Bánh mì từ xa xưa vẫn luôn là thực phẩm yêu thích của người dân Việt và thường được quan niệm gây béo phì tăng cân. Vậy thực tế, ăn bánh mì có béo không? 1 ổ bánh mì bao nhiêu calo? Cùng tìm hiểu ngay qua những nội dung giá trị dưới đây!
I – Ăn bánh mì có béo không?
Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng thừa cân béo phì là do sự bất cân đối trong chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, do nguồn năng lượng calo (calories) nạp vào cơ thể lớn, vượt mức cho phép so với năng lượng calo tiêu hao.
Vì vậy, thực tế bánh mì không phải là “thủ phạm” gây tăng cân mà là do cách sử dụng bánh mì không hợp lý trong liều lượng và tần suất.
Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng tinh bột, vitamin B, chất xơ và carbohydrate có trong một số loại bánh mì đen, nâu nguyên cám còn có khả năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cụ thể, những thành phần ở trên sẽ giúp ức chế cơn thèm ăn vặt, kích thích quá trình trao đổi chất, đốt cháy năng lượng calo, tinh bột dư thừa. Qua đó, chỉ số cân nặng sẽ được giảm bớt.
Xem thêm: Top 10 cách giảm mỡ mặt hiệu quả cấp tốc trong 3 ngày
II – 1 ổ bánh mì bao nhiêu calo?
Tùy thuộc vào loại bánh mì mà giá trị calo sẽ khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng một ổ bánh mì thông thường (không chứa nhân) sẽ chứa khoảng 80 calo với hơn 10% protein, 3% sắt, 5% vitamin B còn lại là tinh bột và carbohydrate.
III – Các bánh mì có lợi cho sức khỏe, giảm cân hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, mỗi loại bánh mì sẽ có bảng thành phần dinh dưỡng, giá trị calo riêng biệt. Dưới đây là chọn lọc một số loại bánh mì có lợi cho sức khỏe, thích hợp cho người ăn kiêng giảm cân:
- Bánh mì đen:
Đây là loại bánh mì đen với 100% thành phần được làm từ lúa mạch thiên nhiên, chứa hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều lần các loại bánh mì gối truyền thống
Theo nhiều nhà khoa học, bánh mì đen có tác dụng giảm cân mạnh nhất và tồn tại lượng kcal ít hơn 20% bánh mì thường.
- Bánh mì Ezekiel:
Thành phần chủ chốt của bánh này là mầm ngũ cốc đậu nành và hạt kê. Cả hai nguyên liệu này đều được chứng minh rất tốt cho sức khỏe, giảm lượng đường, tăng năng lượng cho cơ thể nhưng đảm bảo không gây hiện tượng tích tụ calo, mỡ dư.
- Bánh mì nguyên cám:
Sở hữu nguyên liệu chính là hạt lúa mạch nguyên cám nên loại bánh mì này lưu giữ tối đa dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ.
Do đó, bánh mì nguyên cám thường được ứng dụng trong thực đơn ăn kiêng dành cho người giảm cân, người mắc bệnh lý về rối loạn tiêu hóa.
- Bánh mì hạt lanh:
Khác với những loại trên, bánh mì hạt lanh được bổ sung thêm nguyên liệu là bột lanh xay nhỏ nên chứa thêm một số chất dinh dưỡng như selen, mangan,…
Những chất này đã qua chứng minh ức chế sự thèm ăn, giúp cơ thể no lâu hơn, hỗ trợ đào thải lượng đường dư thừa trong máu, cơ thể.
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt:
Đây là loại bánh mì được bắt nguồn từ Phát với sự pha trộn tinh tế giữa bột mì và 9 loại ngũ cốc dinh dưỡng.
Mặc dù có sự phong phú về nguyên liệu nhưng loại bánh mì này rất thích hợp với người mập béo muốn giảm cân.
Bởi vì ngũ cốc nguyên hạt sẽ có khả năng kích thích đốt cháy mỡ dư, hỗ trợ chuyển đổi hàm lượng đường, tinh bột dư thừa thành năng lượng nuôi sống cơ thể.
- Một số loại khác:
Bên cạnh đó, một số loại bánh mì cũng có tác dụng tiêu mỡ tăng cơ bạn có thể sử dụng luân chuyển đó là bánh mì ngũ cốc, bánh mì gối đen,….
IV – Cách ăn bánh mì đúng cách để giảm cân
Với những lợi ích giảm béo, hỗ trợ một số bệnh lý về táo bón, dạ dày chắc hẳn vấn đề ăn bánh mì có tốt không? có giúp giảm cân? sẽ không khiến bạn phải suy nghĩ nữa.
Tuy nhiên, để hướng dẫn chế độ ăn bánh mì đem lại hiệu quả cao cho người mập, béo phì dưới đây là thực đơn giảm cân với bánh mì đen trong 3 ngày bạn cần biết:
➣ Ngày thứ nhất:
- Buổi sáng: 2 lát bánh mì ruốc đen + 1 quả trứng ốp la
- Buổi trưa: 1 con cá rán + 1 khẩu phần rau + nửa bát gạo lứt
- Buổi tối: 1 đĩa salad rau + 200gram thịt nạc luộc
➣ Ngày thứ hai:
- Buổi sáng: 1 ổ bánh mì nguyên cám + rau củ
- Buổi trưa: 200gram tôm luộc + nửa chén cơm gạo lứt + 1 khẩu phần rau củ luộc
- Buổi tối: 1 lát bánh mì đen + rau + 1 quả trứng gà luộc chín
➣ Ngày thứ ba:
- Buổi sáng: 1 bánh mì ngũ cốc + 1 cốc sữa tươi không đường
- Buổi trưa: nửa chén cơm gạo lứt + 1 khoanh cá + nấm luộc
- Buổi tối: 1 bát canh rau bí thịt + 1 quả táo
Xem thêm: 3 thực đơn giảm cân trong 7 ngày khoa học đánh bay mỡ hiệu …
V – Những lưu ý khi giảm cân bằng bánh mì
Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cân nặng cân bằng, bạn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
1/ Buổi sáng (tối) ăn bánh mì có béo không?
Theo nghiên cứu, thời điểm thích hợp để cơ thể hấp thụ dưỡng chất và bổ sung năng lượng cho một ngày dài là bữa sáng.
Do đó, bạn nên ăn bánh mì vào buổi sáng và một số bữa ăn phụ trong ngày. Không những không gây béo mà bổ sung vào bữa sáng sẽ giúp tăng chất xơ, no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn.
Bên cạnh đó, bạn không nên ăn bánh mì vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi nếu bổ sung tinh bột sẽ khiến cơ thể dễ tích tụ calo, mỡ dư thừa.
2/ Số lượng vừa đủ
Khoa học đã chỉ ra, số lượng bánh mì tối đa cho một ngày đối với nữ giới là 6 lát và nam giới là 10 lát. Hơn nữa, nếu mục đính chính là giảm béo, tiêu mỡ bạn chỉ nên chọn các loại bánh mì đen, có thành phần chủ yếu là lúa mạch.
Để giúp đỡ ngán bạn có thể kết hợp với một số thực phẩm giàu đạm như thịt bò, rau sống,….
3/ Các loại bánh mì gây mập cần tránh
Thực tế đã chứng minh ăn bánh mì đúng cách sẽ không gây béo. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các loại bánh mì sau do chứa thêm nhiều dưỡng chất từ bơ, đường, đạm quá lớn sẽ gây nên hiện tượng dư cân béo phì.
- Bánh mì ngọt
- Bánh mì trắng chấm sữa
- Bánh mì Sandwich
- Bánh mì pate
4/ Cần kết hợp ăn kiêng, tập luyện
Bên cạnh đó, đối với một số mong muốn ăn bánh mì giảm cân, bạn cần xây dựng chế độ ăn kiêng và tập luyện khoa học trong một thời gian dài.
Vì như đã phân tích ở mục I, cách kiểm soát cân nặng tốt nhất là cân bằng lượng calo hấp thụ và tiêu hao.
VI – Cách giảm cân cấp tốc không lo ăn kiêng
Tóm lại, ăn bánh mì có béo không sẽ phụ thuộc vào loại bánh mì và chính chế độ ăn uống của người thực hiện. Việc cân bằng chế độ ăn và tập luyện sẽ hỗ trợ giảm béo, kiểm soát cân nặng tuy nhiên sẽ cần phải duy trì thời gian dài và hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.