Đau đầu nên ăn gì, nhức đầu nên ăn gì hay ăn gì đỡ đau đầu? Đâu là những loại thực phẩm giảm đau đầu hiệu quả? Mời bạn cùng tham khảo các loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện đau đầu qua bài viết sau.
Đau đầu là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống hợp lý, khoa học cũng góp phần làm giảm bớt các cơn đau. Vậy đau đầu ăn gì hay ăn gì đỡ đau đầu, ăn gì hết đau đầu?
Bị đau đầu nên ăn gì?
Nhức đầu ăn gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện cơn đau đầu. Dưới đây là 13 loại thực phẩm hữu ích gợi ý cho những ai chưa biết đau đầu nên ăn gì:
1. Quả bơ
Quả bơ là một nguồn cung cấp chất béo tốt, đặc biệt là chất béo không bão hòa đơn, giúp bảo vệ não bộ. Bơ cũng chứa lượng lớn kali – khoáng chất cần thiết cho việc duy trì huyết áp ổn định, có thể giúp ngăn chặn các cơn đau đầu do tăng huyết áp. Ngoài ra, bơ cũng chứa vitamin B6 giúp sản sinh serotonin – chất dẫn truyền thần kinh có thể làm giảm cảm giác đau đầu.
2. Cá hồi
Đau đầu nên ăn gì? Bạn hãy thử cá hồi. Cá hồi là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng acid béo omega-3 hữu ích, giúp làm giảm viêm và cải thiện các cơn đau đầu mạn tính. Không chỉ vậy, cá hồi cũng chứa vitamin B6 và B12, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và điều trị chứng đau đầu.
3. Khoai lang
Khoai lang cung cấp lượng lớn magie – khoáng chất thiết yếu, cần thiết giúp làm giảm cảm giác đau đầu. Magie còn làm giảm sự cứng cơ và làm giãn cơ. Từ đó, magie giúp làm giảm tần suất và mức độ đau đầu do căng cơ. Ngoài ra, khoai lang cũng chứa vitamin C và B, cả hai đều có thể giúp làm giảm chứng đau đầu.
4. Dưa hấu
Đau đầu nên ăn gì? Dưa hấu là một gợi ý bạn nên thử. Dưa hấu giúp giải khát, cung cấp lượng lớn nước. Đôi khi, nguyên nhân gây đau đầu có thể là do cơ thể thiếu nước. Trong những tình huống như vậy, việc ăn dưa hấu có thể cung cấp nước và các chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể giữ được lượng nước cần thiết, hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau đầu. (1)
Không chỉ vậy, dưa hấu còn chứa lượng lớn vitamin B6 – vitamin quan trọng giúp cơ thể tổng hợp nhiều hợp chất thần kinh, hỗ trợ làm giảm cơn đau đầu vô cùng hiệu quả.
5. Quả sung
Quả sung là một nguồn cung cấp chất xơ và kali cực kỳ tốt cho sức khỏe của bạn. Chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, trong khi kali giúp duy trì huyết áp ổn định. Cả hai dưỡng chất này đều có thể giúp làm giảm nguy cơ bị đau đầu. Bạn có thể ăn quả sung non hoặc uống nước ấm hòa tan cùng một ít nhựa quả sung để cải thiện cơn đau đầu.
6. Cải bó xôi
Đau đầu ăn gì thuyên giảm tốt? Cải bó xôi là thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh có chứng đau đầu. Cải bó xôi giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, C, K và các khoáng chất như magie, kali, canxi… Những chất dinh dưỡng này giúp làm giảm viêm, cải thiện sự lưu thông máu và hạn chế tình trạng căng thẳng, đau đầu. Cải bó xôi cũng chứa lượng lớn chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, tốt cho sức khỏe tổng thể.
7. Bông cải xanh
Bông cải xanh giúp bổ sung vitamin C, K, A và B6 – nhóm vitamin tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, bông cải xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm và cung cấp một lượng lớn magie – khoáng chất quan trọng giúp cải thiện các cơn đau đầu bằng cách làm giảm sự co thắt của các mạch máu trong não. Vitamin B6 cũng hỗ trợ việc sản xuất serotonin, giúp làm giảm cảm giác đau.
8. Socola đen
Nhức đầu nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, bạn có thể ăn một miếng socola đen để giúp làm giảm chứng đau đầu. Socola đen, đặc biệt là loại chứa ít nhất 70% cacao, chứa nhiều magie có thể cải thiện tình trạng đau đầu.
Thành phần của socola đen cũng chứa một số chất phát triển thần kinh như phenylethylamine, có thể giúp làm tăng cảm giác vui vẻ và giảm cảm giác đau. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng socola cũng chứa caffeine và có thể gây mất ngủ, dẫn đến cảm giác đau đầu. Do đó, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ socola đen để tránh bị mất ngủ.
9. Sữa chua
Sữa chua không chỉ là một nguồn bổ sung protein tuyệt vời mà còn cung cấp nhiều vitamin B2, B12, B5… Vitamin nhóm B trong sữa chua có thể giúp làm giảm căng thẳng, từ đó góp phần cải thiện chứng đau đầu. Ngoài ra, sữa chua cũng có chứa probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần làm giảm viêm toàn cơ thể, hạn chế tình trạng đau đầu.
10. Hạnh nhân
Nếu bạn chưa biết ăn gì hết đau đầu thì bạn có thể bổ sung hạnh nhân trong chế độ ăn uống của mình. Tương tự như nhiều loại thực phẩm hỗ trợ trị đau đầu khác, hạnh nhân cũng có thành phần magie giúp điều chỉnh huyết áp và giảm sự co thắt của các mạch máu, góp phần cải thiện chứng đau đầu. Hạnh nhân cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm, có thể giúp làm giảm viêm, giảm đau.
11. Nấm
Ăn gì để hết đau đầu? Một thực phẩm khác bạn nên thử là nấm. Nấm là một nguồn cung cấp riboflavin (vitamin B2) tốt. Loại vitamin này có thể làm giảm cảm giác đau đầu bằng cách giúp cơ thể tạo ra năng lượng, chống lại các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, nấm cũng chứa selen và glutathione có thể giúp làm giảm viêm, cải thiện tình trạng đau đầu. Nấm cũng cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng khác như kali và magie.
12. Chuối
Thành phần của chuối có chứa nhiều kali, giúp duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, làm giảm đau đầu. Chuối cũng là một gợi ý cho những ai chưa biết ăn gì giảm đau đầu. Vì loại trái cây này có chứa vitamin B6, giúp tạo ra nhiều hợp chất thần kinh làm giảm cảm giác đau. Ngoài ra, nếu cơn đau đầu của bạn là do thức ăn hoặc cảm giác đói thì việc thưởng thức một quả chuối là cách hữu ích để cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không làm tăng nồng độ đường trong máu quá nhanh.
13. Ớt
Ớt chứa một chất gọi là capsaicin có thể giúp làm giảm đau đầu. Capsaicin hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến các dây thần kinh gửi thông điệp đau đến não, làm giảm cảm giác đau đầu. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phản ứng với capsaicin làm cổ họng đau hoặc đỏ khi tiếp xúc với ớt. Vì vậy nếu bạn không quen ăn ớt, hãy bắt đầu bằng lượng nhỏ.
Đau đầu không nên ăn gì?
Nếu thường xuyên gặp cảm giác đau đầu, có một số loại thực phẩm và thức uống bạn nên hạn chế hoặc tránh dùng vì chúng có thể làm tăng tần suất và mức độ của các cơn đau. Dưới đây là một số thực phẩm và thức uống mà bạn có thể cần tránh sử dụng khi bị đau đầu: (2)
- Caffeine: Mặc dù caffeine có thể giúp làm giảm đau đầu tạm thời, nhưng dùng quá nhiều caffeine hoặc cai caffeine đột ngột có thể dẫn đến chứng đau đầu.
- Thức uống có chứa cồn: Các loại thức uống có chứa cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ chính là “khắc tinh” của người thường xuyên bị đau đầu.
- Thực phẩm chứa tyramine: Tyramine là hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong một số thực phẩm lên men, ủ muối. Các loại thực phẩm thường chứa tyramine có thể kể đến như phô mai lên men, rượu vang đỏ, bia, thịt xông khói và sô cô la. Một số người có thể phản ứng với tyramine, dẫn đến tình trạng đau đầu.
- Thực phẩm chứa MSG: MSG là hợp chất tăng cường hương vị thực phẩm trong nhiều loại thức ăn như mì gói, thức ăn nhanh và một số thực phẩm đóng hộp. Một số người có thể phản ứng với MSG và bị đau đầu, đặc biệt là sau khi ăn một lượng lớn thức ăn chứa MSG.
- Thức ăn chứa nitrat và nitrit: Các chất bảo quản này được tìm thấy trong nhiều loại thịt chế biến như xúc xích, thịt hộp và thịt muối. Chúng có thể làm giãn nở các mạch máu trong não, gây ra tình trạng đau đầu.
Làm thế nào để phòng ngừa chứng nhức đầu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau đầu. Việc loại bỏ các nguyên nhân và yếu tố đau đầu sẽ giúp bạn phòng ngừa chứng nhức đầu hiệu quả. Dưới đây là một số cách bạn có thể thử để phòng ngừa đau đầu:
1. Duy trì lịch trình ăn uống và ngủ đều đặn
Bỏ bữa ăn hoặc thiếu ngủ có thể dẫn đến đau đầu. Hãy cố gắng ăn các bữa nhỏ cách đều và thường xuyên suốt cả ngày. Bạn cũng cần đảm bảo rằng bản thân luôn ngủ đủ giấc, tránh tình trạng thức khuya hoặc thiếu ngủ.
2. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục không chỉ giúp làm giảm stress mà còn có hiệu quả cải thiện lưu lượng máu tới não, hạn chế nguy cơ bị đau đầu. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
3. Hạn chế caffeine
Mặc dù caffeine có thể giúp giảm đau đầu tạm thời nhưng cũng có thể gây đau đầu khi bạn ngừng sử dụng. Vì vậy, hãy cố gắng giảm lượng caffeine bạn sử dụng hàng ngày.
4. Giảm stress
Stress là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu. Do đó, nếu muốn phòng ngừa chứng nhức đầu, trước tiên bạn cần tìm cách để quản lý stress như thiền, yoga hoặc áp dụng các biện pháp thư giãn khác.
5. Uống đủ nước
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách để bạn có thể phòng ngừa đau đầu hiệu quả vì thiếu nước có thể gây đau đầu. Bạn có thể bổ sung nước lọc, nước khoáng hoặc dùng thêm nước ép trái cây, nước canh, nước hầm xương…
Xem thêm: Uống gì để giảm đau đầu? 12 loại nước uống không nên bỏ qua.
6. Dùng các loại thức ăn hỗ trợ trị đau đầu
Các loại thức ăn giảm đau đầu còn có hiệu quả phòng ngừa cơn đau rất tốt. Do đó, bạn có thể tham khảo xem đau đầu nên ăn gì để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp ngăn ngừa cơn đau đầu tái phát.
7. Bổ sung dưỡng chất hữu ích
Các hoạt chất thiên nhiên từ bộ đôi Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) giúp tăng cường dưỡng chất lên não, góp phần điều hòa máu não. Ginkgo Biloba và Blueberry còn giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não, đau đầu, mất ngủ, stress… hiệu quả. Bạn có thể bổ sung hai loại dưỡng chất này để phòng ngừa chứng đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Với những gợi ý trên, bạn có thể biết được đau đầu nên ăn gì, không nên ăn gì. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp hỗ trợ cải thiện cơn đau đầu. Nếu tình trạng đau đầu kéo dài, không thuyên giảm hay thậm chí chuyển biến nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến chuyên khoa thần kinh để được thăm khám kịp thời.