Hệ thống âm thanh vòm nổi bật với khả năng mang đến trải nghiệm không gian âm thanh chân thật và sống động. Vậy âm thanh vòm là gì, có nguyên lý hoạt động, ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Âm thanh vòm (Surround Sound) là hệ thống loa được trang bị kỹ thuật giúp âm thanh có độ trung thực và chiều sâu hơn. Nhờ đó, người dùng được tận hưởng âm thanh sống động, rõ nét nhất.
Âm thanh vòm được hãng phim Disney ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1940. Cụ thể, trong bộ phim hoạt hình Fantasia của Disney, người xem có thể cảm nhận âm thanh chân thực của những chú ong đang bay từ bất kỳ vị trí nào trong rạp.
Hiệu ứng âm thanh vòm giúp bạn có thể nghe âm thanh phát ra từ nhiều phía một cách sống động, rõ nét.
Âm thanh vòm hoạt động dựa trên những cách sau đây:
– Ứng dụng kỹ thuật ghi âm thanh vòm: Đây là cách ghi lại âm thanh phía trước và phía sau hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng.
– Phương pháp bản địa hóa âm thanh: Áp dụng kỹ thuật mô phỏng trường âm thanh 2 chiều (2-D) bằng tai nghe.
– Dựa trên nguyên tắc của Huygens: Đây là cách thức tổng hợp trường sóng (WFS) từ nhiều loa có công suất lớn nhằm tạo ra trường âm thanh có trường sóng lỗi đồng đều trên toàn khu vực.
– Sử dụng 3 micro: Phương thức ghi âm Double MS sử dụng 1 micro phía trước, 1 micro phía bên cạnh và 1 micro nằm phía sau.
Bên cạnh tìm hiểu âm thanh vòm là gì, nhiều người cũng quan tâm đến việc ứng dụng kỹ thuật này vào những lĩnh vực nào. Với khả năng tạo ra môi trường âm thanh sống động, hệ thống âm thanh vòm được ứng dụng vào việc sản xuất phim điện ảnh, nhạc phim. Kết hợp sử ứng dụng kỹ thuật âm thanh đa kênh để tạo ra âm thanh của thiên nhiên, ngôn ngữ, âm nhạc,… Ngoài ra, âm thanh vòm cũng được sử dụng trong các buổi biểu diễn âm nhạc ngoài trời, tại nhà hát, rạp chiếu phim hoặc xem phim tại nhà.
Hệ thống âm thanh vòm đáp ứng nhu cầu xem phim thú vị với gia đình ngay tại nhà.
Cách bố trí loa phụ thuộc vào từng hệ thống âm thanh vòm khác nhau. Dù vậy, hệ thống âm thanh vòm hoàn chỉnh thường sử dụng các loại loa sau đây:
+ Loa siêu trầm: Loại loa này có khả năng tạo nên những âm bass với dải tần số từ 3Hz đến 120Hz. Loa siêu trầm mang đến trải nghiệm âm thanh sống động, đặc biệt là có thể tạo ra những chuyển động âm thanh trên sàn nhà.
+ Loa trung tâm: Loại loa này có kích thước lớn và đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống.
+ Loa vệ tinh: Đây là loại loa được đặt ở vị trí bên trái hoặc bên phải của căn phòng. Loa vệ tinh có tần số âm thanh trong khoảng 20Hz – 20000Hz.
+ Equalizer hoặc Mixer: Đây là một thiết bị cân bằng nằm bên trong PC, máy thu âm với vai trò hỗ trợ tăng cường hiệu suất khuếch đại âm thanh.
Trong quá trình tìm hiểu âm thanh vòm là gì, người dùng cũng quan tâm đến các định dạng của hệ thống này. Theo đó, có một số định dạng nổi bật như:
+ Định dạng Dolby Digital: Đây là định dạng được sử dụng phổ biến trong quá trình tạo DVD cho các kênh truyền hình kỹ thuật số và phim cao cấp. Với định dạng Dolby Digital, mỗi loa tích hợp 6 kênh độc lập, trong đó bao gồm loa trung tâm, loa hai bên trái có 5 kênh độc lập và loa siêu trầm có 1 kênh.
+ Định dạng Dolby Pro Logic: Định dạng này được sử dụng ở những năm 90 của thế kỷ 20 và đến nay vẫn được dùng cho việc phát sóng TV hoặc analog. Ở định dạng Dolby Pro Logic, có 4 kênh bao gồm 2 kênh độc lập (sử dụng 2 loại trước bên trái và phải) và 2 kênh ma trận (dùng loa trung tâm và 2 loa vòng).
Hiện nay, định dạng Dolby Pro Logic được sử dụng phục vụ việc phát sóng TV hoặc analog.
+ Định dạng THX: Được sử dụng phổ biến trong rạp chiếu phim tại gia.
+ Định dạng Digital Theatre System: Đây là định dạng cho phép mỗi loa có kênh độc lập mang đến chất lượng âm thanh tốt hơn định dạng Dolby Digital. Định dạng Digital Theatre System thường được sử dụng trong rạp chiếu phim DVD.
Sau khi đã tìm hiểu âm thanh vòm là gì, bạn có thể tham khảo một số hệ thống loa sử dụng hệ thống âm thanh này:
Hệ thống này được trang bị 2 loa vệ tinh đặt ở 2 bên, cùng với 1 loa siêu trầm. Trong đó, loa siêu trầm có khả năng xử lý âm thanh bass (siêu trầm) nhằm cho người dùng tận thưởng âm thanh trọn vẹn.
Dù vậy, hệ thống 2.1 chỉ là dạng stereo (âm thanh nổi) với số lượng loa ít nên không thể tạo âm thanh ấn tượng như các dàn karaoke gia đình.
Hệ thống âm thanh vòm 5.1 sở hữu nhiều điểm nổi trội hơn hệ thống âm thanh 2.1. Theo đó, hệ thống này có 6 loa với: 1 loa trung tâm hỗ trợ tạo âm thanh, phát ra giọng nói, lời thoại của nhân vật, 2 loa trước giúp phát âm thanh ra 2 bên trái và phải. Cùng với 2 loa vòng hỗ trợ tạo các âm thanh như tiếng chim, vỗ tay, bước chân và 1 loa siêu trầm giữ vai trò phát âm thanh có tần suất trong khoảng 20-200Hz.
Hệ thống âm thanh vòm 5.1 gồm 6 loa được bố trí ở giữa và hai bên trái, phải của không gian giúp người dùng tận hưởng âm thanh có độ chân thực cao.
Bên cạnh hệ thống âm thanh 2.1 và 5.1, còn có các hệ thống âm thanh khác như 6.1 (gồm 6 loa và 1 loa siêu trầm), 7.1 (7 loa và 1 loa siêu trầm),… Theo đó, bạn nên chọn số lượng và loại loa phù hợp với kích thước của căn phòng để có chất lượng âm thanh hài hòa, ấn tượng.
Các thiết bị loa hiện tại có được trang bị âm thanh vòm không?
Các thiết bị loa hiện tại không được tích hợp hiệu ứng âm thanh vòm. Tuy các sản phẩm trong phân khúc cao cấp và cận cao cấp có tính năng Dolby Atmos mang đến khả năng mô phỏng âm thanh vòm nhưng không thật sự hiệu quả. Vì các thiết bị này chỉ tạo âm thanh dội vào tường và phản lại ngay tức thì, không có hiệu ứng âm thanh vòm 360 độ xung quanh người nghe.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết âm thanh vòm là gì, hoạt động ra sao và ứng dụng như thế nào. Hy vọng qua đây có thể giúp bạn lựa chọn được hệ thống âm thanh phù hợp với nhu cầu nhé!