Kết hôn là quyền của công dân, tuy nhiên việc thực hiện quyền đó cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo các yếu tố khác như vấn đề kết hôn có tác động hay ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức hay y học hay không. Cụ thể hơn đó là kết hôn với người có cùng huyết thống, vậy trường hợp anh em họ có được phép yêu nhau, kết hôn với nhau không? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Anh em họ có được phép yêu nhau, kết hôn với nhau không?
Như chúng ta đã biết thì tác hại nghiêm trọng của việc kết hôn cùng huyết thống là việc tăng cao một cách rõ rệt tỷ lệ phát sinh một số bệnh di truyền và khuyết tật dị dạng nào đó, theo thông kê tỷ lệ mắc bệnh của con cái những người kết hôn cùng huyết thông so với con cái những người kết hôn khác huyết thống cao hơn 50 lần.
Tại sao y học lại cho rằng anh em họ không dược phép kết hôn vì tỷ lệ sẩy thai, thai lưu hoặc chết yểu của những người kết hôn cùng huyết thống so với những người kết hon khác huyết thống cũng cao hơn nhiều.
Chúng ta đều biết cơ thể con người có 23 đôi nhiễm sắc thể, những đôi nhiễm sắc thể này một nửa lấy từ người cha, một nửa lấy từ người mẹ, Trong nhiễm sắc thể chứa đựng hàng nghìn hàng vạn gen, còn di truyền là do gen quyết định. Vì vậy giữa cha mẹ và con cái có ½ số gen là giống nhau vì trong anh chị em có ¼ số gen là giống nhau, trong anh chị em họ, anh chị em con gì con già có 1/8 số gen là giống nhau. Điều đó nói lên số gen giống nhau trong mỗi người cugnf huyết thống tương đối nhiều.
Trong những gen này có gen bình thường và có gen mang bệnh. Nếu như bản thân người đó có một loại gen mang bệnh nào đó, còn người kia không mang loại gen mang bệnh đó thì đứa trẻ họ sinh ra chỉ là một người mang gen mang bệnh ở dạng chìm, có thể hiểu ra là người bình thường, nhưng sẽ truyền gen mang bệnh cho đời sau. Nếu cả cha và mẹ đều mang gen gây bệnh giống nhau thì có khả năng truyền gen mang bệnh đó sang con làm cho gen mang bệnh đó ở dạng chìm cùng hội tụ lại ở cơ thể đứa con sẽ biểu hiện thành bệnh di truyền hoặc dị tật bẩm sinh.
Dựa trên các yếu tố nghiên cứu về y học thì có thể thấy giữa những người cùng huyết thống do hai bên cùng có chung một ông tổ, gen giống nhau nhiều, gen mang bệnh giống nhau cũng nhiều, kết hôn cùng huyết thống sẽ làm tăng mạnh nguy cơ các gen mang bệnh hội tụ trên cơ thể đứa con, từ đó tăng tỷ lệ phát bệnh di truyền và khuyết tật bẩm sinh. Vì vậy kết hôn cùng huyết thống là có hại.
Còn nếu xét về mặt pháp luật thì để bảo vệ hạnh phúc gia đình , vì sự phát triển của dân tộc, vì sức khỏe của thế hệ tương lai cần nghiêm cấm kết hôn cùng huyết thống . Cụ thể, tại điểm d khoản 2 của Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì pháp luật nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc hành vi chung sống như vợ chồng đối với trường hợp giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, Theo khoản 17 Điều 3 thì cùng dòng máu trực hệ được hiểu là được hiểu là những người có cùng quan hệ huyết thống với nhau, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Ngoài ra pháp luật cũng đã có những quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với những người có quan hệ trong phạm vi ba đời. Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 luật này thì phạm vi ba đời được hiểu là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha, mẹ được tính là đời thứ nhất, anh, chị, em cùng cha mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ được tính là đời thứ hai, đời thứ ba được tính là anh, chị, em con bác, con chú, con cậu, con dì, con cô.
Để lý giải về vấn đề này thì được lý giải chủ yếu dựa trên những vấn đề về di truyền. Theo đó, các nhà khoa học có lý giải thì hôn nhân trong phạm vi ba đời được hiểu là hôn phối gần.
Khi những người có mối quan hệ trong phạm vi ba đời mà kết hôn với nhau, khi sinh con thì con sinh ra sẽ chịu sự kết hợp những gen lặn của vợ chồng kết hợp với nhau, vì vậy sinh con ra dẫn đến con mắc các chứng bệnh nguy hiểm, dị tật,… gây suy thoái nòi giống.
2. Các hành vi bị cấm theo Luật hôn nhân và gia đình:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cấm các hành vi sau đây:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.