Trạng từ (Adverb) – Định nghĩa, phân loại, cách dùng

Trạng từ (Adverb) là một trong những phần từ loại dài và phức tạp nhất, vì có không dưới 5 loại trạng từ với ý nghĩa và cách dùng khác nhau. Các loại của trạng từ được dùng rất phổ biến trong các kì thi quốc tế, đặc biệt là kì thi TOEIC. Để hỗ trợ các bạn thành công chinh phục kì thi TOEIC, hôm nay Ms.Thanh sẽ hệ thống lại toàn bộ từng loại của trạng từ tiếng Anh kèm theo ví dụ chi tiết và hình ảnh minh họa, giúp các bạn hiểu rõ & dễ dàng ghi nhớ nhé!

A – ĐỊNH NGHĨA

Trạng từ (adverb), hay còn gọi là phó từ, là những từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu..

Trạng từ thường đứng trước từ hay mệnh đề mà nó cần bổ nghĩa. Nhưng cũng tùy trường hợp câu nói mà ngưới ta có thể đặt nó đứng sau hay cuối câu.

B – PHÂN LOẠI TRẠNG TỪ.

Trạng từ có thể được phân loại theo ý nghĩa hoặc theo vị trí của chúng trong câu. Tuỳ theo ý nghĩa chúng diễn tả, trạng từ có thể được phân loại thành:

1. Trạng từ chỉ cách thức (manner):

– Diễn tả cách thức một hành động được thực hiện ra sao? (một cách nhanh chóng, chậm chạp, hay lười biếng …)

– Chúng có thể để trả lời các câu hỏi với How?

Ví dụ:

He runs fast She dances badly I can sing very well

>>> Chú ý: Vị trí của trạng từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ (nếu như có tân ngữ).

Ví dụ:

She speaks well English. [không đúng] She speaks English well. [đúng] I can play well the guitar. [không đúng] I can play the guitar well. [đúng]

2. Trạng từ chỉ thời gian (Time):

– Diễn tả thời gian hành động được thực hiện (sáng nay, hôm nay, hôm qua, tuần trước …).

– Chúng có thể được dùng để trả lời với câu hỏi WHEN? When do you want to do it? (Khi nào?)

– Các trạng từ chỉ thời gian thường được đặt ở cuối câu (vị trí thông thường) hoặc vị trí đầu câu (vị trí nhấn mạnh)

Ví dụ:

I want to do the exercise now! She came yesterday. Last Monday, we took the final exams.

3. Trạng từ chỉ tần suất (Frequency):

– Diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động (thỉng thoảng, thường thường, luôn luôn, ít khi ..).

– Chúng được dùng để trả lời câu hỏi HOW OFTEN? – How often do you visit your grandmother? (có thường …..?) và được đặt sau động từ “to be” hoặc trước động từ chính:

Ví dụ:

John is always on time He seldom works hard.

4. Trạng từ chỉ nơi chốn (Place):

– Diễn tả hành động diễn tả nơi nào , ở đâu hoặc gần xa thế nào.

– Chúng dùng để trả lời cho câu hỏi WHERE? Các trạng từ nơi chốn thông dụng là here, there ,out, away, everywhere, somewhere…

Ví dụ:

I am standing here She went out.

5. Trạng từ chỉ mức độ (Grade):

– Diễn tả mức độ (khá, nhiều, ít, quá..) của một tính chất hoặc đặc tính; chúng đi trước tính từ hoặc trạng từ mà chúng bổ nghĩa:

Ví dụ:

This food is very bad. She speaks English too quickly for me to follow. She can dance very beautifully.

Tham Khảo Thêm:  So sánh là gì? Các kiểu so sánh? Lấy ví dụ về phép so sánh?

2.6. Trạng từ chỉ số lượng (Quantity): Diễn tả số lượng (ít hoặc nhiều, một, hai … lần…) Ví dụ: My children study rather little The champion has won the prize twice.

7. Trạng từ nghi vấn (Questions):

– Là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hỏi, gồm: When, where, why, how:

Ví dụ:

When are you going to take it? Why didn’t you go to school yesterday?

8. Trạng từ liên hệ (Relation):

– Là những trạng từ dùng để nối hai mệnh đề với nhau.

– Chúng có thể diễn tả địa điểm (where), thời gian (when) hoặc lí do (why):

Ví dụ:

I remember the day when I met her on the beach. This is the room where I was born.

C – Trạng từ và tính từ có chung cách viết/đọc.

Nhiều tính từ và trạng từ trong tiếng Anh có chữ viết tương tự – tức là tính từ cũng là trạng từ và ngược lại, tuy nhiên chúng ta phải dựa vào cấu trúc và vị trí của chúng để xác định xem đâu là tính từ và đâu là trạng từ.

Ví dụ: A hard worker works very hard. A late student arrived late.

Chú ý: Mộ số tính và trạng từ có cách viết và đọc giống nhau: ADJECTIVES ——ADVERBS

Fast —————- fast only—————- only late—————- late pretty—————- pretty right—————- right short—————- short sound—————- sound hard—————- hard fair—————- fair even—————- even cheap—————- cheap early—————- early much—————- much little—————- little

D. CÁCH HÌNH THÀNH TRẠNG TỪ

1/ Adj + ly Hầu hết những trạng từ cách thức được thành lập bằng cách thêm -ly vào tính từ

Ví dụ:

clever – cleverly kind – kindly bad – badly wise – wisely

2/ Một số trạng từ được thành lập bằng cách thêm hậu tố hoặc tiền tố vào danh từ a) Noun + -ly – He comes here daily/weekly/monthly. => Anh ấy đến đây hàng ngày/ hàng tuần/ hàng giờ b) Noun + -ways/ – wards/ -wise – The path was so narrow we had to walk sidewards => Đường quá hẹp chúng tôi phải đi về một bên – He went backwards/ forwards/ homewards => Nó đi lui/ đi tới/ trở về nhà – He sat with legs crosswise => Nó ngồi bắt chéo chân c) a- + noun ahead (trước, lên trước), abroad (ra nước ngoài, khắp nơi), aloft (cao, ở trên cao), ashore (trên bờ), asleep (ngủ) d) in-/out + noun indoors (ở trong nhà), inside (trong, ở trong), outdoors (ở ngoài trời), outside (ở phía ngoài)

3/ Trạng từ ghép:

– Một số trạng từ được thành lập bằng cách kết hợp hai, ba từ: However (dù thế nào), otherwise (khác, cách khác), anywhere (ở đâu, bất cứ nơi đâu), nothingwithstanding (ấy thế mà, tuy nhiên),…

4/ Trạng từ + trạng từ:

– Hai từ cũng có thể kết hợp bằng liên từ and như: Again and again (lặp đi lặp lại), far and near (khắp nơi), now and then (thỉnh thoảng), by and by (chẳng mấy chốc), over and over (lặp đi lặp lại), now and again (thỉnh thoảng)

5/ Trạng từ và tính từ có cùng hình thức: a) Nghĩa giống nhau Adjective – Adverb – This is the back door => Stand back (phía sau) – He is fast runner => He runs fast (nhanh) – We have enough bread => Do you try enough ? (đủ) – It is a straight road => It runs straight for miles (trước) b) Nghĩa khác nhau Adjective: – A pretty girl (Một cô gái xinh đẹp) – A short journey (Một cuộc hành trình ngắn) Adverb – She is pretty well (Cô ấy khá khoẻ mạnh) – The car stopped short (Chiếc xe dừng lại bất thình lình)

Tham Khảo Thêm:  ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN ỨNG VIÊN

E – VỊ TRÍ CỦA TRẠNG TỪ – Trạng từ bổ nghĩa cho từ loại nào thì phải đứng gần từ loại ấy. Quy tắc này thường được gọi là Quy tắc “cận kề”.

Ví dụ: She often says she visits her grandmother. (Often bổ nghĩa cho “says”)

She says he often visits her grandmother. (Often bổ nghĩa cho “visits”)

– Trạng từ chỉ thời gian trong tình huống bình thường nên đặt nó ở cuối câu (như vậy rất khác với tiếng Việt Nam ).

Ví dụ:

We visited our grandmother yesterday. I took the exams last week.

– Trạng từ không được đặt/dùng giữa Động từ và Tân ngữ:

Ví dụ:

He speaks English slowly. He speaks English very fluently.

– Một khi có nhiều trạng từ trong một câu, vị trí của trạng từ nằm ở cuối câu sẽ có thứ tự ưu tiên như sau: [ Nơi chốn – Cách thức – Tần suất – Thời gian]

1/ Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of time)

– Trang từ chỉ thời gian xác định (today, yesterday,…) và các trạng từ afterwards,eventually, lately… thường đứng ở đầu hoặc cuối mệnh đề

Ví dụ:

Eventually he won./ He won eventually. Cuối cùng anh ấy đã thắng.

Then we walked home./ We walked home then. Rồi chúng tôi đi bộ về nhà.

– Đứng cuối câu: before, early, immediately, late.

Ví dụ:

He came late. Anh ấy đến trễ.

– Now, Then,Recently, Once: có 3 vị trí

Ví dụ:

(Now) he’s (now) living in New York (now). Giờ anh ấy đang sống ở New York.

(Then) he (then) went home (then). Rồi ông ta về nhà.

(Recently) they (recently) had an accident (recently). Họ vừa mới gặp tai nạn.

(Once) we (once) owned an Alsatian dog (once). Một lần chúng tôi có một con chó giống Alsace.

– Yet (chưa) thường được cuối câu. Nhưng nếu túc từ dài thì yet đứng sau NOT.

Ví dụ:

He hasn’t finished (his breakfast) yet. Anh ấy chưa ăn sáng xong.

He hasn’t yet applied for the job we told him about. Anh ấy chưa nộp đơn xin vào vị trí công việc mà chúng tôi đã nói với anh ấy.

– Still (vẫn còn) đặt sau Be và trước các động từ khác.

Ví dụ:

She is still in bed. Cô ta vẫn còn trên giường.

– Just đứng giữa một thì kép:

Ví dụ:

I’m just coming. Tôi sẽ đến ngay.

He has just gone out. Anh ấy vừa mới ra ngoài.

– Soon

+ Đứng giữa câu nếu có nghĩa là “sớm hơn người ta tưởng”.

Ví dụ: We’ll soon be there. Chúng tôi sẽ đến sớm

We soon saw the difference. Chẳng bao lâu sau chúng tôi đã thấy sự khác biệt.

+ Đứng cuối câu nếu có nghĩa là “sớm, mau chóng”.

Ví dụ:

He’ll be back soon. Anh ấy sẽ về ngay.

I’m going to London soon. Tôi sắp đi Luân Đôn.

– Since (từ khi) và ever since (mãi từ đó), được dùng với các thì hoàn thành. Since có thể đứng sau trợ động từ hay ở vị trí cuối sau một động từ ở phủ định hay nghi vấn. Ever since (trạng từ) đứng ở vị trí cuối.

Ví dụ:

He’s been in bed since his accident. Anh ấy ở trên giường từ lúc bị tai nạn đến giờ.

Tham Khảo Thêm:  Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

2/ Trạng từ chỉ sự thường xuyên/tần suất (Adverb of frequency)

– Sau thì đơn giản của TO BE, trợ động từ.

Ví dụ:

Your hands are still dirty. Tay con vẫn còn bẩn.

He is always modest about his achievements. Anh ấy luôn khiêm tốn về những thành tựu của mình.

I have never been abroad. Tôi chả bao giờ ra nước ngoài.

You should always check your oil before starting. Bạn nên luôn luôn kiểm tra dầu nhớt trước khi khởi hành.

– Trước thì đơn giản của tất cả các động từ khác.

Ví dụ:

I continually have to remind him of his family. Tôi phải liên tục nhắc hắn nhớ đến gia đình hắn.

He sometimes writes to me. Thỉnh thoảng anh ta có viết thư cho tôi.

– Đôi khi đứng đầu hoặc cuối câu

Ví dụ:

Occasionally I tray to write poem. Đôi khi tôi cố làm thơ.

Do you come here often? Anh có thường đến đây không?

Lưu ý: * Trạng từ tần suất đứng trước động từ trong câu nói vắn tắt.

Ví dụ:

Can you park your car near the shops? – Yes, I usually can. Anh có thể đậu xe gần cửa không? – Có, tôi thường có thể đậu.

Are you ready? – I always am. Sẵn sàng chưa? – Lúc nào cũng sẵn sàng.

* Đứng trước TO BE hay trợ động từ để nhấn mạnh nó.

Ví dụ:

I never can remember. Chẳng bao giờ tôi có thể nhớ được.

She hardly ever has met him. Nàng chưa hề gặp hắn.

3/ Trạng từ chỉ mức độ (Adverb of degree)

– Bổ nghĩa cho động từ

+ Đứng trước quá khứ phân từ trong thể bị động

Ví dụ:

It’s been well designed. Nó được thiết kế đẹp mắt.

The wall was very badly built. Bức tường đã được xây rất tệ.

+ Đứng cuối câu: well, much, badly, considerably, a bit, a little…

Ví dụ: You’ve organized that well. Anh đã tổ chức giỏi.

She sings very well. Cô ta ca rất hay.

Lưu ý: Much có thể đứng ở giữa, một mình hay có very. Nhưng phải dùng VERY MUCHtrước LIKE.

+ Phó từ luôn đứng giữa câu: nearly, almost, quite, hardly, scarcely…

Ví dụ: I can hardly lift this bag. Tôi khó mà nhấc nổi cái bao này.

He can scarcely have said so. Chắc là anh ấy đã không nói như thế.

– Bổ nghĩa cho tính từ hay danh từ: Trạng từ bổ nghĩa cho từ nào thì đứng trước từ ấy.

Ví dụ:

The story is totally false. Câu chuyện hoàn toàn bịa đặt.

It’s rather a shame. Điều đó hơi xấu hổ đây.

– Nhiều phó từ có nghĩa giống nhau nhưng được dùng với ý tán thưởng (Fairy, quite, entirely) hoặc chê bai (rather, completely, utterly, a bit, a little).

Ví dụ:

He is fairly clever. Nó khá thông mình.

She’s entirely satisfied. Cô ấy hoàn toàn thỏa mãn.

It’s rather cold today. Hôm nay trời khá lạnh. (và tôi không thích cái thời tiết lạnh này).

She’s completely/utterly dissatisfied. Cô ấy hoàn toàn bất mãn.

————

Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Nếu các bạn cần được tư vấn, các bạn có thể gọi ngay số hotline 0912. 863.219 hoặc inbox vào facebook page Ms.Thanh’s Toeic theo link bên dưới nhé!

————-

Ms.Thanh’s Toeic

Địa chỉ: 64/11/2 Nguyễn Khoái, phường 2, quận 4

Các khóa học hiện tại: http://msthanhtoeic.vn/courses/khoa-hoc/

Lịch khai giảng các khóa học trong tháng: http://msthanhtoeic.vn/category/lich-khai-giang/

Facebook: www.facebook.com/msthanhtoeic

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP