Nho là một loại trái cây vô cùng đa dạng và phong phú về mặt hình thức. Bạn có thể thấy rõ ràng các loại như nho xanh, nho đỏ, nho tím, nho đen,… Tùy mỗi giống nho sẽ có những công dụng khác nhau. Tuy nhiên, nho nói chung đều tác động rất lớn tới sức khỏe con người. Ăn nho có nổi mụn không là vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm, vì đây là loại quả được yêu thích vô cùng. Xem thêm bài viết sau đây và tìm câu trả lời chính xác.
Nho có công dụng gì với sức khỏe?
Nho là một loại quả mọng có vị ngọt và được sử dụng rất nhiều trong ngành chế biến thực phẩm. Trong đó, rượu vang, nho khô là hai thứ phổ biến nhất trên thị trường. Từ vỏ ngoài đến hạt bên trong của loại quả này đều có công dụng nhất định. Có thể kể đến như sau.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, làm đẹp
Đường nho là đường glucose vô cùng lành mạnh nên dù có vị ngọt cũng không hề gây tăng cân. Hơn nữa, 100gr nho chỉ cung cấp 69 Kcal. Chị em đang giảm cân hoàn toàn có thể thêm nho vào thực đơn của mình.
Không những vậy, vỏ và hạt nho còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, làm giảm sự lão hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nho trong liệu trình điều trị với benzoyl peroxide có tác dụng trị mụn trứng cá rất hiệu quả.
Ngăn ngừa bệnh tim và tai biến
Nho giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh. Từ đó, chúng hình thành cơ chế chống đông máu. Khí huyết lưu thông dẫn đến hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru, không bị bít tắc. Ngăn ngừa bệnh tim và phòng tránh tai biến mạch máu não. Các flavonoid có trong nho rất tốt cho bệnh thiếu máu cục bộ và xơ vữa động mạnh, giúp trái tim luôn mạnh khỏe.
Trị bệnh ho có đờm
Bị ho có nên ăn nho không? Hoàn toàn có thể. Đây còn là loại trái cây được khuyên dùng cho những người bị ho có đờm. Với hàm lượng khoáng chất như Magie, Sắt, Kẽm,… dồi dào, nho giúp giải độc tế bào phổi và làm long đờm. Các triệu chứng viêm đường hô hấp, ngứa họng nhờ vậy cũng được giảm đi đáng kể.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Các vitamin trong nho sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể. Giúp bạn giảm các triệu chứng nặng nếu không may bị cảm, sốt, ốm. Ngoài ra, nho còn hỗ trợ phục hồi cho các bệnh nhân mắc chứng xơ cứng động mạch, viêm thận. Sau phẫu thuật ghép tạng, nên cho người nhà uống nước ép nho để chống virus xâm nhập và tăng sức đề kháng.
Ngăn ngừa bệnh viêm gan
Hàm lượng Glucose và Cellulose có trong nho sẽ giúp bảo vệ gian, giảm các nguy cơ mắc bệnh gan cổ trướng, phù chi dưới,… Những người đang gặp vấn đề về gan bổ sung nho mỗi ngày. Vì nho giúp ổn định nồng độ albumin huyết tương và loại bỏ transaminase. Loại quả này còn giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và điều trị bệnh vàng da do viêm gan.
Kích thích trí não, cải thiện trí nhớ
Lượng carbohydrate có trong nho giúp kích thích lên các nơ ron thần kinh trong não. Tăng sự tập trung cho công việc. Những người hay gặp áp lực hay căng thẳng có thể ăn nho để giải tỏa. Nho còn có resveratrol giúp cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tiếp nhận thông tin.
Bổ sung khoáng chất sắt có trong nho sẽ giúp cơ thể luôn duy trì được năng lượng, phục vụ công việc trong ngày. Tuy nhiên, những loại nho màu tối như nho đen, nho tím,… không có công dụng này. Thậm chí, chúng còn gây nguy cơ thiếu sắt, Vậy nên, bạn hãy chọn lựa thật đúng nhé!
Giảm triệu chứng chán ăn
Trong nho có các loại vitamin C, E, K và Cholin,… giúp giảm các chứng biếng ăn ở người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, với lượng chất xơ dồi dào, nho còn kích thích tiêu hóa và trao đổi chất. Cơ thể nhờ vậy cũng hấp thụ được các dưỡng chất thiết yếu.
Tác động đến sỏi thận, hệ tiêu hóa
Nồng độ acid uric trong máu quá cao sẽ làm hệ tiết niệu bài tiết và lọc độc tố cực kỳ chậm. Sỏi thận cũng theo đó mà hình thành. Nho có thể hỗ trợ giảm nồng độ loại acid trên cực kỳ hiệu quả, giúp giảm áp lực lên thận.
Dưỡng chất trong nho cũng tăng cường sự co bóp dạ dày và các cơ ở ruột non. Nhờ vậy, khả năng tiêu hóa cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, không nên ăn nho khi đang bị tiêu chảy hoặc đi quá nhiều lần trong ngày.
Đối với người bị dị ứng
Nho có quercetin có công dụng chống viêm vô cùng hiệu quả. Vì vậy, những bạn hay bị dị ứng do thay đổi thời tiết hay côn trùng nên ăn nho. Như vậy sẽ giảm được các triệu chứng như chảy nước mắt, nổi mề đay, sổ mũi.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Ngoài việc tăng khả năng ghi nhớ, hợp chất resveratrol có trong nho còn giúp phòng chống ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Các chất như Pro-anthocyanin và Anthocyanin có công dụng ức chế tác nhân gây ung thư, ngăn ngừa chúng sản sinh và lan rộng.
Giảm cholesterol trong máu
Nho chín có thành phần chứa Pterostilbene nên giúp giảm cholesterol xấu, tăng cường hấp thụ cholesterol tốt. Vỏ nho còn có Saponin mang lại hiệu quả ổn định nồng độ cholesterol không kém cạnh.
Ngoài những công dụng tuyệt vời trên, nho còn chống thoái hóa điểm vàng và suy giảm thị lực. Giúp ngăn ngừa các bệnh đe dọa đến võng mạc mắt. Bên cạnh đó, mỗi sáng sớm uống một nước nho nguyên chất còn giúp chữa bệnh đau nửa đầu. Rượu vang cũng được làm từ nho nhưng không hề có công dụng này đâu nhé! Nước nho chỉ hỗ trợ được phần nào. Nếu bạn bị đau nửa đầu nặng thì nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Ăn nho nóng hay mát?
Như bài viết đã phân tích, nho có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, đường glucose có trong nho cũng là loại đường tốt. Vì vậy, nho có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, nho khô còn có tác dụng làm mát và thải độc gan. Cơ thể bạn nhờ vậy cũng trở nên khỏe mạnh hơn. Màu sắc da cũng trở nên tươi sáng.
Ăn nho có bị nổi mụn hay không?
Câu trả lời là Không! Không những thế, nho còn có tác dụng vô cùng hiệu quả cho việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nên ăn cả vỏ và hạt nho để đem đến hiệu quả nhất định. Vì chất resveratrol chống viêm tập trung nhiều nhất trong vỏ ngoài của nho. Công dụng trị mụn cũng liên quan nhiều đến màu sắc của vỏ. Bạn nên lưu ý điều này khi mua.
Cách ăn nho để không bị nổi mụn
Nho có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy vậy nhưng không nên ăn quá nhiều. Thực phẩm nào cũng vậy, nếu bạn làm dụng đều sẽ để lại hậu quả khôn lường. Mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 100gr nho và ăn sau bữa chính khoảng 30-60 phút. Hiệu quả ngăn ngừa mụn thể hiện rõ ràng nhất khi bạn ăn nho nguyên quả (không bỏ hạt, không bỏ vỏ).
Ngoài ra, nho còn kỵ với các loại thực phẩm như sữa chua, hải sản, củ cải trắng, cá, bia,… Vì vậy, hãy lưu ý khi sử dụng món tráng miệng này nhé! Những đối tượng sau đây cũng nên hạn chế ăn nho:
– Người mắc chứng béo phì.
– Người bị bệnh viêm loét dạ dày (do nho có hàm lượng vitamin C cao).
– Người bị đái tháo đư
– Những người đang điều trị bệnh tăng huyết áp.
– Người bị bệnh rau miệng (đang sâu răng, đau nhức chân răng).
– Bệnh nhân ghép tạng (tim, thận, giác mạc) không nên ăn nho.
Liệu bạn còn thắc mắc câu hỏi ăn nho có nổi mụn không? Mỗi loại trái cây đều có nguồn dưỡng chất nhất định. Nếu bạn biết cách tận dụng và sử dụng theo định lượng, đó sẽ là bài thuốc thiên nhiên cực kỳ tốt. Mỗi ngày uống 100ml rượu vang cũng rất có ích cho sức khỏe đấy nhé!
- Tham khảo thêm: Ăn xoài có nổi mụn không