Trĩ ngoại là bệnh gì? Phân loại, dấu hiệu và cách điều trị

Trĩ ngoại là bệnh gì? Phân loại, dấu hiệu và cách điều trị

Trĩ ngoại là chứng bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như chảy máu, ngứa, rát hậu môn, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, việc hiểu đúng và điều trị trĩ ngoại kịp thời vô cùng quan trọng.

Trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là tình trạng rối loạn tĩnh mạch ở bờ hậu môn, thường do bị táo bón hoặc tiêu chảy nghiêm trọng gây ra. Việc căng thẳng khi đi tiêu làm cản trở máu lưu thông, dẫn đến sự tích tụ máu, gây giãn các mạch ở khu vực hậu môn, khiến hậu môn bị phình to, căng giãn quá mức khi đó sẽ xuất hiện lớp da mỏng bao bọc quanh búi trĩ.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh là rặn nhiều và rặn mạnh trong khi đại tiện, hoặc ngồi lâu (đặc biệt là những người làm văn phòng, lái xe đường dài…).

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là độ tuổi từ 18 – 60, trong đó, phụ nữ chiếm tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.

Trĩ ngoại

Bên cạnh đó, một số các yếu tố nguy cơ khác của bệnh trĩ ngoại còn có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn ít chất xơ, hay ăn đồ cay nóng
  • Nâng vật nặng
  • Thai kỳ
  • Béo phì, cổ chướng
  • Cơ địa
  • Uống ít nước
  • Thiếu collagen vùng hậu môn

Ở giai đoạn đầu, kích thước búi trĩ chỉ nhỏ như hạt đậu, theo thời gian sẽ phát triển thành cục to, có thể ngứa, đau và chảy máu do tắc mạch. Nếu không được điều trị sớm, trĩ ngoại có thể diễn tiến rất nguy hiểm như: viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, ung thư trực tràng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu trĩ ngoại cần biết

Thông thường, bệnh trĩ ngoại có những triệu chứng nhận biết khá rõ ràng, cụ thể:

  • Búi trĩ sa ra ngoài khi ngồi xổm, đi bộ hoặc khi đại tiện (có thể kèm máu). Ban đầu thì búi trĩ có thể tự co lại khi đứng dậy, sau một thời gian, thì người bệnh sẽ phải tự đẩy vào trong. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh khi đi đại tiện sẽ kèm theo tia máu và không thể đẩy búi trĩ vào trong ống hậu môn ngay cả khi dùng tay.
  • Búi trĩ phồng lên như mẩu thịt thừa, có màu đỏ và nhìn kỹ sẽ thấy các tĩnh mạch đang đan xen, chồng chéo lên nhau

Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác của bệnh trĩ ngoại có thể kể đến như:

  • Đau rát hậu môn: do cọ xát hoặc va chạm, đặc biệt là khi ngồi, đi lại…
  • Ẩm ướt: búi trĩ có kích thước càng lớn càng có xu hướng tiết dịch, vùng hậu môn có sẽ có cảm giác ẩm ướt, thậm chí xuất hiện mùi hôi và dễ bị viêm nhiễm.
  • Ngứa ngáy xung quanh hậu môn: do dịch nhầy ở búi trĩ.
  • Đại tiện ra máu: trĩ ngoại ít bị chảy máu khi đi đại tiện, tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh vẫn có thể thấy máu lẫn phân hoặc trên giấy vệ sinh.
  • Sưng tấy: khi bệnh tiến triển đến mức độ nghiêm trọng, ở giai đoạn này khả năng viêm nhiễm là rất cao.
Tham Khảo Thêm:  Âm giai trên đàn guitar và cách chơi âm giai hiệu quả

Các cấp độ của trĩ ngoại

Không giống như trĩ nội chia ra các cấp độ khác nhau, thông thường các bác sĩ sẽ chia trĩ ngoại thành 4 thời kỳ:

  • Thời kỳ thứ nhất: Búi trĩ mới hình thành nên các triệu chứng rõ rệt, người bệnh chỉ cảm thấy hơi cộm, ngứa ở hậu môn.
  • Thời kỳ thứ hai: Xuất hiện búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo do bị lồi ra khỏi hậu môn. Khi đi đại tiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, trong giai đoạn này rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm nếu không vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ.
  • Thời kỳ thứ ba: Xuất hiện máu khi đi đại tiện vì búi trĩ bị tắc nghẹt, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn, trường hợp nặng còn bị thiếu máu và nứt kẽ ở hậu môn.
  • Thời kỳ thứ tư: Kích thước búi trĩ tăng lên, sưng to gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng sẽ có cảm giác vô cùng đau.

Trĩ ngoại có chữa khỏi được không? Điều trị như thế nào để dứt điểm?

Tương tự như đối với đa số các bệnh lý khác, trĩ ngoại khi ở mức độ nhẹ, mới khởi phát sẽ dễ dàng được điều trị dứt điểm, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn cho người bệnh. Ngược lại, nếu để lâu không chữa trị hoặc tự ý điều trị hoặc can thiệp thủ thuật tại các cơ sở y tế không đảm bảo, sẽ khiến các triệu chứng tăng nặng hơn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và chi phí điều trị cũng theo đó mà tăng gấp nhiều lần so với việc được điều trị nội khoa đúng ngay từ đầu.

Khám bệnh trĩ là khám những gì? Những điều người bệnh cần chú ý khi đi khám

Khi nào cần khám trĩ?

Trĩ là bệnh nhiều người mắc phải, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, người làm văn phòng, lái xe phải ngồi nhiều, nhưng do bệnh ở vị trí nhạy cảm nên nhiều người thường e ngại đi khám. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nếu bệnh không được chữa trị đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ ngày càng diễn tiến nặng hơn và khó tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại khoa Ngoại tiêu hóa hoặc chuyên khoa Hậu môn, trực tràng để được khám trĩ, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường của trĩ như đau rát, ngứa, ẩm ướt hậu môn; khó đi và chảy máu trong lúc đại tiện; xuất hiện tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi….

Khám bệnh trĩ là khám những gì?

Trước hết, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi một vài câu hỏi về tiền sử bệnh cũng như các yếu tố di truyền liên quan khác như:

  • Trong gia đình có người nào đã hoặc đang bị trĩ không?
  • Công việc của như thế nào?
  • Chế độ ăn uống mỗi ngày, có hay ăn thực phẩm chế biến cay nóng, dầu mỡ không? có uống đủ nước trong ngày không, có ăn ít rau xanh không?
  • Đã từng sinh con chưa?
  • Đã từng mắc bệnh táo bón chưa?
  • Đi ngoài thấy các triệu chứng như thế nào?
  • Đã dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào trước đó chưa? Trong thời gian bao lâu?
Tham Khảo Thêm:  Những bộ phim về quân đội Mỹ hay nhất với nhiều tình tiết gay cấn, hấp dẫn

Thăm khám trĩ ngoại

Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám vùng hậu môn bằng cách quan sát và khám bên trong vùng hậu môn, trực tràng với mục đích kiểm tra các tổn thương và trạng thái bên trong, giúp xác định chính xác tình trạng, mức độ búi trĩ.

Ngoài ra, để có kết quả chính xác nhất, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu, nội soi hậu môn trực tràng.

Bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin trên, để đánh giá bệnh và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo những lưu ý của bác sĩ về chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý tái khám theo đúng chỉ định để kịp thời xử lý nếu có biến chứng hay các diễn tiến phức tạp khác.

Những lưu ý khi đi khám trĩ

Người bệnh nên vệ sinh cơ thể và vùng hậu môn sạch sẽ, mang theo giấy tờ, hồ sơ bệnh án cũ có liên quan và không nên dùng bia rượu hay chất kích thích trước khi đến thăm khám với bác sĩ.

Phương pháp thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống kết hợp điều trị nội khoa

Với những bệnh nhân có trĩ ngoại giai đoạn 1 và trĩ ngoại giai đoạn 2, thường các bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, cụ thể:

  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt
  • Bổ sung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, ngừ, rong biển…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Tập thể dục hàng ngày, vận động các môn thể thao nhẹ nhàng như: như đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh…
  • Tránh ngồi hay đứng quá lâu, nên đứng dậy đi lại vài phút sau khi ngồi 1 giờ
  • Ngồi gối khoét lỗ khi cần làm việc lâu
  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh táo bón
  • Làm sạch hậu môn sau khi đi đại điện bằng cách dùng khăn ướt hoặc miếng bông để giảm cọ xát

Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị nội khoa thường chỉ định bao gồm:

  • Dùng thuốc bôi có hydrocortison hay chiết xuất từ hạt phỉ
  • Dùng thuốc có tác dụng điều hoà lưu thông ruột: chống táo bón hoặc chống ỉa lỏng; thuốc làm tăng trương lực, bền vững thành mạch; thuốc chống viêm
  • Dùng thuốc đạn và mỡ: đặt, bôi ở hậu môn có tác dụng che phủ bảo vệ niêm mạc ở búi trĩ và bôi trơn cho phân dễ đi qua
  • Có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen, aspirin để giảm đau và khó chịu (tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng)
  • Chườm hậu môn bằng đá lạnh bọc trong khăn mềm để giúp giảm tình trạng sưng đau
  • Dùng nước muối ưu trương làm thành cục nước đá – chườm trĩ ngoại tắc mạch

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị trĩ ngoại, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, hướng dẫn điều trị đúng cách, hiệu quả, từ đó điều trị bệnh dứt điểm và tiết kiệm chi phí.

Tham Khảo Thêm:  Cô Đơn Dành Cho Ai ( Lee Ken x Nal) - Cảm Âm Kalimba

Phương pháp can thiệp thủ thuật – phẫu thuật

Đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại giai đoạn 3 và trĩ ngoại giai đoạn 4, đã xuất hiện những triệu chứng như bị nhiễm trùng, sưng tấy, búi trĩ to, búi trĩ bị huyết khối gây tắc mạch cấp tính, chảy nhiều máu, đau đớn, tiết dịch liên tục, thậm chí lở loét… sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa như: chích xơ, đốt, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,…

Tuy nhiên, với trĩ ngoại, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên áp dụng phẫu thuật cắt trĩ vì hậu môn là vùng có nhiều cơ quan thụ cảm nên nếu áp dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa khác thì sẽ gây đau đớn nhiều trong một thời gian dài sau mổ.

Thăm khám và điều trị trĩ ngoại ở đâu tốt?

Với phương châm dùng đúng phương pháp, trị đúng bệnh, Bệnh viện Hồng Ngọc hiện đang là địa chỉ được hàng ngàn bệnh nhân lựa chọn để điều trị bệnh trĩ với:

  • Chẩn đoán chính xác, điều trị dứt điểm cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: TTND. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp; TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam.
  • Phẫu thuật loại bỏ trĩ không đau với quy trình kiểm soát đau trước – trong và sau mổ được xây dựng bởi ThS.BS Nguyễn Thị Thu Ba – đào tạo nội trú chuyên sâu tại Pháp. Đội ngũ bác sĩ gây mê chuyên môn cao theo dõi sát sao trong suốt quá trình phẫu thuật
  • Chiến lược dự phòng đau: bệnh nhân được khám tiền mê nghiêm ngặt, theo dõi trong suốt ca mổ, kiểm soát cơn đau ngay khi chưa khởi phát
  • Phương pháp phẫu thuật hiện đại, can thiệp vào vùng không đau, hạn chế tổn thương
  • Đội ngũ hỗ trợ 24/7 chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân trong suốt thời gian lưu viện
  • Không gian lưu viện rộng thoáng, đầy đủ tiện nghi khách sạn

Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:

Hotline đặt lịch thăm khám với chuyên gia: 0911 908 856

Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556

Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP