Mẹ bầu sau sinh ăn thịt vịt được không? 3 Món ngon từ vịt mẹ nên thử

Mẹ bầu sau sinh ăn thịt vịt được không? 3 Món ngon từ vịt mẹ nên thử

Giá trị dinh dưỡng có trong thịt vịt

Thịt vịt là món ăn phổ biến của người Việt với cách chế biến đa dạng, thơm ngon. Đặc biệt, thịt vịt không chỉ ngon mà còn cực kỳ bổ dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thịt vịt có nhiều loại dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho, magie, vitamin A, B, E,…

Bên cạnh đó, trong 100g có tới khoảng 25g protein, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Với hàm lượng dinh dưỡng này, ăn thịt vịt mang đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

  • Đầu tiên, hàm lượng đạm phong phú trong thịt vịt giúp cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi sau quá trình sinh em bé. Trong thời kỳ này, mẹ cần rất nhiều năng lượng để phục hồi sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng cho sữa mẹ. Chính vì vậy, thịt vịt là một thực phẩm cực tốt mẹ không thể bỏ qua.

  • Thứ hai, canxi, sắt, magie và photpho có trong thịt vịt rất tốt cho sự phát triển của tim mạch và não bộ.

  • Thứ ba, trong thịt vịt có chứa nhiều loại vitamin khác nhau như A, B, E,... tốt cho sức khỏe của mắt, kích thích sự phát triển và sản sinh tế bào mới.

Trong thịt vịt, hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phụ nữ sau sinh ăn thịt vịt được không?

Có thể nói, ăn thịt vịt sẽ cung cấp cho mẹ rất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ sau sinh không nên ăn thịt vịt. Chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này nhé.

Theo Đông y, thịt vịt là thực phẩm có tính hàn mạnh, không tốt đối với cơ thể của mẹ sau sinh. Bởi khi mẹ mới sinh em bé, cơ thể còn khá yếu, các cơ quan tiêu hóa chưa hoạt động bình thường.

Tham Khảo Thêm:  Lợi ích của cá chép đối với bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh

Chính vì vậy, việc ăn đồ ăn có tính hàn lúc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ. Thêm vào đó, chất đạm có trong thịt vịt quá nhiều, dễ khiến mẹ bị khó tiêu, đau bụng.

Xét về mặt Tây y, các bác sĩ không bắt buộc mẹ phải kiêng ăn thịt vịt sau khi sinh. Thậm chí, các chuyên gia y tế cho rằng, mẹ sau sinh thường có thể yên tâm ăn thịt vịt. Bởi thịt vịt là một thực phẩm bổ máu, nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên ăn thịt vịt với tần suất vừa phải, không nên quá thường xuyên và cần được chế biến chín, đảm bảo vệ sinh.

Mẹ sau sinh nên hạn chế ăn quá nhiều thịt vịt thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Phụ nữ sau sinh ăn mực có tốt không?

Mẹ đẻ mổ ăn thịt vịt được không?

Theo thông tin ở trên, các mẹ sinh thường có thể ăn thịt vịt sau khi sinh em bé. Vậy các mẹ sinh mổ có ăn thịt vịt được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng, các mẹ sau sinh mổ KHÔNG NÊN ăn thịt vịt. Bởi:

  • Thịt vịt có tính hàn, không phù hợp với sức khỏe của những mới trải qua phẫu thuật.

  • Trên da thịt vịt có chứa nhiều cholesterol xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của mẹ.

  • Khiến vết mổ sau sinh khó lành: Cơ thể mẹ sau sinh mổ sẽ sản sinh ra một loại dịch tế bào giúp vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, nếu mẹ ăn thịt vịt, lượng protein quá nhiều trong thịt có thể khiến phần dịch trên bị sản sinh quá nhanh. Hậu quả dẫn đến phần thịt bên trên bị lồi ra, gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Xem thêm: Mẹ sau sinh mổ ăn tôm được không?

Thời điểm nào mẹ ăn vịt là tốt nhất?

Mặc dù thịt vịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, ăn đủ, đúng thời điểm sẽ giúp mẹ mang đến hiệu quả tốt nhất. Vậy thời điểm nào mẹ ăn thịt vịt là tốt nhất. Mẹ sau sinh 1, 2 tháng ăn thịt vịt được không?

Về cơ bản, các mẹ sau sinh thường mất từ 1 đến 2 tháng để hồi phục sức khỏe sau sinh. Tùy thuộc vào mẹ sinh thường, sinh mổ và cơ địa khác nhau thì thời gian này sẽ có sự chênh lệch.

Tham Khảo Thêm:  Thịt me (thịt bê) nấu gì ngon nhất? Tổng hợp 15 món ngon từ thịt me (thịt bê) đơn giản

Trong khoảng thời gian này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng dễ tiêu, an toàn cho sức khỏe. Bởi hệ tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể mẹ chưa được hồi phục hoàn toàn. Lúc này, nếu mẹ ăn các thực phẩm khó tiêu, nhiều đạm sẽ gây đầy bụng. Bởi lẽ đó, 1, 2 tháng sau sinh là thời điểm tốt nhất để mẹ ăn thịt vịt.

Mẹ sau sinh 1 - 2 tháng mới nên ăn thịt vịt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Gợi ý 3 món ngon làm từ vịt siêu ngon cho mẹ sau sinh

Thịt vịt có thể chế biến được thành rất nhiều món khác nhau. Các mẹ hãy tham khảo một số gợi ý sau đây để làm phong phú thêm bữa ăn sau sinh nhé.

Vịt rang sả ớt

Vịt rang sả ớt chắc hẳn là món ăn cực kỳ quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình. Vị ngọt của thịt vịt kết hợp với mùi thơm của sả, một chút cay nồng của ớt sẽ cực kỳ đưa cơm.

Để làm món vịt rang sả ớt, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • Thịt vịt: 1 con

  • Sả: 2 cây

  • Ớt: 1 trái

  • Hành, tỏi, gừng

Cách chế biến:

  • Thịt vịt mẹ chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp chung với hành, tỏi, gừng băm nhỏ cùng một chút gia vị.

  • Mẹ cho hành, tỏi, sả vào nồi xào thơm cùng với dầu ăn, sau đó cho thịt vịt ở trên vào đảo chung cho đến khi thịt săn lại.

  • Mẹ nêm nếm gia vị hợp với khẩu vị của gia đình. Gia vị gồm có: nước mắm, 1 chút đường, muối.

  • Đợi thịt chín mẹ cho ớt thái miếng vào đảo đều lại 1 lần cuối là có thể thưởng thức được rồi.

Món vịt rang sả ớt siêu ngon cho mẹ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cháo vịt

Cháo vịt là món ăn dễ tiêu, ngon miệng, rất phù hợp dành cho mẹ sau sinh ăn trong thời gian đầu. Đặc biệt, vị ngọt của thịt vịt khiến món cháo trở nên hấp dẫn, dễ ăn và cực kỳ ngon miệng. Cháo vịt cũng có rất nhiều cách nấu khác nhau. Sau đây là hai cách nấu siêu dễ mẹ có thể làm ngay tại nhà đảm bảo ngon như ở hàng.

  • Cách 1: Mẹ sử dụng nồi áp suất, chỉ cần cho vịt và gạo và nước vào nồi và cắm lên. Mẹ hẹn thời gian từ 20 đến 30 phút, tùy mong muốn độ nhừ của thịt là có thể ăn ngay.

  • Cách 2: Mẹ luộc vịt như thông thường để lấy nước. Khi thịt đã chín, mẹ vớt thịt ra và cho gạo vào nước đun tiếp. Đến khi gạo đã nở bung, mềm nhuyễn là mẹ có thể ăn được. Phần thịt vịt đã vỡ ra mẹ xé thịt cho vào ăn chung cùng cháo, đảm bảo cực kỳ thơm ngon.

Tham Khảo Thêm:  DỊCH VỤ CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Vịt nấu chao

Vịt nấu chao là một món ăn phổ biến của người miền Tây, rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Để nấu được món này, mẹ cần chuẩn bị thêm các nguyên liệu như khoai môn, rau thơm. Bởi lẽ đó, đặc trưng của món vịt nấu chao chính là sự béo ngây của vịt hòa quyện với khoai môn. Với món ăn này, mẹ có thể kết hợp ăn cùng bún hoặc cơm đều rất ngon.

Những điều mẹ cần lưu ý khi ăn vịt để hấp thụ tốt nhất

  • Mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn da vịt, chỉ nên ăn các phần thịt nạc. Như đã nói ở trên, trong da vịt có chứa nhiều cholesterol xấu có hại cho cơ thể. Nếu mẹ ăn da vịt sẽ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến tim mạch.

  • Mẹ nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn các thực phẩm tươi sống như tiết canh vịt. Điều này nhằm mục đích tránh những rủi ro bị đau bụng, đi ngoài, nhiễm khuẩn,…

  • Mẹ nên ăn thịt vịt với tần suất vừa phải, không nên ăn thường xuyên. Về cơ bản, tần suất ăn vịt phù hợp nhất là 1 lần/ tuần, hoặc 2 lần/ tháng.

Kết luận

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời cho: Mẹ sau sinh ăn thịt vịt được không? Monkey mong rằng với những thông tin này, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng sau sinh. Nhờ đó, sức khỏe của mẹ và bé nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh. Để biết thêm nhiều kiến thức hơn nữa, các mẹ hãy theo dõi chuyên mục: Dinh dưỡng sau sinh của Monkey nhé.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP