Đo điện cơ (EMG) là gì? | PK BV Đại học Y Dược 1

Đo điện cơ (EMG) là gì? | PK BV Đại học Y Dược 1

Đo điện cơ (EMG) đo hoạt động điện của cơ và các dây thần kinh chi phối cơ, nhằm phát hiện, xác định vị trí và mức độ của các bệnh gây tổn thương dây thần kinh và cơ bị ảnh hưởng.

Đo điện cơ (EMG) đánh giá chức năng của đơn vị vận động

1. Đo điện cơ là gì?

Cơ đảm nhiệm chức năng vận động và hỗ trợ cơ xương. Những sợi cơ kết hợp với các sợi trục neuron thần kinh vận động tạo thành một đơn vị vận động.

Đo điện cơ (Electromyography, viết tắt: EMG) là phương pháp đo hoạt động điện của cơ và các dây thần kinh chi phối cơ, từ đó giúp chẩn đoán rối loạn chức năng cơ, rối loạn chức năng thần kinh hoặc các vấn đề dẫn truyền thần kinh đến cơ.

Các tế bào thần kinh vận động gửi các tín hiệu kích thích cơ hoạt động làm cơ co lại hoặc thắt chặt. Thông thường có rất ít hoạt động điện khi cơ nghỉ ngơi. Khi co cơ, hoạt động điện bắt đầu xuất hiện. Khi tăng co cơ, hoạt động điện cũng tăng lên. Các tín hiệu này được thể hiện dưới dạng sóng cơ, giúp bác sĩ xác định xem cơ có phản ứng bình thường hay không.

Trong EMG, có hai loại điện cực được sử dụng để ghi điện cơ là điện cực kim và điện cực lá. Trong đó, điện cực kim được công nhận là phương pháp ghi điện cơ tốt hơn để đánh giá chức năng của đơn vị vận động. Vì vậy, thuật ngữ đo điện cơ thường để chỉ phương pháp ghi điện cơ bằng điện cực kim.

Một phương pháp khác để tìm hiểu chức năng của thần kinh và cơ đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCS) bằng cách sử dụng dòng điện ngoại lai kích thích lên điểm vận động của một cơ hoặc kích thích lên dây thần kinh phân bố cho cơ đó. Đo dẫn truyền thần kinh thường được thực hiện cùng lúc với EMG.

Tham Khảo Thêm:  Thông tin cá nhân là gì? Quy định pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân

2. Mục đích của đo điện cơ

Điện cơ đồ cho biết mức độ hoạt động điện xảy ra tại cơ trong trạng thái nghỉ ngơi và co cơ chủ động. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, được sử dụng nhằm mục đích:

– Chẩn đoán phân biệt các tổn thương cơ do thần kinh, do cơ hoặc do các bệnh lý khác.

– Xác định các cơ tổn thương để điều trị chứng co cứng cơ.

– Chẩn đoán xác định vùng tổn thương trong hệ thần kinh và tiên lượng bệnh.

– Theo dõi thoái hóa thần kinh sau khi tổn thương.

Đo điện cơ thường được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu của rối loạn thần kinh hoặc cơ như:

– Yếu cơ.

– Cảm giác châm chích ở da.

– Chuột rút, co thắt cơ.

– Co giật cơ không tự chủ.

– Tê liệt bất kỳ cơ nào.

– Một số kiểu đau ở tay hoặc chân.

Kết quả EMG giúp bác sĩ xác định nguyên nhân cơ bản của các triệu chứng này, như:

– Rối loạn cơ (vd: loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ).

– Rối loạn ảnh hưởng đến khả năng kết nối giữa dây thần kinh và cơ (vd: nhược cơ).

– Rối loạn dây thần kinh ngoại biên (vd: hội chứng ống cổ tay, bệnh thần kinh ngoại biên).

– Rối loạn ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động trong não hoặc tủy sống (vd: xơ cứng teo cơ một bên, bại liệt).

– Rối loạn ảnh hưởng đến rễ thần kinh (vd: thoát vị đĩa đệm cột sống).

3. Quy trình đo điện cơ

EMG sử dụng điện cực kim để đo điện cơ

Đo điện cơ thường được chỉ định sau khi bệnh nhân trải qua quá trình khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm máu thường quy. Quy trình đo điện cơ thường quy diễn ra như sau:

a. Trước khi đo điện cơ:

– Bệnh nhân không cần nhịn ăn, nhưng không nên sử dụng đồ uống chứa caffein hoặc hút thuốc trước đó.

Tham Khảo Thêm:  Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?

– Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để thuận tiện cho việc kiểm tra.

– Thông báo cho bác sĩ nếu có sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc dụng cụ điện nào khác trong người.

– Thông báo cho bác sĩ nếu đang điều trị rối loạn đông máu.

b. Trong khi đo điện cơ:

– Sát trùng vị trí sẽ chọc kim trên cơ cần khám.

– Bệnh nhân thả lỏng cơ. Bác sĩ sử dụng một điện cực kim (thường là điện cực kim đồng tâm) đâm xuyên qua da và dừng lại ở lớp bề mặt nông của cơ. Điện cực kim thu nhận hoạt động điện do kim đâm tạo ra.

– Để kim nằm im trong khi cơ thư giãn hoàn toàn để tìm hoạt động điện tự phát của cơ (nếu có).

– Bệnh nhân được yêu cầu chủ động co nhẹ cơ cần khám, trong lúc bác sĩ di chuyển kim về nhiều hướng khác nhau để ghi lại các điện thế đơn vị vận động.

– Bệnh nhân được yêu cầu co cơ tăng dần đến co cơ tối đa để kiểm tra khả năng phản ứng của nhiều đơn vị vận động.

– Các hoạt động điện sẽ được ghi lại, truyền đến bộ khuếch đại tín hiệu và được hiển thị trên màn hình dưới dạng sóng cơ.

Xét nghiệm đo tốc độ dẫn truyền thần kinh có thể được thực hiện trước đo điện cơ. Trong xét nghiệm đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, bác sĩ sẽ gắn một số điện cực lên vùng da cần kiểm tra, thường là khu vực xuất hiện triệu chứng. Các điện cực sẽ giúp đánh giá khả năng kết nối của các tế bào thần kinh vận động với cơ.

Toàn bộ quá trình trên sẽ diễn ra trong 30-60 phút. Trong quá trình này, bệnh nhân cần bình tĩnh phối hợp, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Đo điện cơ có đau không? Có rủi ro gì không?

Đo điện cơ sử dụng một kim đâm vào da nên bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu, đau nhẹ, hoặc chảy một ít máu. Ngoài ra, có thể bị bầm tím tạm thời, nhưng vết bầm này sẽ mờ dần trong vài ngày. Một số trường hợp hiếm gặp có thể bị ngứa, sưng tấy và nhiễm trùng tại vị trí điện cực. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Tham Khảo Thêm:  Gõ Tiếng Việt

5. Kết quả đo điện cơ có ý nghĩa gì?

Kết quả đo điện cực hỗ trợ chẩn đoán rối loạn thần kinh và cơ

Đo điện cơ chỉ là một xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán, do đó kết quả đo điện cơ cần được xem xét cùng các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác.

Nếu xuất hiện hoạt động điện trong lúc cơ thư giãn, có thể có tình trạng rối loạn cơ, rối loạn ảnh hưởng thần kinh vận động hoặc viêm do chấn thương. Nếu hoạt động điện bất thường trong lúc co cơ, có thể có tình trạng thoát vị đĩa đệm hoặc xơ cứng teo cơ một bên. Kết quả đo điện cơ bất thường có thể xảy ra do một so nguyên nhân sau:

– Tổn thương thần kinh do rượu.

– Xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

– Viêm đám rối thần kinh cánh tay.

– Loạn dưỡng cơ Becker, Duchenne hoặc Facioscapulohumeral.

– Hội chứng ống cổ tay.

– Hội chứng đường hầm.

– Thoái hóa đốt sống cổ.

– Viêm da cơ, viêm đa cơ.

– Liệt chu kỳ có tính chất gia đình.

– Mất điều hòa Friedreich.

– Hội chứng Guilain-Barré

– Hội chứng Lambert-Eaton.

– Bệnh đa dây thần kinh.

– Bệnh đơn dây thần kinh.

– Nhược cơ.

– Rối loạn chức năng thần kinh trung gian xa.

– Rối loạn chức năng thần kinh đùi.

– Rối loạn chức năng thần kinh hướng tâm.

– Rối loạn chức năng thần kinh tọa.

– Hội chứng Shy-Drager.

Đo điện cơ là một xét nghiệm cận lâm sàng hữu ích, kết quả của nó giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh, khớp thần kinh cơ và các cơ. Từ đó, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh cơ hoặc thần kinh hiệu quả.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP