Bà bầu ăn rau đay được không?
Cùng với rau mồng tơi, rau đay rất tốt dành cho sức khỏe do những công dụng của loại rau này. Rau đay chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi dành cho mẹ bầu và sau sinh. Những món ăn kèm cùng với rau đay cũng vô cùng bổ dưỡng và thơm ngon, được nhiều người yêu thích.
Bà bầu ăn rau đay được không?(Ảnh minh họa)
Trong các loại rau, rau đay đứng đầu về hàm lượng sắt và đứng thứ 3 về thành phần vitamin C, canxi và betacaroten đứng thứ 4 trong các loại rau. Ngoài ra, rau đay còn có chứa các thành phần như vitamin A, vitamin nhóm B, phốt pho… Những dưỡng chất của rau đay đều cần thiết dành cho mẹ bầu và thai nhi.
Rau đay mang đến nhiều lợi ích dành cho bà bầu như:
Hỗ trợ làm giảm táo bón
Nhờ chứa chất polysaccharide nên rau đay có công dụng làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân. Đồng thời, trong rau đay có nhiều nước, chất xơ giúp làm mềm phân nhanh hơn, đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn, tránh khỏi nguy cơ táo bón của bà bầu.
Hỗ trợ chống thiếu máu
Sắt là chất dinh dưỡng không thể thiếu cho quá trình mang thai và nuôi dưỡng thai nhi. Rau đay đứng đầu về sắt nên giúp bổ sung sắt cho mẹ bầu tốt hơn, làm giảm cảm giác hoa mắt, chóng mặt hoặc bị băng huyết sau sinh.
Hỗ trợ thanh nhiệt vào mùa hè nắng nóng
Do có vị ngọt, tính hàn nên rau đay giúp bồi bổ, giải nhiệt, cải thiện chứng chán ăn, mệt mỏi khi mang thai ở phụ nữ. Khi ăn rau đay với lượng thích hợp sẽ giúp “hạ hỏa” ở mẹ bầu trong những ngày hè.
Hỗ trợ tim mạch
Thành phần olitorisid trong rau đay rất tốt cho tim mạch, đồng thời bảo vệ mẹ bầu khỏi các bệnh về tim.
Bầu ăn rau đay mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Hỗ trợ lợi tiểu
Khi mang thai, mẹ bầu thường gặp các triệu chứng bí tiểu, tiểu nóng rát hoặc tiểu ít giúp mẹ bầu lợi tiểu. Rau đay có công dụng kháng viêm, chống viêm nhiễm đường tiết niệu, ăn thường xuyên sẽ cải thiện hệ thống bài tiết tốt.
Giúp bà bầu dễ đẻ hơn
Ăn rau đay vào những tuần cuối thai kỳ có khả năng giúp tử cung mở nhanh, em bé dễ dàng di chuyển ra khỏi bụng mẹ hơn. Vì thế, cơn đau chuyển dạ của mẹ cũng nhanh chóng và ít bị ám ảnh hơn.
Lợi sữa sau sinh
Rau đay được mệnh danh là loại rau dành cho sản phụ bởi chúng có tác dụng kích thích tuyến sữa sau sinh của chị em trở nên dồi dào hơn. Mẹ bầu sau sinh được khuyên ăn nhiều rau đay trong khoảng 1 tuần để giúp tăng lượng sữa về hơn, rau đay cũng rất dễ ăn và không lo sợ bị ngán hoặc bị ngấy.
Bà bầu ăn rau đay nấu cua được không?
Rau đay nấu cua hoặc nấu canh cá rô là món ăn rất ngon, đơn giản, dễ làm, ăn vào cơm dành cho bà bầu vào những ngày hè. Đặc biệt, khi kết hợp nấu rau đay và cua còn rất giàu canxi, sắt, bổ dưỡng cho mẹ bầu.
Canh cua rau đay là món ngon được nhiều bà bầu yêu thích. (Ảnh minh họa)
Cách nấu canh cua rau đay như sau:
– Nguyên liệu: Rau đay, rau mồng tơi, cua đồng, mướp (nếu có), gia vị thông dụng.
– Cách làm:
+ Làm sạch cua, tách yếm và mai cua, lấy riêng phần gạch cua cho vào bát.
+ Thân cua và mai cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn.
+ Sau đó lọc bã lấy nước, bỏ xác cua.
+ Rau đay, mồng tơi nhặt sạch cuống, rửa sạch, ngâm trong chậu nước muối pha loãng rồi rửa sạch một lần nữa và mang đi cắt nhỏ.
+ Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng.
+ Cho nước cua đã lọc vào nồi đun sôi với lửa nhỏ, khi thấy thịt cua bắt đầu kết lại thành từng mảng thì cho mướp vào. Tiếp theo cho rau đay, mồng tơi và cuối cùng là phần gạch cua.
+ Nêm nếm gia vị tùy theo khẩu vị gia đình, nấu thêm canh cua sôi trong khoảng 3-4 phút là có thể tắt bếp và thưởng thức.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn rau đay
– Do có tính hàn và mát nên bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn rau đay. Điều này sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
– Mẹ muốn ăn rau đay lợi sữa thì nên ăn loại rau đay trắng, loại rau này sẽ có công dụng lợi sữa hơn so với rau đay đỏ.
– Nếu mẹ bầu đang có những vấn đề về sức khỏe, tốt nhất nên tham khảo bác sĩ trước khi thêm rau đay vào chế độ ăn của mình.