Bia Đức

Không nghi ngờ gì nữa, một trong những điều đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nói về ẩm thực Đức chính là bia. Người Đức đứng thứ ba trên toàn thế giới về sản lượng tiêu thụ bia tính theo đầu người, với 106 lít bia mỗi năm. Từ lễ hội bia Oktoberfest khét tiếng đến nền văn hóa sản xuất bia thủ công lớn đang mọc lên ở các thành phố trên khắp đất nước, sau đây là những gì bạn cần biết về bia Đức.

Các chủng loại phong phú của bia Đức

Tất nhiên, các chủng loại và thương hiệu bia tinh túy nhất đều có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đó là những phong cách bia truyền thống được tích luỹ và sàng lọc theo những tiêu chuẩn cao nhất phù hợp với những kỹ thuật và công thức không đổi cả ngàn năm qua.

Cho đến ngày nay, vẫn có những bộ luật nghiêm ngặt nhằm duy trì chất lượng bia phù hợp tiêu chuẩn Đức. Theo Reinheitsgebot (bộ luật tinh khiết về bia), chẳng hạn, các loại bia chỉ có thể được làm bằng nước, mạch nha và hoa bia -không được thêm các chất phụ gia có liên quan. Hiện có hơn 40 chủng loại bia chính thức có liên quan đến nước Đức, được lên men và sản xuất bởi hơn 5.000 thương hiệu khác nhau. Điều này là đủ khiến ai cũng phải chóng mặt. Từ bia pilsners cho đến bia bocks và bia ales lúa mì, chúng chỉ là một số nhỏ trong nhiều loại bia nổi bật nhất được sản xuất ngày nay trên thế giới, và chúng ta cần phải cảm ơn người Đức về điều này.

Các loại bia pilsners sáng màu được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới, với các chủng loại tương tự nổi tiếng bao gồm Miller, Bud, Pabst Blue Ribbon, và vô số những chủng loại khác. Mặc dù ta cần lưu ý rằng bia pilsner thực sự có nguồn gốc từ Cộng hòa Séc, nhưng Đức đã thực hiện một hoặc hai thay đổi để phổ biến nó. Bia này có cả màu sắc và hương vị nhẹ nhàng.

Đối với các loại bia bock, chúng có sự thay đổi về màu sắc, từ vàng đến màu hổ phách đến màu nâu đậm. Thông thường, chúng có vị ngọt và hương vị của men bia. Các loại bia bock dường như bắt nguồn từ Munich hoặc vùng biên giới qua dãy Alpine của nó, Vienna.

Các loại bia Lagers nói một cách chính xác thì chúng thuộc về vùng Viennese, nhưng chúng lại trở thành loại bia chủ yếu tại lễ hội Oktoberfest, với các nhà máy bia ban đầu nằm ở Munich – Löwenbrau, Hofbrähaus, Augustiner, Paulaner, Hacker-Pschorr, Franziskaner, và Spaten – những công ty đã sản xuất ra một lượng lớn loại bia này và sau đó bán ra khắp nơi trên thế giới. Những loại bia này ban đầu được ủ và lưu trữ ở độ sâu của hang động trong những tháng lạnh trong năm, do đó chúng tạo nên hương vị độc đáo và màu sắc đặc trưng của vùng Bavaria.

Bia lúa mì, còn được gọi là Weizen, là loại bia nổi tiếng nhất của Đức. Họ thường nặng độ và được phục vụ trong những chiếc ly cao, hẹp. Nhờ loại men độc đáo được sử dụng trong việc sản xuất bia này, chúng thường có màu mờ đục. Điều đó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra hương vị riêng biệt, phong phú và hương vị của nó.

Văn hóa uống bia ở Đức

Cũng hiển nhiên trong từng được đề cập trong Reinheitsgebot – bộ luật tinh khiết về bia, người Đức có lòng tôn kính lớn đối với bia của họ. Uống bia là một phần quan trọng trong văn hóa của họ. Hơn nữa, bia còn được coi là thức uống quốc gia của Đức. Người Đức, nói chung, cũng được biết đến với thái độ thoải mái của họ xung quanh vấn đề tiêu thụ đồ uống có cồn. Thanh niên được phép bắt đầu uống bia ở tuổi 16, trong khi độ tuổi pháp lý để được uống rượu là 18. Ở những nơi như thủ đô Berlin của Đức, việc uống bia rượu từ các thùng miễn phí đặt ở những nơi công cộng thậm chí là hoàn toàn hợp pháp, điều đó tiếp tục hợp pháp hóa sự hiện diện của bia.

Tham Khảo Thêm:  10 công thức chế biến cá chép cực hấp dẫn tại nhà

Tất nhiên, cũng có một số truyền thống xung quanh việc uống bia. Phổ biến nhất là quy tắc: khi bạn cụng ly với người khác, hãy nhìn thẳng vào mắt nhau, nếu không điều gở hay những thứ không may mắn thuộc về tín ngưỡng khác sẽ đến với bạn.

Oktoberfest cũng là một trong những biểu tượng thương hiệu của văn hóa đồ uống Đức, ít nhất là với những du khách đang nhìn vào từ bên ngoài. Không nghi ngờ gì nữa, sự kiện này đã giúp phổ biến hơn nữa các nhà máy bia mang tính biểu tượng của Munich. Những yếu tố thẩm mỹ mà chúng ta thường gắn với nước Đức ngoài bia như những bộ quần áo kiểu dirndl và lederhosen có liên quan chặt chẽ đến lễ hội này.

Ngoài Munich, hầu hết các thành phố lớn khác, và và cả rất nhiều thị trấn nhỏ, cũng tổ chức các lễ hội bia và các sự kiện quanh năm. Ví dụ, vào mùa hè, Berlin tổ chức Lễ hội Bia Quốc tế và Tuần lễ Bia Thủ công.

Bia Đức ngày nay

Ngày nay bia Đức có nhiều thay đổi vượt ra ngoài những chủng loại bia đã được biết đến rộng rãi và trở nên càng ngày càng nổi tiếng trên khắp thế giới. Ngay cả với các bộ luật về độ tinh khiết của bia, các nhà sản xuất bia quy mô nhỏ đã tạo ra các loại bia mới thú vị và mọi thứ dường như chỉ đang mở rộng hơn nữa. Các loại bia thủ công ở Munich, Berlin và các nơi khác thậm chí có thể được tìm thấy trên các kệ tại một số cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi giữa những chai bia Augustaners, Paulaners và nhiều chai bia tương tự. Đó là chưa kể, nhiều quán bar trên khắp các thành phố của Đức tiếp tục chế biến các loại bia thủ công với quy mô siêu nhỏ. Lượng tiêu thụ bia của các tên tuổi lớn mặc dù suy giảm, nhưng các loại bia thủ công lại thay thế một cách hoàn hảo cho chúng.

(Nguồn: https://theculturetrip.com/europe/germany/articles/the-quintessentially-german-guide-to-drinking-beer/ )

10 ĐIỀU THÚ VỊ CÓ THỂ BẠN KHÔNG BIẾT VỀ BIA ĐỨC

1. Nếu mỗi ngày uống một loại bia khác nhau, bạn cần phải uống trong vòng 15 năm mới hết các loại bia Đức.

Bộ luật Reinheitsgebot (luật về bia tinh khiết) năm 1516 quy định rằng chỉ có hoa bia, lúa mạch, men và nước có thể được sử dụng để nấu bia. Do vậy, có thể bạn sẽ nghĩ rằng chẳng mất mấy lâu bạn có thể uống hết các loại bia Đức.

Thế nhưng với hơn 100 loại hoa bia, hơn 40 loại mạch nha, và hơn 200 chủng nấm men khác nhau, những khả năng kết hợp chúng là gần như vô tận. Thậm chí là với cả các loại nước khác nhau – đặc biệt nếu đó là nước mềm hoặc nước cứng – cũng có thể thay đổi hương vị của bia.

Theo Liên đoàn các nhà sản xuất bia Đức, điều này có nghĩa là mỗi ngày bạn có thể uống một loại bia Đức khác nhau được pha chế theo luật tinh khiết trong suốt 15 năm.

2. Đức tự hào có nhà máy bia hoạt động lâu đời nhất thế giới

Có bằng chứng cho thấy các tu sĩ tại tu viện Weihenstephan ở Bavaria bắt đầu nấu bia ngay từ thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên, nhưng nhà máy bia chưa được thành lập chính thức cho đến năm 1040, khi vị trụ trì ở đây xin được giấy phép nấu bia và bán bia từ thành phố Freising .

Chỉ khoảng một thập kỷ sau khi Weihenstephan được thành lập, nhà máy bia tu viện Weltenburg, một tu viện tuyệt đẹp trên bờ sông Danube (chụp ảnh ở điểm năm) cũng ra đời. Mặc dù nhà máy bia Weihenstephan đã được thế tục hóa vào năm 1803, nó vẫn tiếp tục sản xuất bia và trở thành Nhà máy bia bang Bavaria Weihenstephan vào năm 1921.

Tham Khảo Thêm:  Điểm Danh 10 Loại Bánh Ngọt Đơn Giản, Dễ Làm, Không Cần Lò Nướng

Nhà máy bia Weihenstephan rõ ràng vẫn có tiếng nói quan trọng trong những năm qua. Tại Giải thưởng Bia Thế giới vào tháng Chín, bốn trong số các loại bia của họ đã giành được giải thưởng.

3. Pilsner có nguồn gốc ở một thị trấn ở Cộng hòa Séc

Pilsner, một loại bia nhẹ được phát triển vào thế kỷ 19, có thị phần lớn nhất trong bia được bán ở Đức. Tuy nhiên nó lại được ra đời từ một nhà máy tại một thành phố thuộc Cộng hòa Séc ngày nay.

Pilsen (hay Plzeň theo tiếng Séc), là một thị trấn ở phía tây Bohemia, nhưng lúc đó nó là một phần của Đế chế Áo-Hung vùng nói tiếng Đức vào thế kỷ 19. Khi thành phố quyết định xây dựng một nhà máy bia lớn trong thập niên 1840, họ đã mời nhà sản xuất bia vùng Bavarian Josef Groll để tạo ra một loại bia mới – sản phẩm tạo ra rất tốt, khiến nó sớm lan rộng khắp châu Âu.

Loại bia Pilsner Urquell nổi tiếng, mặc dù là một công ty Séc, có tên tiếng Đức nghĩa là “nguồn gốc ban đầu của Pilsner”.

4. Mặc dù có bộ luật thuần khiết, người Đức thích trộn bia của họ

Chính vì người Đức rất nghiêm khắc với những thành phần có thể dùng để sản xuất bia của họ, có vẻ hơi lạ khi họ có rất nhiều loại bia trộn (beer mixers) khác nhau.

Nổi tiếng nhất có lẽ là Radler, gồm bia trộn với nước chanh sủi. Nhưng nếu bạn ở vùng tây bắc, nó có thể được gọi là “Alster”, hoặc “Panasch” ở Saarland, và “Russe” ở Bavaria nếu nó được trộn với bia lúa mì.

Và đó mới chỉ là bia trộn với nước chanh, chưa nói đến bia trộn với cola và nhiều thứ khác. Hiện nay người ta uống Radler ở Đức nhiều hơn so với ở Anh, nhưng có vẻ như truyền thống này thực ra có ở Anh từ lâu hơn, bởi lần đầu tiên người ta từng đề cập đến nó là vào những năm 1850, theo từ điển tiếng Anh Oxford.

5. Các tu sĩ Đức thường gọi bia là “bánh mì lỏng”

Cũng giống như một số loại rượu sâm banh ngon nhất, hầu hết bia ban đầu được ủ trong các tu viện. Các tu sĩ trước đây thường hầm lúa mạch và hoa bia trong nước sôi. Vào thời điểm đó, họ không biết về tầm quan trọng của men đối với quá trình lên men.

Theo Liên đoàn các nhà sản xuất bia Đức, nguyên nhân bởi vì các tu sĩ thường pha bia gần các tiệm bánh, nơi môi trường xung quanh chứa nhiều men hơn bình thường, và quá trình lên men bia diễn ra một cách hoàn hảo mà các tu sĩ không ý thức được điều đó. Rõ ràng là họ đã giả định vào thời kỳ đầu thời Trung Cổ rằng quá trình lên men là một phép lạ. Chỉ đến cuối thế kỷ 19, sự cần thiết của nấm men đã được chứng minh một cách khoa học.

Khi các tu sĩ nhịn ăn trong Mùa Chay trong 40 ngày, bánh mì không phải là một lựa chọn, nhưng họ có thể uống bia, vì vậy họ đặt biệt danh cho bia là “Flüssiges Brot” hay “bánh mì lỏng”.

6. Frederick Đại đế thích bia đến nỗi ông ta ra lệnh cấm cà phê

Frederick Đại đế của vương quốc Phổ đã ra lệnh cấm cà phê vào năm 1777. Ông đã ban hành một tuyên bố cho dân chúng như sau:

“Thật kinh tởm khi nhận thấy sự gia tăng số lượng cà phê được sử dụng bởi thần dân của ta … Người dân của ta phải uống bia. Đức Vua lớn lên trong bia, và tổ tiên của ngài cũng thế.”

Khi cà phê đã bị cấm, chính sách kinh tế của Vua Frederick tuyên bố rằng mọi người nên dùng “súp bia” thay thế, để hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp quốc gia, vì tất cả cà phê được nhập khẩu từ nước ngoài.

Thay vào đó, cà phê trở thành một sản phẩm trên thị trường đen – những người buôn lậu mang cà phê vào Đức trong các bao tải than, thùng bia, và thậm chí cả trong quan tài.

Tham Khảo Thêm:  CÁCH LÀM RAU CỦ HẤP KHO QUẸT CHUẨN VỊ MIỀN TÂY

7. Người Đức không còn uống bia nhiều như họ đã từng uống

Mặc dù các nhà máy sản xuất ngày càng nhiều bia, nhưng lượng bia tiêu thụ trên đầu người ở Đức thực sự sụt giảm. Năm 2015, người Đức đã uống 2,1 tỷ galông bia, số tiền thấp nhất kể từ khi dữ liệu được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1991.

Tiêu thụ bình quân đầu người đã giảm từ khoảng 150 lít trong những năm 1970 xuống còn 107 lít hiện nay.

Nhưng điều này không đáng gì so với sự suy giảm kể từ năm 1864, nếu như những con số của nhà báo người Mỹ Andrew Broeck thực sự đáng tin cậy. Trong một bài báo trên tờ The Atlantic năm đó, ông mô tả cách “một người đàn ông hiếm khi được coi là người uống bia rượu thực sự chừng nào ông ta còn chưa uống sáu lít bia một lúc… uống mười lít không phải là không phổ biến, thậm chí những người cá cược còn uống 20 đến 30 lít.”

8. Những thành phố láng giềng Cologne và Düsseldorf đối địch nhau về bia.

Cologne và Düsseldorf là 2 thành phố láng giềng kế bên nhau​​, nhưng luôn có sự cạnh tranh giữa họ. Trong khi Cologne có một lịch sử lâu dài và phong phú, và mọi người coi mình là dễ dàng và thoải mái, Düsseldorf hiện đại hơn, thông minh hơn và giàu có hơn.

Ngoài sự đối địch về bóng đá và hockey trên băng, các loại bia của họ cũng khác nhau. Kölsch (từ Cologne) là một loại bia lager nhẹ, trong khi bia Altbier của Düsseldorf (bia cũ theo nghĩa đen) thì đậm hơn và nhiều hương vị của bia ale hơn. Früh, một trong những nhà máy bia của Cologne, đã chế nhạo Altbier trong các quảng cáo của hãng, với thông điệp rằng “Trước khi nó trở nên cũ kĩ”.

Ban nhạc Cologne Wise Guys cũng hát về một cô gái từ Düsseldorf trong bài hát “Nein, Nein, Nein”: “Tôi phải đi, tôi không phải là người sẽ đi đến một thị trấn nơi bia có vị như tên của nó.”

Nhưng cuối cùng hoá ra là, các loại bia đối địch nhau thực sự lại có hương vị giống nhau khác với những người dân địa phương từng nghĩ. Một nghiên cứu được công bố cho thấy khi những người hâm mộ bia Cologne và Düsseldorf bị bịt chặt mắt và yêu cầu làm thử nghiệm vị giác, họ hầu như không thể phân biệt các loại bia này.

9. Pilsner hay Weizen? Tất cả phụ thuộc vào nấm men

Sản xuất bia không phải là quá trình đơn giản, nhưng sự khác biệt chính giữa các loại bia Đức là liệu nó có được sản xuất thông qua quá trình lên men bề mặt (top-fermentation) hay lên men đáy (bottom-fermentation).

Để không bị sa lầy trong các chi tiết quá tỉ mỉ, ta chỉ cần hiểu rằng quá trình lên men bề mặt sử dụng một loại men khác biệt thường hoạt động ở nhiệt độ ấm hơn phía trên bề mặt, và ngược lại quá trình lên men đáy cũng như thế. Vì vậy, các loại bia ale sẫm màu và đắng hơn, cũng như các loại bia Hefeweizen, được sản xuất thông qua quá trình lên men bề mặt, còn các loại bia lager nhẹ hơn như Pilsner được sản xuất thông qua quá trình lên men đáy.

10. Namibia có thể không còn nhiều liên hệ với Đức, ngoại trừ bia.

Điều thú vị là, ngay khi Đức xếp thứ tư trong bảng xếp hạng tiêu thụ bia trên đầu người toàn cầu năm 2014, Namibia đứng thứ năm. Có vẻ kỳ quặc rằng một quốc gia châu Phi lại vượt trên nước Mỹ (17) và Anh (27), nhưng Namibia là thuộc địa của Đức từ 1884 đến 1919, và văn hóa bia Đức luôn tồn tại ở đó.

Nhà máy bia Namibia vẫn gửi các học viên đến Ulm ở Baden-Württemberg trong bảy tháng, và ủ bia theo luật thuần khiết, theo một bài viết trong Allgemeine Zeitung Namibia. Họ thậm chí có một Oktoberfest ở thủ đô Windhoek, vào ngày 28 và 29 tháng 10.

(Theo Tác giả Alexander Johnstone)

Xem thêm: Video về văn hoá bia Đức

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP