1034), Thông Thụy (1034-1039), Càn Phù Hữu Đạo (1039-1042), Minh Đạo (1042-1044), Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1049), Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054).

bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là

Một số quy định trong bộ luật Hình thư

– Cấm dân chúng mổ trâu bò để giết thịt, ai phạm tội sẽ bị xử lí rất nặng. Người giết trâu bò bừa bãi không theo quy định bị xử tội rất nặng, có thể bị phạt gậy lẫn phạt tiền.

– Không được lấy con gái nhà dân, không được xăm mình, người nào phạm tội sẽ bị sung công.

– Ai trộm lúa của người dân sẽ bị đánh 100 trượng. Nếu không lấy được mà làm bị thương người khác sẽ bị tội lưu. Quân lính lấy của cải của dân sẽ bị đánh 100 trượng và thích 30 chữ.

Ngoài những quy định trên thì bộ luật Hình thư còn có những quy định khác.

Sau khi ban hành luật, nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, những người có nhược tật, những người họ nhà vua và những người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền. Tuy nhiên, đối với 10 tội nặng nhất dưới đây khi phạm tội sẽ bị xử lí rất nặng, không cho chuộc tội, bao gồm:

– (1) Mưu phản: làm nguy xã tắc

– (2) Mưu đại nghịch: làm nguy tông miếu, cung khuyết

– (3) Mưu bạn nghịch: nổi loạn theo giặc

– (4) Ác nghịch: đánh giết ông bà, cha mẹ

– (5) Bất đạo: giết người vô tội

– (6) Đại bất kính: dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua

– (7) Bất hiếu: mắng chửi hoặc không để tang ông bà, cha mẹ

– (8) Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần

– (9) Bất nghĩa: dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha

– (10) Nội loạn: thông dân với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha.

Sự cần thiết và tác dụng của bộ luật Hình thư

Sự cần thiết

Trước kia việc kiện tụng trong nước rất phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp kêu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Chính vì vậy, việc cho ra đời một bộ luật với những quy định rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử là thật sự cần thiết.

Tác dụng

Bộ luật Hình thư ra đời có một số tác dụng như sau:

– Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

– Pháp luật đặt ra những nội dung, quy định bảo vệ nhà vua và giai cấp thống trị. Có cách xử phạt riêng đối với những người phạm tội.

– Bảo vệ và xét xử công bằng đối với nhân dân, cải thiện đời sống cho nhân dân, đất nước được yên bình, ổn định.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật Hình thư. Hy vọng những thông tin công ty luật uy tín chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về lịch sử từ ngàn đời của ông cha ta.

23WIN