Tăng cholesterol trong máu
Dựa trên các nghiên cứu, bột bánh mì có thể làm tăng cholesterol LDL – một loại cholesterol xấu – tới 60% trong khoảng 12 tuần. Chính vì vậy, lượng cholesterol trong cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều lần khi ăn bánh mì thường xuyên, từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh tim mạch, béo phì.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tăng nguy cơ gây ung thư thận
Viện nghiên cứu dược Milan của Ý cho biết, sau một cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận hay còn có tên gọi là Renal Cell Carcinoma – RCC và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm.
Sau khi thực hiện nghiên cứu và đưa ra so sánh giữa các nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì được biết làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận lên tới 94%.
Trong khi đó, mì ống và gạo ở mức 29%, sữa và yoghurt với 27%. Ngược lại nguy cơ cũng có thể giảm đến 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và còn làm giảm tới 35% ở nhóm ăn nhiều trái cây, rau quả.
Cản trở hấp thu chất dinh dưỡng
Không chỉ nghèo chất dinh dưỡng, bánh mì còn cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Axit phytic có trong lúa mì khi tiêu hoá sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không tạo thành chất dinh dưỡng, khiến cơ thể không hấp thụ được các khoáng chất ấy. Vì vậy, bạn không nên ăn bánh mì thường xuyên để tránh mất đi các dưỡng chất cần thiết.
Khiến cơ thể mệt mỏi
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, bánh mì thực sự không đem lại lợi ích cho sức khỏe nhiều như bạn nghĩ. Đặc biệt khi ăn bánh mì quá thường xuyên bánh mì còn gây hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng lớn và không giới hạn còn dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ trong cơ thể.
Chưa kể, chất xơ giúp não bộ hoạt động. Vì vậy, khi thiếu chất xơ, não bộ không thể hoạt động bình thường. Sử dụng bánh mì nhiều lần trong 1 ngày khiến bạn dễ bị mệt mỏi.
Ngoài ra, hạt lúa mì hiện nay còn chứa một chất gọi là gliadin, đây là một protein mới và có tác dụng tương tự như các chất opiat có trong thuốc phiện.
Khiến bạn dễ tăng cân
Ăn bánh mì nhiều không tốt vì đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị tăng cân do lượng tinh bột có trong bánh mì.
Tăng lượng đường trong máu
Theo Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, ăn bánh mì hằng ngày giúp bạn đạt được các mục tiêu dinh dưỡng. Tuy nhiên, đó vẫn là thực phẩm chứa carbohydrate có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Khi bạn ăn, hệ tiêu hóa sẽ phân hủy carbohydrate thành đường, sau đó đi vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể sẽ giải phóng insulin để các tế bào hấp thụ lượng đường trong máu, tạo năng lượng hoặc dự trữ.
Hàm lượng chất xơ của một loại bánh mì càng ít thì chỉ số đường huyết càng cao. Bạn có thể ăn bánh mì với chất béo lành mạnh hoặc protein nạc để làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Hướng dẫn bạn cách ăn bánh mì tốt cho sức khỏe
Để quá trình sử dụng bánh mì không gây hại cho sức khoẻ, tốt hơn hết bạn nên có cách sử dụng bánh mì đúng:
– Không nên ăn bánh mì quá thường xuyên, nên ăn cách bữa.
– Kết hợp với nhiều thực phẩm khác khi ăn bánh mì để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
– Chỉ nên dùng bánh mì vào bữa sáng, bữa ăn nhẹ, không ăn bánh mì thay cơm cơm. Gluten trong bánh mì nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ khiến bạn bị nghiện bánh mì
– Nên chọn những mẻ bánh mì mới làm, mới ra lò.