Trong thời đại công nghệ phát triển vũ bão, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải và truyền thụ thông tin. Tại Việt Nam, báo chí không chỉ có vai trò cung cấp tin tức mà còn là công cụ để dẫn dắt và truyền đạt nhiều tư tưởng cũng như chính sách của nhà nước.
Vì lẽ đó, nhu cầu cho nhân sự của ngành báo chí đang ngày một gia tăng. Vậy ngành báo chí học trường nào? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Tổng quan về ngành báo chí
Trước khi tìm hiểu ngành báo chí học trường nào, hãy cùng Glints “nghía” qua một chút về ngành báo chí tại Việt Nam. Những năm gần đây, các cơ quan báo chí trong nước đã phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Tính đến 31/12/2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí, trong đó có 142 báo (Trung ương: 68, địa phương: 74, 112 báo có hoạt động báo điện tử); 612 tạp chí (Trung ương: 520, địa phương: 92, có 98 tạp chí có hoạt động tạp chí điện tử); 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập (09 báo điện tử và 16 tạp chí điện tử).
Cả nước có 72 đơn vị được cấp phép hoạt động phát thanh, truyền hình (Broadcasting) với 02 đài quốc gia (Đài THVN, Đài Tiếng nói Việt Nam), 01 Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, 64 đài địa phương, 05 đơn vị sự nghiệp truyền hình (Truyền hình Nhân dân, Thông tấn) Truyền hình Quốc phòng, Truyền hình Công an nhân dân, Truyền hình Quốc hội) với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình.
Triển vọng của ngành báo chí tại Việt Nam
Cả nước có hơn 41.000 nhân sự làm việc trong lĩnh vực báo chí, trong đó lĩnh vực phát thanh truyền hình là 15.768 người. Hầu hết đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí đều được đào tạo bài bản từ các trường đại học có chuyên ngành đào tạo báo chí như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế và các trường chuyên ngành khác.
Nhìn chung, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp, lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp,… của đội ngũ phóng viên, biên tập viên là yếu tố quan trọng cấu thành văn hoá truyền thông ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Số lượng website báo chí điện tử tăng nhanh khiến hoạt động báo chí ngày càng sôi động. Các cơ quan báo chí đứng trước nhiều thách thức, trước hết là sự cạnh tranh trong khai thác, sử dụng và phổ biến thông tin giữa các cơ quan báo chí với các loại hình truyền thông và giữa cơ quan truyền thông với cơ quan báo chí.
Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển nhưng bên cạnh ý nghĩa tích cực, nó có thể buộc nhiều cơ quan báo chí, truyền thông chạy theo nhu cầu thị hiếu của công chúng bằng mọi cách để giữ chân họ. Và cũng vì lẽ đó, ngành truyền thông báo chí luôn ở trong trạng thái “khát” nhân sự chất lượng cao trong nhiều năm qua. Để lại nhiều khoảng trống cho các bạn trẻ hay sinh viên đầy tiềm năng với đam mê dành cho báo chí.
Đọc thêm: Các Ngành Truyền Thông: Tìm Hiểu Các Ngành Về Communication Và Media
Ngành báo chí học trường nào? Top các cơ sở đào tạo báo chí hàng đầu tại Việt Nam
Vậy ngành báo chí học trường nào ở Việt Nam. Dưới đây là danh sách các cơ sở đào tạo báo chí hàng đầu tại Việt Nam do Glints tổng hợp.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) là một học viện lâu đời và uy tín nhất Việt Nam, chuyên đào tạo lĩnh vực báo chí và truyền thông. Học viện được thành lập năm 1962, nay trực thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ chính của học viện là đào tạo cử nhân, thạc sĩ chính trị Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ Tư tưởng – Văn hóa, Báo chí và Truyền thông. Học viện có trên 255 nhà giáo, cán bộ nghiên cứu, trong đó có 9 giáo sư và phó giáo sư, 152 tiến sĩ, thạc sĩ và 95 giáo viên chính.
Ngoài đội ngũ giảng viên báo chí lành nghề, AJC còn sở hữu nhiều liên kết đào tạo và nghiên cứu với các đại học danh tiếng như Monash và La Trobe ở Úc. Trường cũng nổi tiếng với dàn cựu sinh viên đầy tài năng và nổi tiếng trong ngành như MC Diệp Chi, MC Công Tố và nhiều MC và biên tập viên khác hiện đang công tác tại Đài truyền hình Việt Nam.
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia TPHCM
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia TPHCM là một trong những trường “điểm” của khu vực miền Nam ở lĩnh vực truyền thông, báo chí. Khoa Báo chí của trường nổi tiếng với dàn giảng viên chất lượng đi cùng với chương trình học tiên tiến và luôn được cập nhật theo xu hướng báo chí, truyền thông mới nhất.
Ngoài ra, Khoa còn nhiều hợp tác về mặt chiến lược với Đài truyền hình TPHCM – HTV trong việc tạo môi trường học trực quan và các suất thực tập ưu tiên cho sinh viên trường. Trường cũng rất nổi tiếng với các Câu lạc bộ truyền thông sôi nổi với nhiều thành tích cao trong các cuộc thi về văn nghệ, truyền thông và báo chí như REC Truyền thông và Văn nghệ xung kích.
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội
Là người “anh em” của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia TPHCM, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội cũng là một cơ sở đào tạo nhân sự ngành báo chí chất lượng cao ở khu vực phía Bắc.
Với lịch sử hơn 25 năm hình thành và phát triển, khoa báo chí và truyền thông của trường là nơi quy tụ của rất nhiều giảng viên danh tiếng ở trong và ngoài nước. Trường còn nổi tiếng với tỷ lệ chọi cực kì cao ở khoa báo chí vào mỗi mùa tuyển sinh. Sinh viên ở đây được giảng dạy theo giáo trình tuyên chuẩn, có độ trực quan cao góp phần tạo nên nản tảng vững chắc giúp các bạn dễ dàng phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Đại học Huế
Thuộc hệ thống Đại học quốc gia, Đại học Huế thuộc nhóm các trường đại học hàng đầu Việt Nam và một trong số ít các trường danh tiếng trong lĩnh vực báo chí. Ra đời vào năm 1957, Đại học Huế là nguồn cung cấp nhân lực ngành truyền thông, báo chí chủ lực ở khu vực miền Trung.
Sinh viên theo học Khoa báo chí của Đại học Huế được giảng dạy theo giáo trình tiên tiến và chất lượng nhất. Cùng với đội ngũ giảng viên hàng đầu với nhiều giáo sư tận tâm, sinh viên tốt nghiệp Khoa báo chí của trường luôn được các đài truyền hình và doanh nghiệp truyền thông đánh giá cao.
Đại học Văn hoá Hà Nội
Mặc dù theo sau những tên tuổi nổi tiếng khác ở Hà Nội như Học viện Báo chí và Tuyên truyền hay Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hoá Hà Nội vẫn được nhiều đơn vị báo chí và truyền thông trong nước đánh giá cao ở công tác đào tạo.
Với giáo trình đổi mới từ năm 2015, kết hợp với sự tận tụy và nỗ lực của đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm, sinh viên theo học ngành báo chí tại Đại học Văn hoá Hà Nội được học tập trong môi trường năng động và cực kỳ chuyên nghiệp.
Đại học quốc tế RMIT
Ngoài các trường đại học công lập kể trên, RMIT chính là một cái tên sáng giá khác trong lĩnh vực truyền thông và báo chí. Trường nổi tiếng với ngành học Truyền thông chuyên nghiệp, bộ môn cung cấp nhiều môn học liên quan đến báo chí, tạo tiền đề vững chắc cho nhiều sinh viên theo đuổi nghề nhà báo.
RMIT Việt Nam tập trung vào phương pháp học tập lấy sinh viên làm trung tâm, đặt bạn và nhu cầu học tập của bạn làm trung tâm trong phương pháp giảng dạy của chúng tôi. Phương pháp giảng dạy bao gồm giảng dạy trực tiếp, các lớp học hướng dẫn, hội thảo và hội thảo ngành. Các khóa học tại studio trình bày một cách tiếp cận thực tế để học nơi bạn sẽ thực hiện công việc dự án dựa trên các bản tóm tắt và nghiên cứu điển hình trong thế giới thực.
Kết luận
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu việc ngành báo chí học trường nào và các review chi tiết về các trường Đại học này. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới. Nếu có hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy cùng đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác đến từ Glints nhé!