6 loại visa thị thực nhập cảnh Việt Nam phổ biến

6 loại visa thị thực nhập cảnh Việt Nam phổ biến

Với xu hướng phát triển và hội nhập như hiện nay, chính sách xin visa cho người nước ngoài vào Việt Nam cũng không còn nhiều thủ tục khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, chắc chắn bạn sẽ bị từ chối một cách đáng tiếc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về vấn đề này.

Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…

Trong đó có 6 loại visa phổ biến nhất, đó là:

  • Visa du lịch (DL)
  • Visa công tác (DN1 – DN2)
  • Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
  • Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
  • Visa thăm thân TT
  • Visa điện tử (EV)

Visa du lịch

visa-du-lich
Visa du lịch (Hình minh họa)

Một số quy định về visa du lịch cho người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

  • Là loại visa cho phép người nước ngoài được nhập cảnh vì mục đích tham quan, du lịch tại Việt Nam.
  • Có ký hiệu DL, điều này được quy định tại khoản 17, Điều 8 Luật xuất nhập cảnh 2014.
  • Có thời hạn không quá 3 tháng, được quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật xuất nhập cảnh 2014.
  • Visa du lịch 2022 chỉ cho phép người nước ngoài lưu trú liên tục 30 ngày mỗi lần nhập cảnh. Đây là một quy định mới tại khoản 13, Điều 1 Luật xuất nhập cảnh 2019.
  • Visa du lịch sau khi đã lưu trú 30 ngày được xem xét gia hạn

Các cách để xin visa du lịch vào Việt Nam

Dưới đây là 4 cách để xin visa du lịch vào Việt Nam, bao gồm:

  • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
  • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
  • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)
  • Xin visa du lịch thông qua một công ty lữ hành
Tham Khảo Thêm:  Chi phí du lịch Thái Lan tự túc

Visa du học

Visa du học Việt Nam được cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam để học tập.

Điều kiện xin cấp visa du học Việt Nam cho người nước ngoài

Theo Luật xuất nhập cảnh 2014 thì

  • Người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
  • Có cơ quan tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh;
  • Có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam

Thông thường bạn sẽ lấy loại visa này sau khi đến Việt Nam. Bạn có thể vào Việt Nam bằng visa du lịch, sau đó nộp đơn xin thay đổi tình trạng thị thực tại Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam sau khi đăng kí khoá học. Cách đơn giản nhất để xin visa đến Việt nam là sử dụng dịch vụ xin visa của một công ty được cấp phép làm dịch vụ xin visa Việt Nam.

Thời hạn của visa du học Việt Nam:

  • Visa du học Việt Nam cho người nước ngoài có ký hiệu: DH. Thời hạn của visa du học Việt Nam ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại ít nhất là 30 ngày.
  • Thời hạn tối đa của Visa DH là 12 tháng.

Visa công tác tại Việt Nam

Visa công tác. (hình minh họa)

Visa công tác (có 2 dạng là visa doanh nghiệp, hay visa thương mại).

Theo luật mới, loại visa này được phân thành 2 loại nhỏ, bao gồm:

  • Visa DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Visa DN2 -cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại,t hực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cũng giống như visa du lịch, visa công tác Việt Nam được chia làm 4 loại tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú có hiệu lực và số lần nhập cảnh:

Visa công tác được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh, cụ thể gồm có:

  • Visa DN 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa DN 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa DN 3 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa DN 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa DN 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa DN 1 năm nhập cảnh nhiều lần.
Tham Khảo Thêm:  Top trường Đại học hàng đầu thế giới

Tùy vào thời gian công tác tại Việt Nam mà bạn chuẩn bị hồ sơ để xin loại visa phù hợp nhất. Thông thường, visa DN thời hạn ngắn sẽ dễ xin hơn so với visa có thời gian dài và nhập cảnh nhiều lần.

Các cách để xin visa công tác tại Việt Nam

  • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
  • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
  • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)

Visa lao động

visa-lao-dong
Visa lao động (Hình minh họa)

Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam có ký hiệu là LĐ1 và LĐ2, thời hạn tối đa của visa làm việc LĐ là 2 năm.

  • Visa LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giáy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  • Visa LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Xin visa lao động Việt Nam như thế nào?

Để xin visa làm việc tại Việt nam thì:

Bạn phải yêu cầu công ty tại Việt Nam mà bạn sẽ làm việc xin thư chấp thuận visa thị thực lao động tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam;

Sau đó, tùy theo loại công văn chấp thuận thị thực, bạn sẽ đến cơ quan đại diện của Việt nam tại nước ngoài hoặc đến sân bay Việt nam dán tem visa vào hộ chiếu.

Lưu ý:

  • Loại giấy tờ quan trọng nhất để xin visa làm việc tại Việt nam là giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động. Nếu bạn muốn xin loại visa này trong khi bạn không có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động, thì bạn nên xin visa thương mại trước, công ty bảo lãnh cho bạn xin visa thương mại chính là công ty bạn sẽ làm việc. Rồi sau khi có giấy phép lao động, bạn mới xin được visa lao động.
  • Thông thường, bạn không phải nộp Lý lịch tư pháp hoặc Giấy khám sức khỏe khi xin visa lao động tại Việt Nam. Khi xin visa làm việc tại Việt nam, bạn sẽ phải thanh toán 02 loại phí cơ bản, đó là phí xin công văn chấp thuận thị thực và phí dán tem tại Đại sứ quán hoặc sân bay Việt Nam.
Tham Khảo Thêm:  Du học Úc được làm thêm bao nhiêu giờ?

Visa điện tử

Visa điện tử (ký hiệu EV) là loại visa được Cục Xuất nhập cảnh online. Visa điện tử có thời hạn tối đa 30 ngày và người có visa điện tử có thể nhập cảnh Việt Nam qua 1 trong 33 cửa khẩu quy định.

Visa điện tử hiện chỉ được cấp cho công dân 81 quốc gia.

Visa đầu tư

visa-dau-tu
Visa đầu tư. (Hình minh họa)

Visa đầu tư là gì?

Visa đầu tư là 1 loại thị thực Việt Nam, cấp cho người nước ngoài là Nhà đầu tư hoặc người đại diện doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, gọi chung là Nhà đầu tư nước ngoài.

Theo quy định pháp luật của Việt Nam visa đầu tư được ký hiệu là ĐT

Có 4 loại visa đầu tư:

  • Visa ĐT1: thời hạn 10 năm
  • Visa ĐT2: thời hạn 5 năm
  • Visa ĐT3: thời hạn 3 năm
  • Visa ĐT4: thời hạn 1 năm

Lợi ích khi sở hữu visa đầu tư Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài nếu được cấp visa đầu tư Việt Nam sẽ được những lợi ích như:

  • Được lưu trú dài hạn tại Việt Nam theo thời hạn hiệu lực của visa đầu tư;
  • Tiếp tục được gia hạn theo diện visa đầu tư sau khi visa hết hiệu lực;
  • Được làm thẻ tạm trú đầu tư có thời hạn lên đến 10 năm (áp dụng với visa đầu tư ĐT1, ĐT2 và ĐT3).
  • Được bảo lãnh cho vợ/con xin visa thăm thân Việt Nam (áp dụng với visa đầu tư ĐT1, ĐT2 và ĐT3)

Visa thăm thân

visa-tham-than
Visa thăm thân. (Hình minh họa)

Visa thăm thân là gì?

Visa thăm thân Việt Nam là một trong những loại thị thực được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích thăm người thân và gia đình. (được ký hiệu là visa TT)

Đối tượng được cấp visa thăm thân Việt Nam

Theo Luật xuất nhập cảnh số 51/2019/QH14, thị thực thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài được cấp cho các đối tượng dưới đây:

  • Người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam;
  • Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2

Thời hạn của visa Thăm thân

  • Visa thăm thân Việt Nam có thời hạn tối đa 12 tháng.
  • Visa thăm thân Việt Nam sẽ ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Xem thêm >>>

Thủ tục nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam năm 2022

Những nước được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam

——————-

Ban truyền thông Luật Nguyễn

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP