Bạch tuộc là loài động vật không mấy xa lạ với chúng ta, nhưng không hẳn ai cũng hiểu rõ về chúng. Như những câu hỏi bạch tuộc có mấy tim, bạch tuộc có mấy bộ óc là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời được. Để có thể trả lời cho những câu hỏi trên và hiểu rõ hơn về bạch tuộc thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạch tuộc là loài vật như thế nào? Tổng quan về bạch tuộc
Chắc hẳn rằng bạch tuộc là con vật vô cùng quen thuộc đối với bất kì ai trong chúng ta. Loài động vật sở hữu ngoại hình đặc trưng với cái đầu to cùng tám xúc tua luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim, câu chuyện. Thế nhưng, bạn đã bao giờ tìm hiểu về đời sống của bạch tuộc trong thực tế hay chưa?
Trong đại dương, bạch tuộc là loài động vật vô cùng nguy hiểm với những chiếc xúc tu to khoẻ, uốn éo, chi chít những giác hút rùng rợn, dễ dàng túm chặt con mồi. Tuy chúng không có chiếc mai kiên cố để bảo vệ cơ thể mềm nhũn, nhưng đa số các động vật biển lại không dám bén mảng lại gần những con “quái vật biển” ấy.
Ít ai biết được rằng bạch tuộc có mấy tim?
Tuy quen thuộc là thế nhưng ít ai biết được rằng bạch tuộc lại là động vật vô cùng thú vị và bí ẩn, đặc biệt là khi bắt tay vào tìm hiểu về cấu tạo cơ thể của chúng. Nhiều câu hỏi về loài vật này đã được đặt ra và chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ khi biết được câu trả lời đấy.
Bạch tuộc có mấy tim. Giải mã nhiều điều thú vị về bạch tuộc
Sau đây, hãy cùng haisanbaba.com đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc xoay quanh bạch tuộc – loài vật có cấu tạo cơ thể đặc biệt của đại dương nhé.
Bạch tuộc có mấy tim?
Bạch tuộc có mấy trái tim? Câu hỏi nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khó trả lời. Bởi vì bạch tuộc là một trong những loài động vật không chỉ có một trái tim duy nhất như đại đa số các loài động vật khác, mà nó có đến ba trái tim.
National Post cho hay bạch tuộc là loài động vật có tới ba trái tim. Trong đó, hai trái tim có nhiệm vụ bơm máu tới hai mang, trái tim thứ ba đảm nhận nhiệm vụ đẩy máu tới các cơ quan khác. Trái tim thứ ba sẽ ngừng đập khi bạch tuộc bơi.
Đầu bạch tuộc có cấu tạo thế nào?
Bạch tuộc thuộc loài nhuyễn thể, không có thân thể, chỉ có cái đầu và xúc tu. Có người cho rằng đầu bạch tuộc rất to, nhưng thật ra phần lớn cái “đầu” ấy chính là cơ thể của bạch tuộc, chứa đựng các cơ quan như mang, dạ dày, gan, thận và túi mực. Còn cái đầu thực sự của bạch tuộc nằm ở gần mắt.
bạch tuộc có mấy bộ óc?
Bạch tuộc có mấy bộ óc?
Bên cạnh câu hỏi bạch tuộc có mấy tim, trí thông minh của loài vật này cũng được nhiều nhà khoa học đặt dấu chấm hỏi và bắt tay vào nghiên cứu. Từ đó, lại có thêm nhiều điều thú vị về sinh vật này được công bố.
Bạch tuộc là loại động vật thân mềm, thuộc lớp động vật chân đầu (cephalopoda). Có khoảng 200 loài trên thế giới và được mệnh danh là loài thân mềm thông minh nhất thế giới. Điều đáng kinh ngạc là trí thông minh của bạch tuộc lại xuất phát từ cấu trúc sinh học hoàn toàn khác biệt với chúng ta.
Bạch tuộc không có phổi, không có xương sống. Nhưng chúng có khả năng giải các câu đố khó, học hỏi thông qua quan sát và thậm chí sử dụng công cụ hỗ trợ. Phần đầu chứa bộ não lớn với tỷ lệ não – thân tương đương với các động vật thông minh khác và một hệ thống thần kinh phức tạp với khoảng 500 triệu nơron thần kinh, nhưng chúng không tập trung trong não mà số nơron này phân bố thành một mạng lưới hạch liên kết với ba phần chính:
- Phần não trung tâm chỉ chứa khoảng 10% số lượng nơron.
- Hai thùy mắt lớn chứa khoảng 30%.
- 60% còn lại nằm ở các xúc tu.
Đó là lý do vì sao nhiều người thường ví con bạch tuộc như có 9 não trên cơ thể. Cũng vì lý do này, bạch tuộc rất nhạy cảm và phản ứng nhanh, gần như mỗi xúc tu của chúng cũng có thể hoạt động, cảm nhận một cách độc lập với nhau.
Bạch tuộc có bao nhiêu xúc tu cũng là điều
Bạch tuộc có bao nhiêu xúc tu? Bao nhiêu giác hút?
Ngoài những câu hỏi thú vị như “bạch tuộc có mấy tim?”, “bạch tuộc có mấy bộ óc?” thì có rất nhiều người chưa rõ bạch tuộc có bao nhiêu xúc tu và những xúc tu ấy có vai trò như thế nào?
Bạch tuộc có tất cả tám xúc tu. Từ trước đến nay bạch tuộc thường được mọi người nghĩ rằng chúng dùng bốn xúc tu để di chuyển (gọi nôm na là chân) và bốn xúc tu còn lại để ăn và cầm nắm (gọi nôm na là tay).
Tuy nhiên, sau khi thu thập dữ liệu từ 2000 cuộc theo dõi khác nhau, các chuyên gia hải dương thuộc 20 trung tâm nghiên cứu đời sống sinh vật biển khắp châu Âu đã phát hiện ra được bạch tuộc chỉ di chuyển trên hai xúc tu và dùng sáu xúc tu còn lại để ăn.
Họ cũng phát hiện ra chúng sử dụng hai chân để đẩy khi muốn bơi trong khi các xúc tu khác hoạt động như mái chèo giúp di chuyển. Trên tám xúc tu có tổng cộng 240 giác hút. Chúng nhờ vào những giác hút này để bám vào đáy biển và di chuyển. Trên xúc tu của bạch tuộc còn có cơ quan xúc giác và cơ quan vị giác, có thể phán đoán xem con mồi bắt được có thể ăn được hay không.
Bạch tuộc là một trong những loài vật giàu chất dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của bạch tuộc
Bên cạnh đó, bạch tuộc cũng là một trong những loài vật giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa chuộng.
Thịt bạch tuộc tươi có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu như A, B1, C và một số loại khoáng chất như photpho, canxi, sắt, kẽm, đặc biệt thịt bạch tuộc chứa rất ít chất béo. Thịt bạch tuộc được dùng nhiều cho việc chế biến các loại thức ăn ngon, bổ dưỡng. Vị tươi ngon, chế biến một cách đơn giản là có được một số món ăn ngon, nên rất được ưa chuộng. Loài hải sản này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tác dụng bồi bổ thể lực cho những người vừa khỏi ốm và phụ nữ sau sinh.
Các món chế biến từ bạch tuộc được nhiều người yêu thích
Một số món ăn từ bạch tuộc:
- Bạch tuộc sốt cay
- Bạch tuộc nướng muối ớt
- Bạch tuộc nhúng giấm
- Bạch tuộc xào cần tỏi
- Canh kim chi bạch tuộc
- Bạch tuộc hấp
Quả không sai khi bạch tuộc được mệnh danh là loài “quái vật” của biển cả. Qua bài viết trên, chúng ta đã có thể lý giải được nhiều điều về chúng, biết được bạch tuộc có mấy tim cùng nhiều điểm đặc biệt khác. Tuy là loài động vật khá nguy hiểm nhưng bạch tuộc lại là loài vô cùng thú vị. Bên cạnh đó, chúng còn là một món hải sản mang đến nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.