Xương bánh chè: Cấu trúc và chức năng

Xương bánh chè: Cấu trúc và chức năng

Trên cơ thể người, có khoảng 49 xương vừng có kích cỡ khác nhau. Xương vừng là các xương nhỏ nằm bên dưới gân, thường gặp ở các khớp bàn tay, bàn chân. Nó đóng vai trò như một cái ròng rọc cho gân trượt lên, làm tăng hiệu quả co cơ. Một xương vừng được biết đến nhiều nhất và cũng là xương vừng lớn nhất cơ thể đó là xương bánh chè. Vậy nó có cấu trúc và chức năng như thế nào? Mời bạn cùng Bác sĩ Hồ Đức Việt tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Vị trí của xương bánh chè

Xương bánh chè có hình tam giác hơi tròn, nằm phía trước đầu dưới xương đùi như là một cái mũ bảo vệ khớp gối. Xương vừng này nằm sát da, nên rất dễ chấn thương trong các tai nạn giao thông, lao động hoặc tai nạn sinh hoạt.

Chúng ta có thể sờ và di động được nó rõ nhất ở tư thế duỗi gối.

Vị trí xương bánh chè khi nhìn ngoài da
Vị trí xương bánh chè khi nhìn ngoài da

Cấu trúc giải phẫu của xương bánh chè ở người bình thường

Khi mới sinh ra, xương này có cấu trúc là sụn, sau đó bắt đầu cốt hóa thành xương thời điểm 3 – 4 tuổi.

Xương phát triển trưởng thành bọc bên ngoài là tổ chức xương đặc, ở trong là tổ chức xương xốp. Cấu trúc giải phẫu của xương bánh chè gồm: 2 mặt, 2 bờ, 1 đỉnh ở dưới và 1 nền ở trên.

Xem thêm: Bó bột sau gãy xương: Những điều cần biết

Hai mặt xương

Mặt trước: hơi lồi, xù xì, có nhiều khía rãnh cho gân cơ tứ đầu đùi bám vào. Nếu mất xương bánh chè, cơ tứ đầu mất đi nơi tựa vững chắc dẫn đến động tác duỗi gối yếu đi.

Mặt sau, còn gọi là mặt khớp: diện khớp chiếm 4/5 diện tích mặt sau và khớp với diện bánh chè của xương đùi. Ở người trưởng thành, bề mặt khớp khoảng 12 cm2 và được bao phủ bởi sụn. Do sự chịu áp lực lớn trong động tác gấp gối, nên sụn khớp xương là nơi dày nhất trong các sụn khớp trên cơ thể con người. Lớp sụn này có thể dày tối đa 6 mm ở trung tâm vào khoảng 30 tuổi. Một gờ chia diện khớp này làm hai phần là diện ngoài và diện trong. Diện ngoài rộng và sâu hơn diện trong. Diện trong còn bao gồm một diện nhỏ, gọi là mặt lẻ.

Tham Khảo Thêm:  Món cháo lạ đời: phải gắp bằng đũa, khách 'toát mồ hôi' thưởng thức ở Quảng Trị

Bờ xương

Có 2 bờ (bờ trong và bờ ngoài). Nơi bám của các thành phần gân cơ tứ đầu đùi và các sợi lưới bên trong và ngoài xương bánh chè tương ứng.

Nền

Nền để gân cơ tứ đầu đùi bám vào.

Đỉnh

  • Ở dưới, có dây chằng bánh chè bám.

Trong một số hiếm trường hợp có thể có biến thể của xương bánh chè. Chẳng hạn như: xương bánh chè đôi, xương bị khiếm khuyết một mảnh.

Xương bánh chè đôi xảy ra hầu hết ở nam giới và được chia làm 3 loại. Cần chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp gãy xương.

Chức năng của xương bánh chè trong phức hợp khớp gối

Như đã nói ở trên, xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể. Vì vậy, vai trò cơ bản của nó cũng giống như các xương vừng khác.

Chức năng chủ yếu của xương vừng lớn này như là một cái ròng rọc cho gân cơ tứ đầu đùi. Nó làm tăng chiều dài cánh tay đòn trong hoạt động co cơ tứ đầu đùi. Do đó, moment lực được tạo ra bởi cơ tứ đầu tăng lên khoảng 33-55%. Vì vậy, xương này tạo điều kiện cho quá trình duỗi gối xảy ra hiệu quả hơn.

Xem thêm: Chấn thương dây chằng chéo sau: Kiến thức cần biết

Trước kia, xương bánh chè được xem như là một ròng rọc không ma sát.

Trong đó, lực của gân bánh chè bằng với lực của gân cơ tứ đầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy xương này hoạt động như một cán cân. Nó điều chỉnh chiều dài, hướng và lực của gân bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi mỗi vị trí cánh tay đòn khác nhau từ các độ gấp gối khác nhau. Khi gấp gối, xương bánh chè di chuyển xuống dưới. Vì vậy, vị trí tiếp xúc với xương đùi của xương bánh chè di chuyển từ xa đến gần ( từ đỉnh đến đáy). Sự thay đổi vùng tiếp xúc dẫn đến thay đổi cánh tay đòn và tạo điều kiện thuận lợi cho co cơ tứ đầu đùi.

Tham Khảo Thêm:  Tẩm quất nam tại nhà hà nội

Xương bánh chè nằm giữa gân cơ tứ đầu và lồi cầu của xương đùi nên nó còn đóng vai trò như một miếng đệm để bảo vệ gân tứ đầu giảm ma sát. Ngoài ra, xương này còn giúp giảm thiểu lực ép của cơ tứ đầu lên xương đùi, bằng cách phân tán lực đều đến xương bên dưới.

Tóm lại, xương bánh chè góp phần quan trọng trong chức năng khớp gối. Vừa bảo vệ, ổn đinh khớp gối; vừa có vai trò hỗ trợ hoạt động của cơ tứ đầu đùi.

Cấu trúc của khớp gối

Bệnh lý thường gặp của xương bánh chè là gì?

Một số bệnh lý thường gặp tại xương bánh chè, bao gồm:

Trật xương bánh chè

Trật xương thường hay gặp và thường gặp trật sang bên. Chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng và chụp X-quang để loại trừ gãy xương. Phương pháp điều trị là nắn trật và bất động.

Các tình trạng tổn thương liên quan

Các tổn thương liên quan có thể:

Vỡ sụn xương hoặc lồi cầu ngoài xương đùi.

Biến chứng

Biến chứng có thể bao gồm:

  • Thoái hóa khớp.
  • Những bệnh nhân có bất thường khớp chè đùi, có thể trật khớp tái phát hoặc bán trật bánh chè.

Chẩn đoán

  • Đánh giá lâm sàng.
  • Chụp X-quang để loại trừ gãy xương.

Trong trật xương trừ khi tự nắn trật thì chẩn đoán lâm sàng dựa vào bệnh sử. Nếu khớp còn trật sẽ sờ thấy bánh chè trật ra ngoài. Bệnh nhân giữ gối hơi gấp và không thể duỗi thẳng chân. Nếu khớp tự nắn trật thì sẽ biểu hiện tràn dịch khớp gối và thường đau xung quanh bánh chè.

X-quang khớp gối thẳng và nghiêng chụp để chẩn đoán vỡ sụn xương kèm theo dù khớp tự nắn trật.

Phương pháp điều trị

  • Nắn chỉnh.
  • Bất động.

Nắn trật ngay lập tức khớp chè đùi. Hầu hết các bệnh nhân không cần thuốc an thần hoặc giảm đau. Ban đầu khi nắn trật là gấp háng. Sau đó người nắn nhẹ nhàng đẩy bánh chè vào trong trong khi đó từ từ duỗi gối. Khi bánh chè hết trật sẽ nghe rõ tiếng cạch và giảm biến dạng quanh gối. Sau khi nắn trật, bất động khớp ngay bằng nẹp ôm gối hoặc nẹp gối chỉnh góc với gối gấp 20 độ.

Tham Khảo Thêm:  Hôm nay ăn gì? Gợi ý 120 mâm cơm ngon như ngoài hàng, cả tháng bà nội trợ không phải vò đầu, bứt tai nghĩ món

Gãy xương bánh chè

Nguyên nhân và cơ chế gãy xương

  • Cơ chế chấn thương trực tiếp: Thường gặp do ngã đập đầu gối xuống đất hoặc đập vào các vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp hoặc do đánh trực tiếp vào bánh chè.
  • Cơ chế chấn thương gián tiếp ít gặp hơn: Có thể gặp ở người chơi thể thao do co gấp cẳng chân đột ngột khi cơ tứ đầu đùi đang co gấp. Động tác làm cho bánh chè bị tỳ ép mạnh lên lồi cầu xương đùi gây ra gãy ngang.

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán xác định bằng khám lâm sàng. Chỉ riêng triệu chứng lâm sàng cũng đủ giúp cho ta chẩn đoán chắc chắn là gãy bánh chè. Phim X Quang chụp khớp gối để xác định rõ vị trí gãy, mức độ di lệch và các tổn thương ở các xương lân cận….

Xem thêm: Gãy cổ xương đùi và những điều bạn cần biết về bệnh

Điều trị gãy xương bánh chè

Sơ cứu. Khi gãy xương bánh chè cần sơ cứu theo các bước sau đây:

  • Dùng thuốc giảm đau.
  • Cố định tạm thời bằng nẹp gỗ.
  • Sau đó chuyển bệnh nhân về tuyến chuyên chấn thương chỉnh hình.

Điều trị bảo tồn bằng bó bột. Chỉ định: các trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách dưới 3mm và chênh diện khớp mặt sau xương bánh chè dưới 1mm hoặc gãy rạn xương bánh chè.

Điều trị phẫu thuật được dùng trong trường hợp:

  • Các trường hợp gãy hở xương bánh chè.
  • Các gãy xương bánh chè di lệch lớn hơn mức cho phép điều trị bảo tồn.
  • Khớp giả xương bánh chè.

Ngoài ra, còn có một số bệnh lý khác gồm: thoái hóa khớp chè đùi, xương bánh chè ở vị trí cao hoặc thấp hơn bình thường, gai xương trên xương bánh chè.

Để hiểu rõ hơn các bệnh lý cũng như cách điều trị, các bạn cần tìm hiểu thông tin chi tiết ở từng bệnh.

Hiểu được cấu trúc và chức năng của xương bánh chè góp phần quan trọng để chẩn đoán chính xác các bệnh lý của nó. Quan trọng là không được bỏ sót tổn thương xương này trong thăm khám khớp gối. Sự bỏ sót này có thể ảnh hưởng rất lớn đến chức năng đi lại lâu dài của bệnh nhân.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP