Hải sản rất tốt cho sức khỏe vì nó chứa nhiều canxi, chất đạm, các chất béo không no có khả năng ngừa bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen kết hợp hải sản với các loại nước khi ăn mà không biết một số loại nước có thể vô tình sinh ra độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy ăn hải sản uống nước dừa được không? Cùng các chuyên gia Review AZ giải đáp thắc mắc này qua nội dung bài viết sau đây.
Ăn hải sản uống nước dừa được không?
Nước dừa có vị thanh mát, ngọt tự nhiên. Đây là nguồn cung cấp nước, chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Các chất khoáng, vitamin có trong nước dừa sẽ giúp tăng cường sức khỏe đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, nước dừa hoàn toàn vô trùng nên có thể yên tâm về độ an toàn thực phẩm.
Ăn hải sản uống nước dừa được không là thắc mắc của nhiều người. Các chuyên gia cho biết, hải sản có tính hàn, thích hợp để bồi bổ cơ thể khi đang trong tình trạng thiếu chất đạm, canxi và các loại muối khoáng khác. Đồng thời hải sản có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, việc ăn hải sản với nước dừa có thể khiến rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Do cả nước dừa và hải sản đều có tính hàn nên những người bụng yếu còn có thể tiêu chảy.
Người vừa ốm dậy ăn hải sản uống nước dừa sẽ khiến cơ thể suy nhược, hạ huyết áp.
Vì vậy, không nên ăn hải sản uống nước dừa, cần cân nhắc kỹ khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau để trán ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Những ai cần thận trọng khi ăn hải sản uống nước dừa?
Một số người cần đặc biệt thận trọng khi kết hợp ăn hải sản uống nước dừa:
- Người bị huyết áp thấp: Một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp khi ăn hải sản uống nước dừa là tình trạng làm hạ huyết áp. Nguyên nhân do nước dừa chứa nhiều kali, uống quá nhiều có thể khiến cơ thể bị tụt huyết áp.
- Người có vấn đề về tim mạch, thận: Vì trong nước dừa có chứa lượng lớn kali có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Người bị gout: Những người bị bệnh gout không nên ăn nhiều hải sản uống nước dừa vì sẽ làm lắng đọng nhiều tinh thể urat trên các khớp xương, lắng đọng càng nhiều khớp xương có thể bị viêm, sưng tấy và biến dạng. Thêm vào đó, hải sản chứa nhiều chất đạm nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
- Người ốm, suy nhược cơ thể: Cả hải sản và nước dừa đều có tính hàn nên khi kết hợp cùng nhau sẽ khiến cơ thể suy nhược, dễ cảm lạnh, tiêu chảy, lạnh bụng, không tốt cho sức khỏe.
- Người bị dị ứng với hải sản: Các biểu hiện dị ứng ăn hải sản rất đa dạng và xảy ra nhanh chóng, thường chỉ sau một vài giờ hoặc một vài phút người bệnh sẽ có biểu hiện nổi mề đay từng vùng hoặc toàn bộ cơ thể, ngứa ngáy, nôn nao, thậm chí là phù nề mặt, nôn, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy,… Có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
Ăn hải sản không nên uống nước gì?
Ngoài sự kết hợp của hải sản và nước dừa thì thực phẩm này còn cần tránh một số nước uống khác để đảm bảo sức khỏe:
- Không ăn hải sản uống trà: Trong trà có chứa hàm lượng lớn tanin, chất này kết hợp với canxi trong hải sản sẽ tạo kết tủa. Gây khó tiêu, dễ bị đau bụng, đầy hơi.
- Không ăn hải sản uống bia: Hàm lượng đạm trong hải sản khá cao, nếu uống cùng bia sẽ làm tăng nồng độ axit uric, đây là nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận, bệnh gout.
- Không ăn hải sản uống nước cam: Nước cam chứa vitamin C, khi kết hợp với asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành thạch tín. Hàm lượng này vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ngộ độc, dễ dẫn đến nguy hiểm tính mạng
Một số câu hỏi về ăn hải sản
Ngoài vấn đề ăn hải sản uống nước dừa được không thì dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi ăn hải sản cần biết:
+ Ăn hải sản sống được không?
Hải sản sống là món ăn yêu thích của nhiều người. Nếu biết cách ăn hải sản sống thì sẽ cảm thấy đây là món ăn ngon, hấp dẫn và cũng rất bổ dưỡng.
Thế nhưng không phải ai cũng ăn được hải sản sống. Trường hợp bụng yếu, sức khỏe không tốt nếu ăn hải sản sống rất dễ nhiễm khuẩn đường ruột gây đau bụng, nôn mửa, ngộ độc,…
Không phải tất cả các loại hải sản đều có thể ăn sống mà chỉ có thể ăn một số loại hải sản tươi sống: cá hồi, cá ngừ, các thu, sò huyết, điệp, tôm, bạch tuộc hay mực ống.
Để hạn chế những rủi ro đáng tiếc khi ăn hải sản sống, cần chế biến và ăn đúng cách:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hải sản sống từ nguồn gốc và chất bảo quản, chế biến.
- Chế biến phù hợp với từng loại thực phẩm.
+ Ăn hải sản có béo không?
Không ít người lo ngại ăn hải sản có béo không do trong hải sản chứa nhiều chất béo và chất đạm. Trung bình 100g hải sản sẽ cung cấp khoảng 47-168 calo cho cơ thể. Đây là mức calo trung bình, thấp và không lo tăng cân nếu ăn quá nhiều. Hơn nữa, phần lớn chất béo trong hải sản đều là chất béo không bão hòa nên rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn giảm cân thì chỉ nên ăn một lượng hải sản vừa đủ và ăn hải sản hấp, tránh ăn nhiều đồ chiên rán hoặc xào làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó gây thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, nhắc đến hải sản là nhắc đến thực phẩm bổ sung canxi cực lớn bởi trong hải sản có hàm lượng canxi rất cao và cần thiết cho sự phát triển của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Một số hải sản giàu canxi như cá hồi, hàu, tôm, cua…. Tuy nhiên cũng nên ăn vừa phải bởi trong hải sản cũng có nhiều đạm, ăn quá nhiều sẽ không tốt.
+ Ăn hải sản nên uống nước gì?
Sử dụng các thức uống kèm theo khi ăn hải sản là thói quen của nhiều người. ĐIều này giúp tăng hương vị cho bữa ăn và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi ăn hải sản cần thận trọng với các loại nước uống kèm theo để tránh tăng độc tố. Cụ thể, chúng ta chỉ nên uống các loại nước ngọt có gas, uống nước lọc,…
Không nên ăn hải sản uống nước dừa, nước cam, sữa tươi hoặc nước chanh,…
+ Có bầu ăn hải sản được không?
Trong hải sản có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: chất đạm, canxi, omega 3, DHA, các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung các loại hải sản như cua, tôm, cá hồi.
Tuy nhiên, trong một số hải sản, thường là các loại cá lớn, sống ở tầng sâu như cá ngừ, cá thu…, hàm lượng kim loại nặng nói chung và thủy ngân nói riêng khá cao, có ảnh hưởng không tốt đến em bé trong quá trình hình thành và phát triển trong bụng mẹ, vì vậy, các mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.
Vì vậy, cần tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia để được bác sĩ hướng dẫn và tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại hải sản trong thai kỳ.
NÊN XEM THÊM:
- + Ăn hải sản có nên uống nước cam?
- + Bà đẻ cho con bú uống nước dừa được không?
- + Nước dừa xiêm bao nhiêu calo và uống có mập không?
Review AZ mong rằng, với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ăn hải sản uống nước dừa được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại mục comment